Bổ sung 2 đột phá mới cho tăng trưởng là rất xác đáng
Phát biểu tại Diễn đàn cải cách và phát triển mới được tổ chức, bên cạnh ba đột phá về thể chế, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ bổ sung thêm 2 đột phá mới cho tăng trưởng. Xin cho biết đánh giá của ông về đề xuất này? Theo ông, hai đột phá này có vai trò quan trọng như thế nào tới phát triển kinh tế của Việt Nam?
Hai động lực này không hoàn toàn mới, nhưng trong tình hình hiện nay, nhìn lại những dư địa cho tăng trưởng phát triển cho thấy: Các động lực khác về vốn, lao động, tài nguyên không còn nhiều như trước, thậm chí đã cạn. Trong khi đó, một điểm nổi bật là tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân còn dồi dào mới chỉ bước đầu được giải phóng. Do đó, cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân - động lực cho tăng trưởng kinh tế thời gian tới là điều hết sức cần thiết, cấp bách. Còn khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo thì gần như chúng ta chưa phát huy được đáng kể, mà đây lại là yếu tố chủ yếu quyết định sự tăng trưởng phát triển bền vững lâu dài.
Đặc biệt đối với Việt Nam, một quốc gia còn tụt hậu so với thế giới thì để rút ngắn khoảng cách chỉ có thể dựa vào yếu tố này để tạo sức bật mới lớn chưa từng có. Phát huy được yếu tố này sớm chừng nào thì chúng ta sẽ có bước tiến lớn như mong đợi nhanh chừng ấy. Về KHCN và đổi mới sáng tạo, cần tập trung thúc đẩy năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ 4.0. Đây thật sự đang là một cứu cánh, động lực mới cho mọi quốc gia, dù ở trình độ phát triển như thế nào. Việt Nam càng như vậy.
Trong bối cảnh đó, ngoài 3 đột phá đã được nhắc đến từ trước, rõ ràng việc Chính phủ xác định bổ sung thêm 2 đột phá mới, coi đó là 2 động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam trong thập niên tới là thúc đẩy năng lực sáng tạo, ứng dụng công nghệ 4.0 và thúc đẩy, phát huy khu vực kinh tế tư nhân là rất xác đáng và cần thiết.
Để thúc đẩy năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ 4.0, theo ông, đâu là khó khăn lớn nhất và cần gỡ như thế nào?
Việt Nam đã nhận biết và đã nói nhiều về câu chuyện này, nhưng làm thì chưa nhiều, thậm chí sự sẵn sàng, theo ý kiến của một vị lãnh đạo Chính phủ thì gần như chưa có gì. Tôi cho rằng, có 2 điều cần phải bắt đầu và đột phá. Đó là hạ tầng công nghệ thông tin và nguồn nhân lực. Có được 2 điều này mới làm được những cái khác, mới đổi mới sáng tạo và có thành quả trong sản xuất kinh doanh.
Hạ tầng công nghệ thông tin là khá đắt đỏ nhưng không quá đắt. Thế giới hàng ngày hàng giờ đang tạo ra và đổi mới liên tục, do đó giá cả cũng giảm nhanh, nhiều khi khó hình dung nổi. Việt Nam đi sau, chưa làm được nhiều thì hãy làm cái khác để có tiền mua công nghệ, nhưng lưu ý, với công nghệ không được tham rẻ. Có thể xem đây là lợi thế chứ không phải là điều không thể. Về việc tự sản xuất công nghệ, ta vẫn có thể, nhưng chỉ làm những gì phù hợp với khả năng, lợi thế con người và trúng vào nhu cầu.
Để triển khai và ứng dụng công nghệ, phải có nhân lực, đây mới là yếu tố quyết định. Không cách nào khác, phải đào tạo, đào tạo lại, tự đào tạo và đào tạo liên tục. Nhà trường, DN phải lo cho điều này. Theo đó, nhân lực phải được đào tạo tiếng Anh thật tốt, cùng với đó là kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin, trên cơ sở lý thuyết gắn với thực hành. Để có được hai điều trên, Nhà nước phải có chính sách, thể chế, cơ chế, tạo điều kiện, khai mở môi trường, cùng DN tạo hệ sinh thái sáng tạo, khởi nghiệp, ươm trồng, vun đắp. Bên cạnh đó, Chính phủ điện tử, chính quyền địa phương điện tử, bộ máy kết nối với DN bằng công nghệ 4.0 cần và có thể làm mạnh, rất mạnh. “Vạn sự khởi đầu nan”, nhưng khó không có nghĩa là không làm được, chúng ta có khát vọng và có hành động thiết thực song hành thì sẽ tới đích.
Phát triển kinh tế tư nhân là đột phá để tăng trưởng, tuy nhiên khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa hết khó khăn. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Khi bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế tư nhân có 25.000 DN, đến nay đã phát triển đến 600.000 DN, dự kiến sẽ lên 1 triệu DN vào năm 2020. DN tư nhân đã tạo ra gần 40% GDP, trong toàn bộ khu vực DN thì khu vực tư nhân (chưa tính hộ cá thể) tạo ra trên 62% việc làm mới năm 2016. Năm 2017 vốn của khu vực tư nhân chiếm 40,5% trong tổng nguồn vốn của xã hội.
Có thể nói, DN tư nhân không phải chỉ là vốn mà giải quyết việc làm cho lao động vẫn là lực lượng chủ yếu. Các con số trên đã nói lên cụ thể hơn, rõ ràng hơn động lực của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế đã và đang tiếp tục phát huy ngày càng nhiều hơn, ngày càng quan trọng hơn.
Tuy nhiên, đây là động lực cho tăng trưởng nhưng trên thực tế DN tư nhân vẫn gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như 42% DN cho biết xin được giấy phép rất khó khăn; vẫn có 58% DN phải xin những giấy phép con.., vì thế chúng ta còn có nhiều việc cần phải làm để kinh tế tư nhân lớn mạnh hơn. Vì vậy, ở tầm vĩ mô, chúng ta vẫn phải thúc đẩy việc hoàn thiện thể chế, gỡ bỏ những gì ngăn cản về mặt thể chế đối với các DN, đây là điều quan trọng nhất.
Hiện nay, muốn làm DN thì phải bán được hàng, không chỉ đối mặt với cạnh tranh trong nước mà các DN còn phải đối mặt với môi trường cạnh tranh khốc liệt trên thế giới. Nhà nước đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn để DN tư nhân phát triển, nhưng như thế là chưa đủ. Phải tạo động lực để DN thành lập mới tăng lên, vì mục tiêu 1 triệu DN vẫn là ít nếu tính theo tỷ lệ dân số/DN so với các nước phát triển. Nhất là DN ở nông thôn mới chiếm 2% trong tổng số DN chung của cả nước, cần phải thúc đẩy để có thêm nhiều DN trong nông nghiệp nông thôn, đây là khu vực DN tư nhân còn rất nhiều dư địa để phát triển.
Xin khẳng định lại, không phải chỉ là động lực quan trọng, mà kinh tế tư nhân ngày càng trở thành động lực quan trọng hơn trong sự phát triển của đất nước.
Thưa ông, để kinh tế tư nhân thực sự là đột phá cho tăng trưởng, cần khai thông những điểm nghẽn nào?
Xét về mặt vĩ mô thì Nhà nước nào thể chế đó, thể chế nào thì DN đó. Do đó, trước hết, cần tập trung vào hoàn thiện thể chế để tăng thêm số DN mới và giảm bớt số DN giải thể, ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, về lợi thế, DN tư nhân hơn hẳn DN nhà nước ở chỗ có điều kiện để quản trị tốt hơn, có quyền quyết định chủ động hơn. Về công nghệ, thời đại công nghiệp 4.0 chính là cơ hội rất lớn cho DN tư nhân, họ rất dễ xoay xở, tiếp cận được nhanh. Tựu trung lại, các DN tư nhân chỉ cần thể chế ưu việt, sự minh bạch, được đối xử công bằng.
Ở tầm vĩ mô, để tạo đà cho DN tư nhân phát triển, Nhà nước dứt khoát phải giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, không nên để xảy ra tình trạng lạm phát như trước đây. Chính sách phải hướng theo thị trường và đảm bảo tính nhất quán, không thay đổi. Bộ máy phải tinh gọn và luôn giữ được tinh thần kiến tạo, chứ không thể kéo dài mãi tình trạng “trên nóng dưới lạnh” hay “trên nóng, dưới nóng nhưng giữa lạnh” như thời gian qua.
Kinh tế Việt Nam đang hội nhập rất sâu, đồng thời cách mạng 4.0 đang rất mạnh mẽ, và chúng ta phải xác định, muốn hiện đại hóa phải từ các DN, do vậy bên cạnh thúc đẩy phát triển KHCN, tạo điều kiện để DN tiếp cận với KHCN, tôi đề nghị phải tập trung đào tạo nhân lực cho DN để có nhân lực chất lượng cao sẵn sàng cho ứng dụng thành tựu của cách mạng 4.0 vào phát triển DN. Làm được điều đó là bước đầu chúng ta thực hiện được cùng lúc hai đột phá thúc đẩy năng lực sáng tạo, ứng dụng công nghệ 4.0 và thúc đẩy, phát huy khu vực kinh tế tư nhân.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics