Bỏ ngỏ chất lượng thuốc Đông y- Bài 2: Công nghệ tẩm ướp
Tại Việt Nam hiện chưa có khuyến cáo hay quy định quy chuẩn giới hạn nào về thành phần SO2 (sunfur dioxide) trong thực phẩm và dược liệu. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàm lượng SO2 không nên vượt quá 20 miligam/kg sản phẩm, FDA khuyến cáo thực phẩm chứa nồng độ SO2 lớn hơn 10 ppm (mười phần triệu) phải được ghi rõ trên nhãn để người tiêu dùng biết.
“Tắm” hóa chất
Hiện nay, thuốc Đông y có 2 nguồn chính là thuốc Nam (dược liệu trong nước) chỉ chiếm khoảng 20%; 80% còn lại là thuốc Bắc, toàn bộ được NK từ Trung Quốc.
Theo thống kê của Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn, hiện có 9 DN được NK nguyên liệu thuốc Bắc qua cửa khẩu. Trong 5 tháng đầu năm 2015, lượng thuốc Bắc được NK về Việt Nam là hơn 7.000 tấn với trị giá gần 7 triệu USD.
Qua tìm hiểu, phóng viên được biết, sau khi NK về Việt Nam, trước khi đến tay người tiêu dùng, dược liệu được tập trung chủ yếu tại hai đầu mối là xã Ninh Hiệp - Hà Nội và phố Lãn Ông - Hà Nội vừa bán lẻ cho người tiêu dùng, vừa đổ buôn cho các mối ở khu vực phía Bắc.
Theo chân những chuyến hàng chở thuốc Bắc từ cửa khẩu Chi Ma về Ninh Hiệp - nơi được coi là “vựa” sản suất thuốc lớn nhất miền Bắc vào một ngày nắng nóng giữa tháng 5, phóng viên được tận mắt chứng kiến thuốc Bắc được chất đầy trong nhà, ngoài sân, trên nền đất, đi tới đâu cũng thấy mùi thuốc Bắc, mùi lưu huỳnh xộc lên nồng nặc.
Qua quan sát ban đầu tại một số kiện hàng của Ninh Hiệp phóng viên nhận thấy, phần lớn những nguyên liệu thuốc ở đây đều không có nhãn mác. Nhiều cơ sở chế biến dược liệu ngay trên nền đất, đường đi, bẩn thỉu và bụi bặm. Thậm chí với những gói dược liệu đã ngả màu nấm mốc vẫn được chủ kinh doanh đem phơi nắng để “tái chế” hoặc xông lưu huỳnh để bảo quản.
Qua lời kể của một phụ nữ chuyên làm nghề sơ chế thuốc thuê cho hiệu thuốc ở xóm 8 - Ninh Hiệp, lưu huỳnh là "thuốc tiên" nhằm chống nấm mốc được các hiệu thuốc dùng trong công nghệ chế biến Đông dược.
Nói về công đoạn xông lưu huỳnh cho thuốc Bắc, ông chủ hiệu thuốc ở xóm 9 - Ninh Hiệp cho biết: Thuốc Bắc sau khi được nhập từ Trung Quốc về, các hộ chế biến sẽ rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô, sau đó xông lưu huỳnh để bảo quản.
Với kinh nghiệm xông lưu huỳnh nhiều năm, ông chủ này cho biết: Lưu huỳnh khi dùng với liều lượng ít, các vị thuốc bảo quản được từ 4 - 5 tháng. Nhưng khi dùng với liều lượng lớn, thuốc để được vài năm mà không lo bị nấm mốc. “Một cân dược liệu quý có giá vài triệu, trong khi một cân lưu huỳnh chỉ có giá vài nghìn đồng, việc sử dụng lưu huỳnh đã trở thành việc thường ngày ở Ninh Hiệp", ông chủ này nói thêm.
Thuốc Đông y được "chất" thành chồng trong nhà bếp của một hộ kinh doanh thuốc ở Ninh Hiệp |
Khảo sát trên thị trường phóng viên được biết, hiện rất dễ để người dân mua lưu huỳnh sử dụng, với giá khoảng 8.000 - 10.000 đồng/kg.
Theo ông Nguyễn Hữu Minh- Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Chi Ma, trung bình mỗi ngày có khoảng 30 - 40 tấn dược liệu được NK qua cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn.
Nguy hại ra sao?
Về mức độ nguy hiểm của việc xông lưu huỳnh với các sản phẩm thuốc Bắc, bà Trần Thị Dung - Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ hóa - khoa Hóa - Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: Lưu huỳnh sử dụng để chống ẩm mốc với hàm lượng ít thì không độc, nhưng nếu sử dụng quá nhiều hoặc rắc trực tiếp thì bản thân người sơ chế cũng có thể nhiễm độc đường hô hấp. Còn với người ăn, khi lưu huỳnh vào cơ thể kết hợp với kim loại nặng trong cơ thể tạo thành hợp chất sunfua gây độc, vào dạ dày kết hợp với acid tạo thành hợp chất tích tụ ở dây thần kinh gây đau đầu.
Còn theo bà Nguyễn Thị Hằng - Phó Chủ nhiệm bộ môn Đông dược - Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, phương pháp xông lưu huỳnh trong sản xuất và chế biến Đông dược vẫn được áp dụng nhưng chỉ ở mức độ cho phép, vượt quá giới hạn sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
“Hiện nay, nhiều cơ sở đã lạm dụng lưu huỳnh khi tẩm sấy trực tiếp vào Đông dược, hay một số thực phẩm khác… gây ra những hệ lụy lâu dài đến sức khỏe người tiêu dùng. Người tiêu dùng sử dụng thuốc Đông dược chữa bệnh, nhưng thực chất trong thuốc lại có độc thì bệnh tình ngày càng trở lên nguy hiểm hơn rất nhiều”, bà Hằng lo lắng.
| |
Những bao tải thuốc đang được chất lên xe tải chuyển đến các cửa hàng thuốc khắp miền Bắc |
Để bảo quản thuốc Bắc, về nguyên tắc các vị thuốc được chế biến sẵn đều cần đến chất bảo quản; có thể là chất chống nấm mốc, giữ độ mềm của thuốc hoặc đơn giản hơn là giữ mầu. Tuy nhiên trên thị trường Việt Nam hiện nay, hầu hết các hoá chất này đều không có nguồn gốc hay tên gọi, được bày bán tràn lan với giá "bèo bọt" và số lượng không hạn chế. Đó là chưa kể các loại thuốc diệt kiến, diệt côn trùng, diệt nấm mốc đều là chất độc nhưng lại được sử dụng trong quá trình bảo quản Đông dược, hậu quả là người tiêu dùng phải gánh chịu.
Để chữa bệnh cứu người, ngoài trình độ của y, bác sỹ còn phải kể tới nhân tố có tính chất quyết định là thuốc điều trị, nhưng thực tế đang diễn ra lại cho thấy, những bài thuốc này đang bị "đầu độc" bởi hóa chất, bởi sự thiếu hiểu biết của người chế biến, kinh doanh thì quả là nguy hiểm.
(Bài 3: Hổng quản lý)
Tin liên quan
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Toàn bộ tiền bán vé chương trình “BOND Live In Vietnam” sẽ dành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
19:50 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội tiếp tục báo động lũ cấp 1 trên sông Đà, cấp 2 trên sông Hồng
19:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70 đoạn Hà Đông do ngập sâu
13:49 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Báo động lũ cấp II trên sông Hồng
13:47 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics