Bức tranh sáng - tối hậu cổ phần hóa - Bài 4: Tổng công ty Sông Đà "bết bát" sau cổ phần hóa
Nhiều khoản đầu tư ra ngoài của Công ty mẹ-Tổng công ty không mang lại cổ tức, lợi nhuận, thậm chí bị lỗ hoặc mất vốn đầu tư. Ảnh minh họa: ST |
Doanh thu, lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng, gánh "trên vai" những khoản nợ khổng lồ hay vẫn còn dây dưa trong quyết toán vốn nhà nước tại DN... là những nét phác thảo không mấy khả quan về "ông lớn" Tổng công ty Sông Đà-CTCP sau cổ phần hóa (CPH).
"Nặng gánh" nợ nần
Những năm gần đây, nhắc tới Tổng công ty Sông Đà-CTCP, ấn tượng rõ nét nhất chính là hoạt động sản xuất, kinh doanh không mấy sáng sủa với những khoản nợ phải trả hàng chục nghìn tỷ đồng bủa vây.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 của đơn vị này, nợ phải trả tính đến ngày 31/12/2019 là hơn 20.148 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ so với con số hơn 21.150 tỷ đồng dịp đầu năm 2019.
So sánh với năm 2018, các chỉ tiêu cả về doanh thu, lợi nhuận của DN đều ghi nhận sụt giảm. Cụ thể như: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng công ty Sông Đà-CTCP đạt hơn 7.390 tỷ đồng, giảm hơn 612 tỷ đồng so với con số hơn 8.002 tỷ đồng của năm 2018. Tương tự, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 đạt hơn 1.617 tỷ đồng, giảm hơn 329 tỷ đồng so với con số hơn 1.946 tỷ đồng của năm 2018. Lợi nhuận sau thuế Thu nhập DN năm 2019 đạt trên 329 tỷ đồng, giảm trên 33 tỷ đồng so với hơn 362 tỷ đồng của năm 2018…
Lùi lại một chút có thể thấy, ngay trước năm 2019, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà-CTCP cũng không mấy khả quan. DN này chính thức chuyển thành công ty cổ phần từ ngày 6/4/2018. Tuy nhiên, vốn nhà nước vẫn chiếm khoảng 99,79% vốn tại DN.
Theo báo cáo Bộ Tài chính gửi Bộ Xây dựng (tháng 12/2019) về tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2018 của Tổng công ty Sông Đà-CTCP, tổng doanh thu năm 2018 của Công ty mẹ đạt 1.814 tỷ đồng, giảm 860 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương mức giảm 32,2%. Lợi nhuận kế toán sau thuế Thu nhập DN năm 2018 chỉ đạt 22,4 tỷ đồng, giảm 145 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương mức giảm tới 86,7%.
Còn theo báo cáo tài chính hợp nhất, tổng doanh thu năm 2018 của Tổng công ty đạt 6.312 tỷ đồng, giảm 3.397 tỷ đồng so với 2017, tương đương mức giảm 35%. Lợi nhuận kế toán sau thuế Thu nhập DN đạt 333,5 tỷ đồng, giảm 221 tỷ đồng so với 2017. “Qua các số liệu trên, có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ chưa tương xứng với nguồn lực của Tổng công ty”, Bộ Tài chính đánh giá.
Về tình hình nợ phải thu và nợ phải trả của Tổng công ty, báo cáo của Bộ Tài chính nêu rõ: Tổng các khoản phải thu là 8.015 tỷ đồng, chiếm 51% tổng tài sản, gấp 1,77 lần vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ - Tổng công ty. Trong khi đó, nợ phải trả của Tổng công ty lên đến 11.135 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ - Tổng công ty tại thời điểm cuối năm 2018 là 2,46 lần; hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của toàn Tổng công ty là 2,8 lần.
Bộ Tài chính nhận xét: "Tình hình công nợ của Công ty mẹ chủ yếu liên quan đến các khoản phải thu và phải trả trong tổ hợp Công ty mẹ với các công ty con và công ty liên kết. Do vậy, mặc dù các chỉ số cho thấy Công ty mẹ - Tổng công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong trường hợp các công ty con, công ty liên kết gặp khó khăn, không có khả năng thanh toán".
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, khi nhắc tới câu chuyện hiệu quả CPH DN nói chung và trường hợp của Tổng công ty Sông Đà-CTCP nói riêng, chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương nhìn nhận, một trong những lý do điển hình khiến không ít DN hoạt động "bết bát" sau CPH là bởi CPH còn mang tính hình thức. Hàm lượng vốn cổ phần hóa thấp, vốn nhà nước vẫn rất lớn. Sau cổ phần hóa, bộ máy, con người của DN vẫn giữ nguyên. Cơ chế hoạt động cũng gần như không thay đổi hoặc thay đổi rất ít.
Đầu tư kém hiệu quả
Trong báo cáo gửi tới Bộ Xây dựng, câu chuyện đầu tư của Tổng công ty Sông Đà-CPCP được Bộ Tài chính nhắc tới khá nhiều. Cụ thể năm 2018, tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà là 6.226 tỷ đồng, đầu tư vào 38 DN, chiếm 39,7% tổng tài sản. Trong đó, đầu tư vào công ty con là hơn 3.500 tỷ đồng, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết là 2.561 tỷ đồng và đầu tư góp vốn vào đơn vị khác là 156 tỷ đồng. Cổ tức, lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư tài chính đạt 313 tỷ đồng, tỷ suất sinh lời không cao, đạt 5%.
Qua rà soát, Bộ Tài chính thấy rằng bên cạnh một số khoản đầu tư ra ngoài DN của Công ty mẹ mang lại hiệu quả như: Công ty CP Sông Đà 4, 5, 6, 9 ,10, Công ty Đầu tư và phát triển Điện San 3A…, còn một số khoản đầu tư không mang lại cổ tức, lợi nhuận với tổng giá trị 3.530 tỷ đồng (chiếm 56,7% tổng vốn đầu tư). Cụ thể đó là đầu tư vào Công ty CP Thủy điện Nậm Chiến, Công ty TNHH MTV Hạ tầng Sông Đà, Công ty CP Điện Việt Lào, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà…
Đáng chú ý, một số khoản đầu tư đã bị lỗ hoặc mất vốn như đầu tư vào Công ty CP Sông Đà 3, Công ty CP Phòng cháy chữa cháy và đầu tư xây dựng Sông Đà, Công ty CP Sông Đà 12, Công ty CP Cao su Phú Riềng Kratie... "Đây là những công ty có tình hình tài chính bết bát, tiềm ẩn nhiều rủi ro", Bộ Tài chính đánh giá.
Ngoài ra, riêng về công tác CPH, Bộ Tài chính còn lưu ý, Tổng Công ty Sông Đà chính thức chuyển thành công ty cổ phần từ ngày 6/4/2018, tuy nhiên đến thời điểm tháng 12/2019 (quá 1 năm so với thời gian quy định), Bộ Xây dựng vẫn chưa thực hiện quyết toán vốn nhà nước tại Sông Đà. "Bộ Xây dựng phải chịu trách nhiệm về việc chậm trễ khi thực hiện nội dung này", Bộ Tài chính chỉ rõ khi đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn tất việc quyết toán.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về nộp lợi nhuận còn lại phải nộp vào ngân sách (73,47 tỷ đồng), nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN khoản chênh lệch vốn Nhà nước tăng từ thời điểm xác định giá trị DN đến khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần sau khi trừ các khoản chi theo đúng quy định và các khoản lãi phát sinh do chậm nộp; đề nghị Bộ Xây dựng quản lý và sử dụng vốn đầu tư ra ngoài DN đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn; giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động của Công ty CP Thủy điện Nậm Chiến, Công ty CP Điện Việt Lào, Công ty CP Sông Đà 3... để có các giải pháp kịp thời".
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan ngày 8/5, đại diện truyền thông của Tổng công ty Sông Đà-CTCP cho biết: DN này không thể đưa ngay ra phần phản hồi, bình luận cho những nội dung liên quan được Bộ Tài chính gửi tới Bộ Xây dựng mà cần thêm thời gian để bộ phận chuyên môn có thể xem xét, hoàn thiện nội dung trả lời phù hợp. Báo Hải quan sẽ tiếp tục cập nhật về vấn đề này.
Tin liên quan
Thoái vốn tại 6 doanh nghiệp thu về gần 330 tỷ đồng trong 5 tháng 2024
09:03 | 04/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau 20 năm cổ phần hóa, Rạng Đông đạt doanh thu tăng hơn 20 lần
16:03 | 27/04/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
85 doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt đề án tái cơ cấu
14:27 | 26/04/2024 Tài chính
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform