“Bí quyết” thành công trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tiếp sức cho doanh nghiệp lên sàn thương mại điện tử | |
Quản lý thị trường “xoáy ” vào vi phạm trong thương mại điện tử | |
Gỡ bỏ trên 18.300 sản phẩm, gian hàng vi phạm trên sàn thương mại điện tử |
Sản phẩm xà đơn Khánh Trình bán trên sàn thương mại điện tử Amazon. Ảnh: N.H |
Không ít chông gai
Ông Trịnh Khắc Toàn, Giám đốc khu vực phía Bắc Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, thống kê của Amazon cho thấy, trong năm 2021, số lượng DN vừa và nhỏ của Việt Nam có doanh số 100.000 USD tăng 18% so với năm 2020; số DN có doanh số 500.000 USD tăng 53%; số sản phẩm được bán bởi DN vừa và nhỏ Việt Nam tăng 34%... Điều này cho thấy ngày càng nhiều DN Việt Nam tham gia năng động và tích cực trên nền tảng này.
Bà Vũ Thị Thư, Giám đốc kinh doanh khu vực Hà Nội, sàn thương mại điện tử Tiki đánh giá: không có phương án nào tuyệt đối cho tất cả DN Việt, có trường hợp thử rồi thành công nhưng cũng có trường hợp thử thì thất bại và không phát triển được. Do đó nhà bán hàng cần tìm hiểu quy luật của từng sàn, khi đã bước chân vào thì cần xây dựng cho mình ý chí quyết tâm. Tại Tiki cũng như nhiều sàn thương mại điện tử có học viện bán hàng. Tại đây các DN có thể xem những cách bàn hàng đã thành công và nhận sự tư vấn từ sàn. |
Tuy nhiên, trên thực tế không phải DN nào tham gia thương mại điện tử cũng đạt được thành công.
Là DN chuyên phân phối hàng Việt ra thế giới thông qua nhiều đối tác bán lẻ, trong đó có cả các sàn thương mại điện tử quốc tế như Amazon, ông An Long Nguyễn, Giám đốc Việt Nam LogoZen LLC (Mỹ) chia sẻ những khó khăn, rủi ro khi bán hàng trên các sàn thương mại điện tử quốc tế. Theo đó, với hàng triệu người bán hàng đến từ khắp nơi trên thế giới, các sàn thương mại điện tử quốc tế có sự cạnh tranh rất lớn về giá. Nhất là khi hàng Việt Nam phần lớn là hàng giá trị thấp, chưa có thương hiệu so với thế giới, nên khi bán ra nước ngoài sẽ gặp tình trạng phổ biến là các DN quốc tế bán hàng Việt Nam và DN Việt Nam phải cạnh tranh với chính họ.
Logistics cũng là một vấn đề lớn khi tàu hàng từ Việt Nam không đi thẳng tới Mỹ mà phải qua Trung Quốc. Cùng với đó là khó khăn do việc chuyển tiền phải qua nhiều khâu, tỷ giá bất lợi… Ông An Long Nguyễn cũng lưu ý DN về việc trang bị chuyển đổi số. Như sàn Amazon có công nghệ hiện đại, việc đáp ứng về kỹ thuật là không dễ, nên cần “luyện tập” để hàng hóa ra vào tốt. Bên cạnh đó là các vấn đề khác như bảo vệ thương hiệu, chăm sóc khách hàng khi khách hoàn trả hàng, thanh lý hàng tồn…
Với kinh nghiệm làm việc với các DN xuất nhập khẩu, ông Nguyễn Trọng Tĩnh, Giám đốc Kênh bán hàng và phân phối Ngân hàng DN – Ngân hàng MSB cũng chỉ ra những rủi ro của DN khi tham gia thương mại toàn cầu. Bên cạnh những vấn đề biến động giá cả, thiên tai, chính trị…, nhiều trường hợp người nhập khẩu không nhận hàng, từ chối thanh toán, người chở hàng biến mất, làm hỏng hàng, người giao nhận chứng từ cấu kết người mua rút ruột thay thế bộ chứng từ để đi lấy hàng… Nhiều trường hợp do hạn chế về kiến thức pháp lý, DN có thể xác lập hợp đồng với quyền lợi bất lợi, hoặc sai sót từ khâu soạn hợp đồng, lập chứng từ dẫn đến khả năng chậm hoặc không được thanh toán.
Ông Ngô Khắc Lễ, Trọng tài viên, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) dẫn chứng trường hợp một DN Việt Nam tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới, khi giao dịch chỉ dùng thiết bị điện tử không dây là điện thoại di động. Sau đó DN này bị lừa, đã chuyển tiền nhưng không nhận được hàng. Khi ra nước ngoài, người của DN vẫn có thể liên lạc với bên lừa đảo bằng điện thoại di động. Thậm chí cảnh sát sở tại cũng nói chuyện với kẻ lừa đảo bằng điện thoại di động, nhưng cảnh sát cho rằng họ cũng không biết số điện thoại đó có phải của nước họ hay không. Sau đó DN xem lại hợp đồng và gọi điện thoại theo số trong hợp đồng thì phát hiện số điện thoại bị thiếu một số; các địa chỉ trên hợp đồng đều là địa chỉ ma hoặc là địa chỉ của một đơn vị khác.
Bí quyết thành công
Chia sẻ về hành trình đưa hàng Việt ra thế giới thông qua sàn thương mại điện tử, ông Lê Nguyễn Khánh Trình, Giám đốc Công ty CP Khánh Trình cho biết, năm 2015, ông lựa chọn sàn Alibaba để bán sản phẩm xà đơn xếp của công ty, nhưng không thành công. Nguyên nhân do sản phẩm mới mẻ, chưa có thương hiệu, người mua không biết chất lượng nên khó thuyết phục nhà buôn nước ngoài nhận số lượng lớn. Thêm vào đó, các đơn vị bán sỉ luôn có tâm lý tìm đơn vị giá rẻ và thường so sánh với nhà sản xuất Trung Quốc…
Đến năm 2016, ông Trình tham gia sàn Amazon và thành công nhờ chính sách cho phép người mua nhận lại toàn bộ tiền nếu hàng kém chất lượng, sai mô tả. Điều này thu hút người mua lớn, kể cả thương hiệu mới vì họ tin có đơn vị hỗ trợ quyền lợi. Sau đó, công ty tập trung quảng bá những điểm khác biệt của sản phẩm như chất lượng tốt, thiết kế khác biệt, đã đăng ký sáng chế tại nhiều nước… Sau đó, tìm cách giảm phí vận chuyển bằng cách tìm các dịch vụ và các kho từ quốc gia khác. Đến nay sản phẩm đã được xuất khẩu đến gần 80 nước, doanh thu đạt 3-4 triệu USD mỗi năm.
Công ty của ông Trình là một trong những câu chuyện điển hình về việc vượt qua thất bại ban đầu để đạt được thành công trên thương mại điện tử.
Ông Trịnh Khắc Toàn chỉ ra những bước chuẩn bị giúp nhà bán hàng mới thành công trên Amazon, gồm: định hướng chiến lược sản phẩm, định hướng đến khách hàng tiềm năng ở nước dự định bán hàng; đa dạng hình thức vận chuyển; lên kế hoạch đầu tư quảng cáo; hoạch định kế hoạch kinh doanh trên Amazon và xây dựng thương hiệu, nếu có thương hiệu rồi thì vẫn cần định vị lại thương hiệu tại thị trường mục tiêu. Ông Toàn cũng lưu ý DN cần hiểu rõ các quy định của thị trường mục tiêu ngay từ khi bắt đầu kinh doanh trên Amazon. Điều này sẽ xác định sự thành bại ngay từ đầu của DN khi đưa hàng ra các thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, để tránh những rủi ro, các chuyên gia khuyến cáo DN cần thực hiện các biện pháp thẩm định thông tin đối tác một cách thận trọng, chỉ chọn đơn vị tin cậy có lịch sử thanh toán đúng hạn và nên chia thành nhiều đợt chuyển tiền và kết hợp các phương thức thanh toán khác nhau. Đối với các vấn đề về pháp lý, ông Tĩnh lưu ý các DN nên lập bộ phận chuyên trách hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên sâu về luật pháp quốc tế. Hiện tại nhiều ngân hàng như MSB cũng có đội ngũ chuyên gia tư vấn đối tác xác lập hợp đồng. Giúp khách hàng thiết lập bộ chứng từ cũng như các điều khoản hợp đồng, phương thức thanh toán có lợi cho nhà xuất khẩu.
Ông Ngô Khắc Lễ cũng khuyến nghị các DN phải lưu giữ được các thông tin, văn bản để có thể kiểm tra, đối chiếu khi xảy ra tranh chấp. Thực tế nhiều người dùng zalo, viber lẫn lộn việc chung – riêng, đến khi có tranh chấp không phân tách được. Khi được yêu cầu cung cấp hồ sơ để giải quyết tranh chấp, không lưu lại được các bản các bên đã sử dụng. Đặc biệt, nhiều thông tin trên điện tử có thể tự động xóa khi đối tượng thay đổi. Do đó, cần sao lưu lại các email, đoạn chat ra nhiều nơi để lưu giữ.
Tin liên quan
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
14:16 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
14:09 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
19:57 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Cao Bằng hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại do bão lũ
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
Hải quan Lào Cai ủng hộ đồng bào vùng lũ
Hải quan Quảng Trị quyên góp, ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics