Bộ Công Thương “bác” thông tin gà nhập khẩu đẩy giá gà nội chạm đáy
150 nghìn tấn thịt gà ùn ùn về Việt Nam với giá chưa tới 1 USD/kg | |
Vì sao gà Mỹ nhập vào Việt Nam quá “bèo”, chỉ 18.000 đồng/kg? |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Nhập khẩu tăng 46%, giá chưa đến 20.000 đồng/kg
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 215,7 nghìn tấn thịt gà các loại với kim ngạch đạt hơn 186 triệu USD, tăng 49% về lượng và tăng 46% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Thịt gà nhập khẩu tập trung vào hai loại là thịt gà đông lạnh nguyên con và thịt gà đông lạnh đã chặt (mã số HS 020712 và mã số HS 020714), chiếm 98% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt gà.
Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này là 861 USD/tấn, tương đương khoảng 19.800 đồng/kg (chưa tính thuế Nhập khẩu, thuế Giá trị gia tăng, bảo quản kho lạnh...).
Trong khi nhập khẩu thịt gà những tháng đầu năm có xu hướng gia tăng thì giá gà chăn nuôi công nghiệp trong ước lại theo đà tuột dốc.
Bộ Công Thương chỉ rõ: Vào thời điểm ngày 22/10, giá thịt gà công nghiệp (lông trắng, lông mầu) tại các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ - nơi tập trung các trang trại chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn của cả nước ở mức 25.000 - 25.500 đồng/kg, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2018.
Đây là mức giá đã tăng hơn nhiều so với thời điểm giữa tháng 9/2019 (16.000 - 18.000 đồng/kg) - là giai đoạn các hộ chăn nuôi đang ồ ạt bán tháo cắt lỗ gây giá sụt giảm mạnh. Trong khi đó, tại các tỉnh phía Bắc, giá thịt gà nuôi công nghiệp dao động từ 35.000 - 37.000 đồng/kg, giá các loại thịt gà ta vẫn giữ mức giá ổn định, thậm chí nhiều nơi có mức giá tốt.
Giá gà vẫn thấp, cảnh báo không tái đàn ồ ạt
Thời gian qua, có ý kiến cho rằng việc nhập khẩu gà tăng mạnh là một trong những nguyên nhân đẩy giá gà chăn nuôi công nghiệp, đặc biệt là giá gà khu vực Đông Nam Bộ vào tình trạng chạm đáy, người chăn nuôi thua lỗ.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ nhận định: Mức giá gà lông trắng phải đạt tối thiểu 25.000 đồng/kg trở lên, người chăn nuôi mới bắt đầu có lãi.
Thời gian qua, giá giá gà trong nước thấp như vậy là bởi nguồn cung gà nội địa tăng lên khi người dân bỏ lợn nuôi gà, sau khi Dịch tả lợn châu Phi hoành hành tại nhiều địa phương; đồng thời lý do còn đến từ việc thịt gà nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam.
Bác bỏ hoàn toàn quan điểm này, Bộ Công Thương nhấn mạnh: Có thể thấy, việc nhập khẩu thịt gà trong thời gian qua có thể tác động một phần nào nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi trong nước, gây giảm giá thịt gà tại Đông Nam Bộ.
Bộ này dẫn chứng, theo Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, khi dịch tả lợn châu Phi lan rộng, nhiều hộ chăn nuôi lợn ở khu vực Đông Nam Bộ dự báo người tiêu dùng sẽ không ăn thịt lợn, vì vậy đã chuyển sang chăn nuôi gà công nghiệp ồ ạt, làm tăng đàn tự phát, thiếu kiểm soát.
Việc phát triển “nóng” ngành chăn nuôi gà tại khu vực này đã gây sức ép cho các hộ, các cơ sở chăn nuôi bán giảm giá để cắt lỗ, thu hồi vốn. Có thời điểm mỗi tuần, khu vực Đông Nam Bộ cho xuất chuồng đến 2,5 triệu con gà. Đây là những nguyên nhân chính đẩy giá gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ giảm sâu trong thời gian tháng 8 và 9/2019.
Đồng quan điểm với Bộ Công Thương, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) thông tin: Dự kiến, cả năm 2019, sản lượng thịt gà nhập khẩu khoảng 150 nghìn tấn. Thịt có khả năng cạnh tranh thị trường là thịt đùi khoảng 90 nghìn tấn, chiếm 10,37% so với thịt gia cầm, 13,53% so với thịt gà và 30,41% so với thịt gà công nghiệp.
Với số liệu nhập khẩu dự kiến nêu trên (150 nghìn tấn thịt gà nhập khẩu năm 2019-PV), số lượng thịt gà các loại nhập khẩu vào Việt Nam không ảnh hưởng đến thị phần và giá thịt gà trong nước.
Bộ Công Thương nhận định: Từ nay đến cuối năm, giá thịt gà công nghiệp vẫn duy trì ở mức thấp, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Bộ do nguồn cung ứng trong nước vẫn dồi dào.
Bộ này khuyến cáo các hộ, các cơ sở chăn nuôi cân nhắc việc tăng đàn, tránh tự phát, ồ ạt; các địa phương chăn nuôi gà trọng điểm tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền đến các hộ, các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn nhằm kiểm soát tình hình chăn nuôi, đáp ứng đúng quy hoạch, tránh dẫn đến nguồn cung quá lớn, làm giảm giá bán.
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình giá tại thị trường trong nước đối với các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt thịt các loại nhập khẩu, kịp thời có giải pháp phù hợp khi có những diễn biến bất thường về giá hoặc lượng tiêu thụ; đồng thời chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm soát hoạt động vận chuyển, lưu thông nhằm phòng chống hiện tượng buôn lậu và gian lận thương mại phát sinh.
Đứng từ góc độ kinh doanh hàng nông sản, đồng thời là người có sự am hiểu khá rõ về ngành chăn nuôi gia cầm, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Đăng Cường-Giám đốc Công ty TNHH Lucavi cho rằng: Người Việt Nam không ăn nhiều gà công nghiệp. Gà nhập khẩu về chủ yếu để sử dụng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.
Tỷ lệ nhập khẩu tăng cao có thể sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới sản lượng sản xuất gà công nghiệp trong nước của những doanh nghiệp lớn như CP, Dabaco… Tuy nhiên, người sản xuất nhỏ lẻ, nuôi gà bán phục vụ nhu cầu thị hiếu của người Việt sẽ không ảnh hưởng nhiều.
“Điều quan trọng nhất trong vấn đề nhập khẩu gà từ Mỹ là phải đảm bảo vấn đề vệ sinh thực phẩm và an toàn dịch bệnh”, ông Cường nói.
Tin liên quan
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội chính thức vận hành thương mại từ ngày 8/8
15:07 | 07/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Tạm giữ 2,4 tấn kê gà có dấu hiệu nhập lậu
09:46 | 01/03/2024 An ninh XNK
Thu hồi thịt gà Ba Lan, thực phẩm bổ sung Đức tiêu thụ tại Việt Nam
19:26 | 03/12/2021 Kinh tế
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ tại Thái Nguyên, Bắc Kạn
Cấm người đi bộ và tất cả các phương tiện qua lại hai chiều trên cầu Long Biên
Vinh danh tập thể, cá nhân trong phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics