Cần chính sách tốt hơn trong tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Ông nhận định thế nào về thực trạng quản lý đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay?
- Ngay từ năm 2013, Việt Nam đã xác định kinh tế nông nghiệp sẽ phải là 1 ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Nếu muốn là ngành kinh tế mũi nhọn, ngoài những việc như chế biến, dịch vụ, XK…, làm ra nông sản là câu chuyện rất quan trọng, là “gốc” của vấn đề.
Vấn đề quan hệ sở hữu rất được quan tâm, nếu như ngày xưa mối quan tâm lớn là quan hệ giữa địa chủ và nông dân thì hiện nay quan hệ sở hữu đã khác đi. Đó là quan hệ giữa các cá thể nông dân, trong đó có nông dân giàu, nông dân nghèo; thậm chí có trang trại, có cả DN kết hợp với nông dân…, rất nhiều thứ. Tuy nhiên, những câu chuyện này chưa được làm rõ trong Luật Đất đai 2013.
Có những lo lắng đã được đặt ra như liệu có hình thành tầng lớp địa chủ mới hay không, song tôi cho rằng chưa đến mức lo. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, thực chất địa chủ mới nằm trong các DN chứ không nằm trong nông dân. Việc sửa Luật Đất đai 2013, có liên quan đến đất nông nghiệp còn rất nhiều vấn đề phải nghiên cứu, phải làm. Nhiều câu chuyện phải lo, thứ nhất là để cho nông dân yên tâm làm nông nghiệp; thứ hai, còn một lượng nông dân chuyển sang khu vực phi nông nghiệp cũng vẫn chuyển được một cách tốt đẹp.
Có ý kiến cho rằng, nông nghiệp Việt Nam vốn được phát triển chủ yếu dựa vào hộ nông dân cá thể với các mảnh ruộng nhỏ lẻ, phân tán, khó phát triển lớn mạnh. Điều này phần nào phản ánh thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam còn những điểm bất ổn. Quan điểm của ông như thế nào?
- Thứ nhất, phải nói rằng việc giao đất của hợp tác xã cho hộ gia đình cá nhân theo quy định tại Luật Đất đai 1993 và Nghị định của Chính phủ năm 1994 là chính sách đất đai tuyệt vời. Bởi vì, điều này đã giải phóng được sức lao động của người nông dân, hay nói cách khác là giải phóng được sức sản xuất, từ đó làm cho nông nghiệp Việt Nam từ nền kinh tế nông nghiệp không đủ gạo cho dân trở thành nền kinh tế nông nghiệp XK được gạo cho các nước khác.
Tuy nhiên, hiện nay, nông sản của Việt Nam chỉ có một số loại nhất định được XK đến các thị trường “khó tính” như Mỹ, EU với mức giá cao. Còn đại đa số hàng hoá vẫn chủ yếu XK sang thị trường Trung Quốc. Vừa qua, hàng nghìn xe nông sản vẫn tồn đọng tại cửa khẩu biên giới XK sang Trung Quốc. Đó là thực tế rất đau lòng.
Chính sách giao đất của hợp tác xã cho hộ gia đình cá nhân là chính sách tốt nhưng đã hết phát huy tác dụng. Sau nhiều năm nhìn lại có thể thấy, sức XK của ngành nông nghiệp vẫn tốt nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn bị chia cắt nhỏ lẻ, không có cách nào có thể tập trung lại được.
"Bài toán" trung tâm hiện nay vẫn là tập trung, tích tụ đất đai để có một nền nông nghiệp quy mô lớn; từ đó mới áp dụng được công nghệ cao, kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp, có nền nông nghiệp chất lượng cao hơn, hướng tới chinh phục các thị trường XK “khó tính” với mức giá cao hơn. Lúc đó, nông nghiệp Việt Nam mới đỡ được cảnh hàng nghìn xe xếp hàng chờ tại biên giới Trung Quốc.
Theo ông, để người nông dân gắn bó với đất đai, đặc biệt là người dân nghèo có thể sống ổn định, phát triển bền vững từ việc khai thác, sử dụng đất nông nghiệp, cần thay đổi điểm mấu chốt nào trong quy định của pháp luật về đất nông nghiệp?
- Khi người nông dân cảm thấy thu nhập từ đất nông nghiệp đủ sống thì tự khắc họ sẽ “yêu” đất nông nghiệp. Đó là quy luật tự nhiên. Nhiều người hiện nay nói về vấn đề bỏ đất hoang, đó là bởi việc làm nông nghiệp không giúp người dân đủ sống như làm các công việc khác, ví dụ như làm phu hồ. Người ta đi làm vài ngày đã bằng làm nông nghiệp cả tháng.
Trong câu chuyện này, tại Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã có những cách xử lý linh hoạt. Ví dụ, Nhật Bản đã tạo ra các “ngân hàng” đất nông nghiệp. Ai có đất nông nghiệp không sử dụng gửi vào “ngân hàng” này và thu được khoản lãi nhất định. Với Hàn Quốc, họ tạo ra một trung tâm thu nhận đất nông nghiệp. Trung tâm này không mang tính lợi nhuận nhưng có vai trò điều phối xã hội để làm sao cho đất nông nghiệp đó được sử dụng vào những mục đích nhất định của nông nghiệp. Trung tâm làm cho đất nông nghiệp thường xuyên được sử dụng. Đáng chú ý, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc không phạt người bỏ hoang đất nông nghiêp mà dùng nhiều cách để sử dụng đất nông nghiệp khi bị bỏ hoang.
Điều thứ hai tôi muốn nhắc tới hiện nay là, Việt Nam phải làm như thế nào để tích tụ, tập trung đất đai khi đất đai nông nghiệp rơi vào tình trạng rất manh mún. Câu chuyện này thực ra là phải xây dựng một quan hệ sản xuất mới. Ví dụ, Việt Nam phải tích cực trong câu chuyện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trường hợp người nông dân thực sự không cần đến đất nông nghiệp, chuyển sang hẳn lao động phi nông nghiệp.
Khi họ có đảm bảo về thu nhập từ khu vực phi nông nghiệp nên khuyến khích họ chuyển nhượng sang cho những người có khả năng tập trung đất. Những người có nhiều đất, mang lại lợi ích cho nhiều người lao động khác trên khu vực nông nghiệp thì phải hoan nghênh, có chính sách hỗ trợ. Nhìn chung, câu chuyện tập trung, tích tụ đất đai vẫn đang cần những chính sách tốt hơn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Hoàn thành phê duyệt tái cơ cấu, sắp xếp Vinapaco và Vinacafe trước 31/10
10:48 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics