Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
Chỉ dấu phục hồi ngày càng rõ nét
Trong bối cảnh kinh tế trong nước cũng như kinh tế thế giới dù phục hồi nhưng còn phải đương đầu với nhiều khó khăn, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định, kinh tế Việt Nam đã có những điểm sáng thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 và quý 2/2024 có xu hướng tăng lên, từ 5,87% lên 6,93%, tính chung 6 tháng đầu năm 2024 đạt 6,42%. Các chỉ tiêu liên quan cũng cơ bản đạt được kết quả tốt như: vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, đầu tư công, đầu tư tư nhân đều gia tăng, khu vực FDI tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiêu dùng trong nước ổn định, với tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng khoảng 8,7%.
Đồng quan điểm, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho rằng kinh tế Việt Nam 7 tháng đầu năm 2024 đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Trước hết, một trong những sự kiện về hội nhập quốc tế tác động tới kinh tế thế giới, khu vực cũng như Việt Nam nửa đầu năm 2024, đó là Vương quốc Anh gia nhập hiệp định CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). Bên cạnh đó, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được nâng cấp trong nội khối ASEAN đem lại tác động hết sức tích cực cho kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2024.
Ở trong nước, Chính phủ hiện rất quyết liệt ban hành những giải pháp đẩy mạnh cải cách, thể chế để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Theo đó, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 603/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Một số luật quan trọng cũng được thực thi sớm (Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Các tổ chức tín dụng 2024) cũng cho thấy quyết tâm của Chính phủ về cải cách thể chế, đưa thể chế trở thành một nguồn lực tạo ra nền tảng hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thuận lợi hơn cho hoạt động điều hành của Chính phủ.
Một trong những điểm sáng tiếp theo đó là các cấu phần của tổng cầu đều phục hồi tương đối tích cực, diễn biến lạm phát trong khả năng kiểm soát (7 tháng đầu năm CPI bình quân tăng 4,12% so với cùng kỳ 2023).
Về thu hút FDI, Viện trưởng CIEM cũng khẳng định, trong bối cảnh các nước trên thế giới thu hút FDI có sự sụt giảm, Việt Nam vẫn đạt được những con số tích cực đem lại nhiều ý nghĩa. “Cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá khá tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam. Theo thông tin của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố tháng 5/2024 cho thấy, Việt Nam vẫn đứng thứ 2 trong danh sách địa điểm đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động”, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.
Tạo sức kéo cho những tháng cuối năm
Theo các chuyên gia, dự báo trong thời gian tới kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn những rủi ro, biến động khó lường và có thể ảnh hưởng tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong khi đó, năm 2024 là năm áp chót của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 -2025, nếu không hoàn thành mục tiêu tăng trưởng từ 6 đến 6,5% trong năm nay thì mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 – 2025 sẽ trở thành nhiệm vụ bất khả thi.
Trong bối cảnh đó, để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra, đòi hỏi cần củng cố, phát huy tối đa các động lực tăng trưởng để mở rộng không gian phát triển cho nền kinh tế. Là một trong những động lực tăng trưởng của “cỗ xe tam mã” (gồm đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng), theo ông Trịnh Minh Anh, Chánh văn phòng, Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về Kinh tế (Bộ Công Thương), mở rộng thương mại quốc tế và xuất nhập khẩu tác động rất lớn tới kinh tế Việt Nam, đến tăng trưởng GDP và đầu tư nước ngoài. Hiện Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia, là thành viên tích cực của 70 tổ chức khu vực và quốc tế. Việt Nam cũng là một trong 40 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới, là một trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Đặc biệt, Việt Nam là nước đứng đầu trong 15 nền kinh tế hàng đầu thế giới về thu hút FDI; trong top 46 nước đứng đầu thế giới về Chỉ số đổi mới và sáng tạo.
“Trong thời gian tới, có nhiều tín hiệu cho thấy mức độ tăng trưởng của Việt Nam rất khả quan. Kết quả này có được do Việt Nam ngày càng mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế cả về chiều rộng và sâu. Theo đó, chúng ta không chỉ ký nhiều FTA nhất mà còn là những FTA có chất lượng. Trong 16 FTA ký được, 15 FTA đã có hiệu lực, bao gồm cả song phương và đa phương. Như vậy, chúng ta đã có quan hệ với 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên gần như toàn bộ các châu lục (trừ châu Phi), chiếm tới 90% GDP toàn cầu. Điều này khiến Việt Nam trở thành một mắt xích rất quan trọng trong thương mại toàn cầu”, ông Trịnh Minh Anh cho biết thêm.
Song bên cạnh những cơ hội từ các FTA mang lại cho xuất khẩu từ việc gỡ bỏ các rào cản thuế quan, theo ông Trịnh Minh Anh, việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam. Đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường quốc tế, phải đáp ứng các cam kết tiêu chuẩn có chất lượng cao cũng như tốc độ và quy mô sản xuất, những rào cản kỹ thuật (vệ sinh an toàn thực phẩm) và quy định môi trường - sản xuất xanh… Nhưng ông Trịnh Minh Anh cũng cho rằng, Việt Nam có cơ hội nhiều hơn thách thức. Thách thức có thể hạn chế được bằng việc nỗ lực đáp ứng các yêu cầu của thị trường toàn cầu. Chính phủ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế cảnh báo sớm để phòng ngừa tranh chấp. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai và thực thi các FTA đã có hiệu lực trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Ngoài ra, để tận dụng được những lợi thế mà các FTA mang lại, các doanh nghiệp phải luôn cập nhật những thông tin mới, hướng dẫn, đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp cận và tận dụng FTA một cách triệt để.
Còn theo ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Việt Nam đang ở một vị thế thuận lợi, có thể tranh thủ được những luồng đầu tư trong bối cảnh chuyển dịch đầu tư đang diễn ra. Để tận dụng được những luồng đầu tư này, Việt Nam cần chú ý một số vấn đề, đó là lựa chọn đối tác thuận lợi nhất cho mình và hướng tới thu hút các dòng vốn nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Song song với đó, Việt Nam cũng cần có những chính sách hiệu quả để chủ động kiểm soát nguy cơ có quá nhiều nhà máy chuyển dịch sang Việt Nam dẫn đến tình trạng sản xuất quá mức, gây nên lo ngại làm thao túng thị trường các quốc gia khác. Đơn cử như gần đây, Indonesia đã áp dụng đánh thuế cao vào một số sản phẩm hàng hóa của Trung Quốc do lo ngại những mặt hàng này tràn vào thị trường nội địa.
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% cả năm là hoàn toàn khả thi Với kết quả 6 tháng đầu năm đã đạt 6,42% như hiện nay thì mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% cả năm là hoàn toàn khả thi. Mặt khác, quý 3 và 4 thường là các quý động lực của cả năm, do vậy hoàn toàn có sơ sở kỳ vọng kết quả cao hơn, vượt mục tiêu 6,5%. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu với Chính phủ phương án cao hơn, là kịch bản 2 với dự kiến cả năm đạt 7%. Nếu theo phương án này, quý 3 và 4 lần lượt tăng khoảng 7,4 - 7,6%. Mặc dù trên 7% là mức cao, nhưng chúng ta hoàn toàn có khả năng phấn đấu được trong bối cảnh nỗ lực khắc phục các yếu tố hạn chế như đã nêu trong báo cáo trình Chính phủ. Từ tính toán này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo với Chính phủ lựa chọn phương án kịch bản mới, cập nhật so với Nghị quyết 01, với tăng trưởng cả năm khoảng 6,5 - 7%. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị với Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu cao hơn 7% để có những chỉ đạo quyết liệt hơn, hướng đến mục tiêu này. Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia Kinh tế trưởng tại Việt Nam (Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB): Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và kích thích tiêu dùng trong nước Hiện nay, động lực chính cho tăng trưởng kinh tế bao gồm nhu cầu tiêu dùng trong nước và đầu tư. Chính phủ cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và kích thích tiêu dùng trong nước. Việc thúc đẩy nhu cầu trong nước bao gồm tiêu dùng tư nhân, tiêu dùng Chính phủ và đầu tư công. Ba yếu tố này phải được phát triển trước, thì đầu tư tư nhân mới phát triển sau được. Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công có thể tạo thêm việc làm và thu nhập, giúp thu hút đầu tư tư nhân. TS Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế: Hóa giải nghịch lý “có tiền mà không thể tiêu” Đầu tư công là một trong ba trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bên cạnh tiêu dùng và xuất khẩu. Việc đầu tư, giải ngân đầu tư công tốt sẽ kích tổng tăng trưởng quốc gia theo cấp số nhân, càng đưa dòng tiền sớm vào thị trường thì tính lan tỏa càng sớm, đem lại hiệu quả càng cao. Đầu tư công là trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện nay, vốn đầu tư công được tập trung nhiều cho các dự án giao thông, còn các lĩnh vực khác chưa được đầu tư đồng bộ. Bên cạnh đó, trong đầu tư công đang có tình trạng "có tiền mà không thể tiêu". Đây là vấn đề rất lớn, không thể nào duy trì tình trạng này, trong khi vấn đề thiếu vốn vẫn đang diễn ra. Tình trạng này giống như một doanh nghiệp có tiền để ngân hàng mà đi vay lãi suất cao hơn thì chỉ có phá sản. Đầu tư công cũng vậy. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cả nước mới đạt 29,39% so với yêu cầu đặt ra. Tại TPHCM và các tỉnh khu vực Đông Nam bộ - nơi được xem là vùng kinh tế năng động nhất, việc giải ngân đầu tư công cũng gặp khó khăn, tỷ lệ thực hiện còn thấp. Do đó, để đạt mục tiêu từ nay đến cuối năm có thể giải ngân 90-95% vốn đã đề ra sẽ cần phải đồng bộ triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu. Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Khối đầu tư, Công ty quản lý quỹ Dragon Capital: Các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều đến môi trường kinh doanh Các nhà đầu tư nước ngoài khi chọn thị trường Việt Nam là điểm đến thì điều mà họ quan tâm nhiều nhất là môi trường kinh doanh. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, tạo ra những cải cách đột phá, để nhà đầu tư thực sự thấy Việt Nam là điểm đến lý tưởng và đồng hành cùng nền kinh tế, mở rộng không gian tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Thu Dịu- X.Thảo (ghi) |
Tin liên quan
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm nay
13:31 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
Chuyện bây giờ mới kể về Chuyên án mang bí số MT579 của Hải quan Quảng Trị
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
Sửa Luật để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhà nước
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics