Biến đổi khí hậu thách thức các Chính phủ và doanh nghiệp
Tổng thư ký LHQ cam kết cùng lãnh đạo thế giới ứng phó biến đổi khí hậu | |
BAT Việt Nam phối hợp trồng rừng chống biến đổi khí hậu | |
Việt Nam cần khoảng 6,8% GDP mỗi năm để ứng phó biến đổi khí hậu |
Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tiếp theo của Liên hợp quốc COP28 tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. |
Trong bối cảnh đó, các Chính phủ và doanh nghiệp buộc phải xem xét kỹ hơn các rủi ro tài chính và trách nhiệm pháp lý. Điều này thể hiện rõ ràng nhất tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) ở Ai Cập, nơi các quốc gia đã đạt được thoả thuận mang tính bước ngoặt để thành lập một quỹ giúp các nước nghèo đối phó với những thảm họa mà biến đổi khí hậu gây ra. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán COP27 tại Ai Cập đã không giải quyết được nguyên nhân của những thảm họa đó – nồng độ khí nhà kính ngày càng tăng trong khí quyển.
Tiến độ chậm trong giải quyết bài toán biến đổi khí hậu đã khiến các quốc gia dễ bị tổn thương quyết tâm phê duyệt quỹ tổn thất và thiệt hại - sau 1 năm thời tiết khắc nghiệt, bao gồm các đợt nắng nóng kỷ lục từ Mỹ đến Trung Quốc, các sông băng biến mất ở Ấn Độ và châu Âu, hạn hán kéo dài đẩy hàng triệu người rơi vào nạn đói ở Đông Phi.
Theo công ty mô hình hoá rủi ro RMS, các công ty bảo hiểm cũng “ngấm đòn” khi năm 2022 đã chứng kiến 3 trong số những thảm họa tốn kém nhất trong thập kỷ - lũ lụt kinh hoàng, gây thiệt hại 40 tỷ USD cho Pakistan, một loạt đợt nắng nóng chết người vào mùa Hè gây tổng thiệt hại hơn 10 tỷ USD cho châu Âu và Bão Ian tàn phá 2 tiểu bang Florida và Nam Carolina của Mỹ với thiệt hại 100 tỷ USD.
Quỹ Tổn thất và Thiệt hại cũng đánh dấu một "cuộc đảo chính ngoại giao" của các quốc gia nghèo, sau nhiều thập kỷ Mỹ và châu Âu phản đối vì lo ngại điều đó có thể khiến họ phải chịu trách nhiệm về lượng khí thải lịch sử. Tuy nhiên, các quốc gia đã nhất trí rằng quỹ sẽ rút tiền từ các tổ chức tài chính hiện có chứ không phải các quốc gia giàu có, qua đó giảm bớt những lo ngại về trách nhiệm pháp lý của các nước này.
Trong năm mới, người dân sẽ lo lắng nhiều hơn khi biến đổi khí hậu tiếp tục leo thang và các doanh nghiệp và Chính phủ cũng quan ngại nhiều hơn về trách nhiệm và rủi ro của họ. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ đối mặt với áp lực phải chống chọi với mối đe dọa của biến đổi khí hậu đối với chuỗi cung ứng và hoạt động của họ. Các phòng xử án sẽ chứng kiến nhiều vụ án khí hậu hơn được đệ trình tập trung cả vào việc thách thức Chính phủ các nước tăng cường tham vọng chính sách khí hậu của họ và buộc các tập đoàn phải chịu trách nhiệm về khí thải hoặc các hành vi gian dối của họ.
Vào cuối năm, các quốc gia sẽ gặp lại nhau tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tiếp theo của Liên hợp quốc COP28 tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Họ sẽ chịu thêm áp lực để thấy rằng mục tiêu cắt giảm 50% lượng khí thải vào năm 2030 và giảm xuống bằng 0 vào năm 2050 là con đường duy nhất để kìm hãm sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.
Tin liên quan
Khai mạc Khóa họp lần thứ 56 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
08:33 | 19/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024
09:44 | 17/05/2024 Nhìn ra thế giới
Việt Nam ủng hộ nghị quyết Đại hội đồng về vấn đề thành viên LHQ của Palestine
09:47 | 14/05/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Dấu ấn Obama trong chiến dịch của Kamala Harris
08:19 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua
09:16 | 30/08/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài đảm bảo thủ tục hải quan thông suốt sau bão số 3
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics