Bỏ phiếu tín nhiệm: Mỗi đại biểu cần cập nhật thông tin để có đánh giá khách quan, trung thực
Đây là hoạt động quan trọng trong công tác giám sát của cơ quan dân cử và nhận được sự đồng tình của cử tri và nhân dân cả nước. Phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi cùng bà Bùi Thị An (ảnh), đại biểu Quốc hội khóa XIII xung quanh việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh.
Thực hiện Nghị quyết số 85 Quốc hội khóa XIII về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, đến nay đã qua hai lần tổ chức, bà đánh giá như thế nào về chất lượng cũng như hiệu quả của việc lấy phiếu tín nhiệm?
Trước hết Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm các chức danh là loại hình giám sát của các đại biểu Quốc hội với những chức danh mà mình đã bỏ phiếu tín nhiệm. Theo tôi, việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh là hình thức giám sát những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có hiệu quả.
Qua thực tế, hai lần lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội khóa XIII thấy rằng, với một số đồng chí khi lấy phiếu lần đầu có tín nhiệm thấp thì sau đó đã có nhiều cố gắng phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn lên (thậm chí có những lĩnh vực có kết quả đột phá). Tuy nhiên, cũng có một số đồng chí cả hai lần lấy phiếu tín nhiệm đều có nhiều phiếu tín nhiệm cao, nhưng kết quả công việc trong thực tế (cứ bình bình) không đạt như mong muốn của cử tri và đại biểu. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để lá phiếu của đại biểu Quốc hội được khách quan, vô tư, chính xác vì lá phiếu của đại biểu Quốc hội là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước.
Các đại biểu Quốc hội cũng chỉ mong các đồng chí trưởng ngành, trưởng lĩnh vực, phải thể hiện hiệu quả công việc của mình, nếu có khiếm khuyết thì sửa chữa khiếm khuyết đó thông qua kết quả công việc.
Việc lấy phiếu tín nhiệm ở các chức danh được thực hiện ở cả cơ quan hành pháp và lập pháp. Vậy các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh ở cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp có sự khác nhau gì không, thưa bà?
Đối với cơ quan lập pháp kết quả công việc không được thể hiện rõ như đối với cơ quan hành pháp và tư pháp. Các kết quả của cơ quan hành pháp và tư pháp dễ thấy hơn, do vậy, các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh cơ quan hành pháp và tư pháp cũng dễ hơn và chính xác hơn.
Theo quan sát của tôi thì có vẻ các đồng chí đại biểu Quốc hội cũng quan tâm đến cơ quan hành pháp và tư pháp nhiều hơn các cơ quan lập pháp.
Tôi nghĩ, lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Kết quả làm việc của cơ quan hành pháp và tư pháp dễ nhận thấy, còn kết quả của các Ủy ban của Quốc hội đôi khi phải chờ và một thời gian dài mới nhận được kết quả, ví dụ thời gian thẩm định các luật… Song công việc của cơ quan lập pháp lại mang tính định hướng vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững của đất nước.
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm chức danh có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với việc đánh giá hiệu quả công việc của những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, thưa bà?
Việc lấy phiếu tín nhiệm cũng chỉ là một trong những thước đo hiệu quả công việc đối với mỗi chức danh và đại biểu Quốc hội cũng không muốn ai đó phải thay đổi vị trí công việc. Các đại biểu Quốc hội chỉ mong muốn qua việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh thì các đồng chí được bỏ phiếu có sự thay đổi trong công việc đúng như những gì các đồng chí đã hứa khi nhậm chức .
Thưa bà, để việc lấy phiếu tín nhiệm thực chất, hiệu quả, khách quan hơn thì quy trình lấy phiếu tín nhiệm cũng như vai trò trách nhiệm của mỗi đại biểu Quốc hội được đề cao như thế nào?
Trước khi lấy phiếu nên để các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành trình bày quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao để đại biểu có thể biết, nhất là trong các buổi chất vấn. Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có thể cung cấp thông tin về người được lấy phiếu tín nhiệm để đại biểu tham khảo trước khi lấy phiếu tín nhiệm sao cho khách quan, trung thực. Mặt khác, các đại biểu Quốc hội có thể thông qua ý kiến của cử tri (đây là kênh rất quan trọng) để xem xét thêm, chỉ có như vậy lá phiếu do đại biểu Quốc hội sẽ chuẩn xác và khách quan .
Xin cảm ơn bà!
Theo dự kiến tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV sẽ có gần 50 chức danh lãnh đạo các cơ quan do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được lấy phiếu tín nhiệm. Ở địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp cũng tiến hành công việc này vào kỳ họp cuối năm 2018. Năm nay, việc lấy phiếu tín nhiệm có một số điểm mới so với hai lần trước. Đó là thời điểm lấy phiếu tín nhiệm được chuyển từ định kỳ hàng năm, bắt đầu từ năm thứ hai của nhiệm kỳ sang lấy phiếu một lần vào giữa nhiệm kỳ. Ở địa phương, người được lấy phiếu tín nhiệm sẽ mở rộng đến Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và tất cả các thành viên Ủy ban nhân dân. Đây là lần thứ ba Quốc hội, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm nhằm thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do các cơ quan này bầu hoặc phê chuẩn, làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ. |
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics