Cần chế tài xử lý sai phạm trong xác định giá trị DN
Khi những đơn vị, cá nhân có trách nhiệm này làm ảnh hưởng lớn đến giá trị DN thì phải đi đến những chế tài để xử lý những đối tượng đã làm sai chế độ chính sách. Đây là ý kiến của ông Nguyễn Quang Thành, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước bên lề cuộc hội thảo quốc tế “Xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa và vai trò của Kiểm toán Nhà nước” vừa được tổ chức gần đây.
Có nhiều vấn đề xảy ra trong việc định giá giá trị tài sản DN trong quá trình cổ phần hóa DNNN. Trước hết, ông có thể chia sẻ kết quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong việc xác định giá trị DN, thưa ông?
Qua việc giao nhiệm vụ cho cơ quan Kiểm toán tại Thông tư 127/2014/TT-BTC, đối với DN có vốn trên 500 tỷ đồng, cơ quan Kiểm toán có trách nhiệm xác định lại giá trị DN, trên cơ sở các cơ quan tư vấn và các cơ quan được Kiểm toán đề xuất. Với quy mô đó, năm 2016 chúng tôi đã được Chính phủ giao cho việc xác định lại giá trị 8 DN. Qua kiểm toán, chúng tôi đã xác định được giá trị DN và đã điều chỉnh rất nhiều số liệu của các DN. Tất cả các cơ quan tư vấn, các đơn vị được kiểm toán phải chấp hành và tuân thủ các giá trị cơ quan Kiểm toán đã xác định. Qua đánh giá, theo dõi, chúng tôi thấy rằng, về cơ bản các cơ quan tư vấn và các đơn vị đều thực hiện đúng nguyên tắc. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc cụ thể, chúng tôi thấy còn một số bất cập, tồn tại. Trong đó, tồn tại lớn nhất là những bất cập trong cơ chế, chính sách. Đây là nguyên nhân dẫn tới các cơ quan tư vấn áp dụng có những cái chưa phù hợp ở nhiều nội dung giữa Thông tư 127 và Nghị định 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
Xin ông cho biết đã có những vấn đề gì xảy ra trong định giá DN khiến cho công tác cổ phần hóa bị chậm lại?
Trong quá trình tổ chức kiểm toán, chúng tôi nhìn nhận, phát hiện được nhiều vấn đề. Theo đó chúng tôi đã đề nghị 8 vấn đề cần phải giải quyết để lộ trình xác định giá trị DN nhằm cổ phần hóa DNNN sắp tới sẽ thuận lợi hơn. 8 vấn đề này chúng tôi sẽ có trong báo cáo chính thức. Đối với cơ quan tư vấn, qua theo dõi các đơn vị được kiểm toán thấy rằng, hiện nay có một số nhóm vấn đề thường xảy ra, như: Những đơn vị được kiểm toán xác định giá trị tài sản còn chưa chính xác; một số loại tài sản đáng lẽ được đưa vào giá trị của DN nhưng vẫn còn bỏ sót; các cơ quan tư vấn xác định các phương pháp tính chưa đồng bộ, hoặc chưa đưa vào so sánh các phương pháp để tính sử dụng vốn Nhà nước hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, trong xác định giá trị tài sản có những loại tài sản được áp dụng trong suất đầu tư hoặc trong đơn giá xây dựng cơ bản, nhưng các tổ chức tư vấn hoặc các đơn vị kiểm toán không xác định theo phương pháp này, mà lấy theo phương pháp giá trị còn lại, như vậy sẽ không phản ánh đúng giá trị tài sản. Hoặc các suất đầu tư của các tài sản do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành chưa có trong các biểu của Nhà nước, gây ra những khó khăn cho cơ quan Kiểm toán phải xác định lại hoặc phải có những phương pháp khác để tính, bảo đảm giá trị tài sản thực hơn để đưa vào giá trị DN.
Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành hội thảo giữa các cơ quan khoa học với các cơ quan quản lý Nhà nước, các DN được chúng tôi kiểm toán và các tổ chức quốc tế để đưa ra những tranh luận, trao đổi, thống nhất để đi tới kiến nghị với các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có sự chỉnh sửa cho phù hợp, từ đó tổ chức thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, nghị quyết của Trung ương và các quyết định của Chính phủ trong lộ trình sắp tới, để làm sao đạt được hiệu quả tốt nhất theo mong muốn của Đảng, Chính phủ và kỳ vọng của nhân dân.
Ông vừa nhắc đến một vấn đề đó là một số tài sản không được đưa vào để xác định tài sản của DN trước khi cổ phần hóa, vậy thường những dạng tài sản nào đã bị bỏ sót trong quá trình định giá? Đến thời điểm này, trong 8 DN Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán lại giá trị DN trong thời gian vừa qua thì sự chệnh lệch giá trị tài sản trước và sau kiểm toán là bao nhiêu phần trăm, thưa ông?
Qua theo dõi 8 DN thì những tài sản chưa được đưa vào xác định giá trị DN của các đơn vị thường là những tài sản không có giá trị lớn hoặc những tài sản trong các Ban quản lý dự án chuyển giao giữa các giai đoạn. Tuy giá trị không lớn nhưng dấu hiệu này cũng thể hiện sự buông lỏng trong các đơn vị quản lý tài sản này. Chúng tôi cũng đã chỉ ra cho các DN và các DN cũng đã thấy rằng đây là những nội dung cần phải đưa vào định giá và đã khắc phục.
Bên cạnh đó, về sự chệnh lệch giá trị tài sản trước và sau kiểm toán, qua theo dõi 8 DN, chúng tôi thấy rằng, tỷ trọng chênh lệch trong mỗi DN khác nhau, vì thế quy đổi thành tỷ lệ chung thì chưa quy đổi được. Nhưng chúng tôi thấy có những DN giá trị tài sản không lớn nhưng tỷ lệ điều chỉnh lớn, đồng thời có những DN giá trị tài sản lớn nhưng tỷ lệ điều chỉnh lại không nhiều. Như vậy, để đánh giá quy đổi thì chúng tôi sẽ phải xem xét từng DN cụ thể. Có những DN qua kiểm toán đã phải điều chỉnh tới 10%, thậm chí có DN phải điều chỉnh giá trị DN tới 20%.
Ông có thể chia sẻ những vướng mắc, sự chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này? Đến thời điểm này, sau khi Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán lại việc xác định giá trị DN tại các DN thì bộ ngành nào sẽ phải thay đổi nhiều nhất về chính sách, thưa ông?
Tôi có thể lấy một ví dụ về sự thiếu thống nhất trong các quy định, đó là quy định về thời điểm xác định giá trị DN được quy định tại Thông tư 127/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính và Nghị định 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Thông tư 127 quy định thời điểm xác định giá trị DN là thời điểm tổ chức thực hiện xác định giá trị DN, còn Nghị định 59 quy định thời điểm xác định giá trị DN là giữa thời điểm xác định giá trị DN của những DN được kiểm toán với thời điểm các cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện xác định lại. Điều này dẫn tới chênh lệch nhau khá nhiều về thời gian, mà thời gian khác nhau dẫn đến giá trị tài sản cũng sẽ khác nhau. Do đó, chúng tôi muốn đưa thời điểm xác định giá trị DN được quy định tại Thông tư 127 và Nghị định 59 phải trùng nhau.
Về thay đổi cơ chế, chính sách, quan điểm của cơ quan Kiểm toán Nhà nước là hiện nay việc xác định giá trị DN có sự liên quan của rất nhiều bộ ngành, nhưng một trong những bộ ngành quan trọng nhất đó là Bộ Tài chính sẽ phải xem xét các nội dung này.
Theo ông, cần có giải pháp gì để hạn chế những bất cập của việc xác định giá trị DN trong thời gian tới? Không chỉ phải lấp những lỗ hổng về chính sách mà còn phải làm gì với những sai phạm của các cá nhân trong quá trình định giá tài sản này, thưa ông?
Để hạn chế tình trạng này, tôi cho rằng điều đầu tiên là cần chỉnh sửa lại cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật cho có sự thống nhất. Đây là sự chuẩn mực để các đơn vị, các tổ chức tư vấn, các cơ quan kiểm tra pháp luật tổ chức thực hiện và tuân thủ theo những quy định thống nhất chung đó. Bên cạnh đó, chúng tôi đã đưa ra những giải pháp của ngành Kiểm toán, trong đó có kiến nghị với Chính phủ phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tư vấn, trách nhiệm của các đơn vị được tư vấn để xác định giá trị DN. Khi những đơn vị, cá nhân có trách nhiệm này làm ảnh hưởng lớn đến giá trị DN thì phải đi đến những chế tài để giải quyết những đối tượng đã làm sai chế độ chính sách.
Xin cảm ơn ông!
TS. Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính: Để tăng cường trách nhiệm và chất lượng của công tác tư vấn định giá DN cổ phần hóa theo hướng quy định mở nguyên tắc áp dụng các phương pháp định giá mới theo tiêu chuẩn định giá Việt Nam, pháp luật về giá và thông lệ thị trường, các DN dịch vụ định giá được lựa chọn 2 phương pháp định giá và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính khoa học và tính đúng đắn trong kết quả tư vấn theo từng phương pháp định giá lựa chọn, yêu cầu bắt buộc phải xác định giá trị theo ít nhất là 2 phương pháp nhằm kiểm tra tính hợp lý của kết quả trước khi công bố giá trị DN. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2017-2020, đối tượng cổ phần hóa tiếp tục được mở rộng tới các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước lớn, tình hình tài chính phức tạp mang tính chất đặc thù đòi hỏi tiếp tục phải hoàn thiện cơ chế liên quan đến xác định giá trị DN cho phù hợp nhằm xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị DN, tổ chức định giá sát với giá thị trường, hạn chế tối đa khả năng thất thoát vốn và tài sản Nhà nước. Ông Brian McEnery, Chủ tịch Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) Toàn cầu: Việc định giá DN rất phức tạp, do đó DN thường phải sử dụng các chuyên gia định giá. Một số phương pháp xác định giá trị khi cổ phần hóa có thể áp dụng bao gồm: phương pháp định giá các tài sản do DN sở hữu (thường dẫn đến xác định mức giá trị/lợi nhuận thấp cho DNNN), phương pháp chiết khấu dòng tiền và các phương pháp định giá dựa trên thị trường. Cần nhấn mạnh, các cuộc định giá cần chuyên gia độc lập. Cơ quan kiểm toán tối cao nên đảm bảo là các mô hình định giá khác nhau được sử dụng dựa trên các phương pháp phù hợp và hợp lý, tuân theo các nguyên tắc được quốc tế công nhận. Việc định giá cần được thực hiện độc lập với quan điểm của cả người mua tiềm năng và của cơ quan quản lý tài sản hiện tại. Việc định giá độc lập nên bao gồm tất cả mọi khía cạnh của DN. Việc định giá này cần được cập nhật khi các điều khoản hợp đồng cổ phần hóa DN thay đổi. Hoài Anh (ghi) |
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics