Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Bộ Công Thương đề xuất bổ sung 6.800 MW điện gió

(HQ Online) - Theo kịch bản của Bộ Công Thương, công suất điện gió đến năm 2025 cần bổ sung quy hoạch là hơn 1.200 MW ở phương án cơ sở và hơn 6.800 MW ở phương án cao. Bộ Công Thương đề xuất lựa chọn phương án cao để phát triển nguồn điện gió, nghĩa là bổ sung hơn 6.800 MW điện gió.
bo sung 6800 mw dien gio de giam con khat dien Chạy đua điện gió, lo dẫm “vết xe đổ” điện mặt trời
bo sung 6800 mw dien gio de giam con khat dien Bộ Công Thương muốn bổ sung 12 dự án điện gió, điện mặt trời vào quy hoạch
bo sung 6800 mw dien gio de giam con khat dien
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nhiệt điện chậm, phải bổ sung điện gió

Ngày 19/3, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung quy hoạch các dự án điện gió.

Theo quy hoạch điện 7 điều chỉnh, mục tiêu công suất lắp đặt điện gió khoảng 800 MW vào năm 2020, khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và khoảng 6.000 MW vào năm 2030.

Cập nhật tiến độ nguồn điện theo quy hoạch điện 7 điều chỉnh, Bộ Công Thương nhận thấy phần lớn các nguồn nhiệt điện chậm tiến độ 1-2 năm, đặc biệt là các nguồn nhiệt điện than miền Nam dự kiến vào năm 2018-2021 như Long Phú 1, Sông Hậu I, Sông Hậu II, Long Phú III, nhiệt điện Ô MÔn III và IV.

Các nhà máy điện sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh có nguy cơ trễ tiến độ so với quy hoạch do chưa thể xác định chính xác thời điểm khí từ lô B và mỏ Cá Voi Xanh cập bờ…

Ngoài ra, Việt Nam đã quyết định dừng đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận giai đoạn đến 2030.

Các tính toán cung cầu cho thấy khả năng xảy ra thiếu điện cho hệ thống điện miền Nam, cần thiết phải tính toán bổ sung các nguồn điện mới để đảm bảo cung ứng điện năng toàn quốc.

Đứng trước tình hình đó, Bộ Công Thương phải tính đến bổ sung nguồn điện gió và điện mặt trời trong giai đoạn 2021-2023 để đảm bảo cung ứng điện do các dự án nhiệt điện chậm tiến độ.

Dự kiến, ở phương án cơ sở (nhu cầu điện đến 2020 là hơn 42.000 MW, đến 2025 là hơn 63.400 MW), nguồn điện gió cần bổ sung quy hoạch đến năm 2025 hơn 6.000 MW. Ở phương án cao (nhu cầu điện đến 2020 là trên 44.200 MW, 2025 hơn 68.300 MW), nguồn điện gió cần bổ sung là hơn 11.600 MW.

Đề xuất bổ sung 6.800 MW

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, tổng công suất các dự án điện gió đã được phê duyệt vào quy hoạch là khoảng 4.800 MW, dự kiến vào vận hành trong giai đoạn đến năm 2021, chủ yếu ở khu vực Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Tuy nhiên, trong số 4.800 MW đã bổ sung quy hoạch, tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 9 dự án điện gió đã đi vào vận hành với quy mô công suất là 350 MW.

Đáng chú ý, tính đến ngày 15/3/2020, ngoài các dự án đã bổ sung quy hoạch, Bộ Công Thương còn nhận được các đề xuất của UBND các tỉnh tổng cộng gần 250 dự án điện gió với tổng công suất lên tới 45.000 MW. Khu vực Tây Nguyên, Tây Nam Bộ có công suất nhiều nhất.

Theo tính toán của Viện Năng lượng, tổng công suất điện gió đã bổ sung quy hoạch là 4.800 MW. Nếu căn cứ theo các kịch bản nêu trên của Bộ Công Thương, công suất điện gió đến năm 2025 cần bổ sung quy hoạch là hơn 1.200 MW ở phương án cơ sở và hơn 6.800 MW ở phương án cao.

Bộ Công Thương đề xuất lựa chọn phương án cao để phát triển nguồn điện gió, nghĩa là bổ sung hơn 6.800 MW điện gió.

Để không xảy ra tình trạng quá tải lưới điện như với điện mặt trời, Bộ Công Thương đã tính đến phương án cải tạo, đẩy nhanh tiến độ và bổ sung quy hoạch một số công trình. Khi làm được các công việc này, Bộ Công Thương cho rằng có thể hấp thụ được khoảng 7.000 MW.

Công suất này được Bộ Công Thương đánh giá là “khá phù hợp” với công suất điện gió tăng thêm ở phương án cao (bổ sung hơn 6.800 MW điện gió).

Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương bổ sung mục tiêu phát triển nguồn điện gió đến năm 2025 với quy mô công suất hơn 11.600 MW nhằm đảm bảo cung cấp điện, phát triển nguồn điện đủ dự phòng trong trường hợp nhu cầu tăng cao, điều kiện khí hậu bất lợi hoặc các nguồn điện khác chậm tiến độ.

Theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam: Các dự án điện gió trong đất liền được mua với giá 1.928 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng), tương đương 8,5 Uscents/kWh. Tỷ giá quy đổi giữa đồng Việt Nam và USD được tính theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 30/8/2018 là 22.683 đồng/USD. Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.

Đối với các dự án điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng), tương đương 9,8 Uscents/kWh. Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD. Đây là mức giá mua điện gió tăng tương đối cao so với mức giá được áp dụng từ năm 2011 đến trước thời điểm Quyết định 39/2018 được ban hành (khoảng 1.770 đồng một kWh, tương đương 7,8 Uscents/kWh). Giá mua điện ở trên được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Cơ hội phát triển thiết bị điện năng lượng tái tạo “made in Vietnam”

Cơ hội phát triển thiết bị điện năng lượng tái tạo “made in Vietnam”

(HQ Online) - TS. Lê Hải Hưng, Chủ tịch Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ (IRAT) chia sẻ với Tạp chí Hải quan về xu thế phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam, đặc biệt là những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc đáp ứng nhu cầu về thiết bị, công nghệ năng lượng tái tạo, từng bước thay thế hàng nhập khẩu.
Cần pháp lý minh bạch và ổn định để phát triển năng lượng tái tạo

Cần pháp lý minh bạch và ổn định để phát triển năng lượng tái tạo

(HQ Online) - Việc phải đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 là mục tiêu phát triển mà Việt Nam đã cam kết. Việc thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Tuy nhiên, việc chuyển dịch sang năng lượng sạch với Việt Nam là không dễ dàng, bởi việc xây dựng hệ thống cung cấp năng lượng sạch đòi hỏi đầu tư lớn. Cùng với đó, công nghệ trong việc sản xuất và lưu trữ năng lượng tái tạo vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn trong việc đảm bảo cung ứng năng lượng ổn định.
HSBC cho vay 593 tỷ đồng phát triển nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6

HSBC cho vay 593 tỷ đồng phát triển nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6

(HQ Online) - Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam và Leader Energy, một công ty con của HNG Capital (Malaysia) vừa ký kết một thỏa thuận cho vay trị giá 593 tỷ đồng nhằm hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng mặt trời của Leader Energy tại Việt Nam.
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

(HQ Online) - Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện nghiêm các quy định của Hàn Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

(HQ Online) - Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội tháng 12 giảm 0,02% so tháng trước và giảm 0,31% so cùng kỳ năm trước.
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) tiếp tục tác động tốt tới xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU.
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

(HQ Online) - Năm 2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản "cán đích" 41,25 tỷ USD. Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD.
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

(HQ Online) - Từ 1/1/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi cho hàng hóa xuất khẩu sang EU, thay vì C/O mẫu EUR.1 seri AA.
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

(HQ Online) - Xác định rõ các thách thức của năm 2021, ngành dệt may đặt mục tiêu cao cho năm 2021 là xuất khẩu tổng giá trị 39 tỷ USD, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD.
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

(HQ Online) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (VIIE 2021) và khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ diễn ra ngày 9 và 10/1/2021.
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

(HQ Online) - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, năm 2021, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thiên tai.
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

(HQ Online) - Tháng 11/2020, giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã giảm 29,3% so với tháng 10/2020.
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

(HQ Online) - Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh: "Năng lực sản xuất toàn ngành nông nghiệp không ngại mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2021. Với quyết tâm cao và không vướng mắc về thị trường quốc tế thì con số 44 tỷ USD là khả thi".
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

(HQ Online) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì với mức tăng GDP năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước là thành công lớn của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước có mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

(HQ Online) - Ngày 26/12, tại TPHCM, Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020 đã chính thức khai mạc với gần 1.200 gian hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp.
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo góp ý báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và đề xuất các kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 được tổ chức ngày 25/12.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-300x250
cty-toan-phat
cty-vinexad-vilog2024
acecook-tra-quyen-loi-talkshow-2-thang

Tin mới

Góc nhìn mới về vai trò của bitcoin trong hệ thống tài chính toàn cầu

Góc nhìn mới về vai trò của bitcoin trong hệ thống tài chính toàn cầu

Sự tham gia của các tổ chức tài chính lớn như BlackRock và Fidelity vào các quỹ ETF bitcoin cho thấy sự tin tưởng lâu dài vào giá trị của tài sản này.
Trung Quốc thí điểm xe điện cấp năng lượng ngược trở lại cho lưới điện

Trung Quốc thí điểm xe điện cấp năng lượng ngược trở lại cho lưới điện

Chuyên gia ước tính nếu 1 triệu chiếc xe điện tham gia vào quá trình phóng điện ngược, chúng có thể cùng nhau cung cấp một “ngân hàng điện di động” 1 triệu kilowatt trở lại cho lưới điện.

Mắt xích trong chuỗi cung ứng

Tính đến hết năm 2023, lĩnh vực thương mại điện tử đã đóng góp khoảng 15-17% tổng giá trị của kinh tế số quốc gia...
Bộ đệm dự phòng nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục mỏng đi

Bộ đệm dự phòng nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục mỏng đi

Nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục trong xu hướng gia tăng, việc thu hồi nợ và bán đấu giá tài sản đảm bảo còn nhiều khó khăn, nhưng độ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng lại chưa tương xứng.
Tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu trên biên giới Quảng Ninh

Tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu trên biên giới Quảng Ninh

Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không còn phát sinh các vụ việc nổi cộm, phức tạp, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp.
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 1 tháng 8/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 1 tháng 8/2024

(HQ Online) - 7 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước 14,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 11,7% và thu từ nội địa tăng 15,8%.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của nữ Phó Cục trưởng đầu tiên của Hải quan Lào Cai

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của nữ Phó Cục trưởng đầu tiên của Hải quan Lào Cai

bà Phạm Thị Thu Hương, Trưởng Phòng Thu tập xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan), giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai Lê Phương

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai Lê Phương

Bổ nhiệm có thời hạn ông Lê Phương, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai kể từ 15/8/2024.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt hơn 7 tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt hơn 7 tỷ USD trong nửa đầu năm

Hết tháng 6/2024, thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 7,19 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ cập nhật của Tổng cục Hải quan.
(INFOGRAPHICS)  Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh Lê Việt Hùng

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh Lê Việt Hùng

Bổ nhiệm có thời hạn ông Lê Việt Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý các khu công nghiệp Bắc Giang, Cục Hải quan Bắc Ninh, giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh kể từ 1/8/2024.
Phiên bản di động