Cần đẩy mạnh công tác đào tạo luật sư về phòng vệ thương mại
Kiện phòng vệ thương mại “leo thang” khi xuất khẩu tăng tốc | |
Hàng xuất khẩu đối mặt 212 vụ kiện phòng vệ thương mại |
Nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại đang nhắm tới các sản phẩm gỗ của Việt Nam. Ảnh: N.H |
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước chủ động hơn trong việc xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài cũng như sử dụng hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, ngày 30/6, Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương phối hợp cùng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM tổ chức hội thảo “Phòng vệ thương mại trong hiệp định RCEP: quy định và thực tiễn”.
Hiệp định RCEP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã tạo nên một thị trường rộng lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước RCEP đạt 132,32 tỷ USD, tăng khoảng 16% so với năm 2020 và nhập khẩu 238,5 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2020.
Theo các chuyên gia, sự tăng trưởng nhanh chóng của xuất khẩu trong những năm qua đã cho thấy năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều ngành đã cao hơn, hàng hóa Việt Nam đã thâm nhập được và có chỗ đứng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, điều này cũng tạo áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất tại nước nhập khẩu, khiến các ngành sản xuất này có thể phải đề nghị Chính phủ sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để bảo vệ mình.
Ông Chu Thắng Trung, Phó cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương nhận định, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Trên thực tế, số lượng vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hóa của Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Tính đến hết năm 2021, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 208 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Trong đó, số vụ việc điều tra từ năm 2011 đến nay là 161 vụ, chiếm tỷ lệ 77%.
Thời gian qua, với các nỗ lực của Chính phủ, nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp về phòng vệ thương mại đang dần được nâng cao. Một số ngành, một số doanh nghiệp đã xác định được điều tra phòng vệ thương mại là hoạt động bình thường trong thương mại quốc tế, do đó chủ động trong việc xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Tuy nhiên, theo ông Trung, đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiểu biết về phòng vệ thương mại chưa sâu nên vẫn còn bị động khi trở thành đối tượng bị điều tra, không hiểu rõ các công việc cần thực hiện trong khi yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài rất chặt chẽ về trình tự thời gian, thủ tục, các thông tin doanh nghiệp phải cung cấp. Các doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu của cơ quan điều tra có khả năng cao nhận được kết quả bất lợi, thể hiện bởi việc phải chịu mức thuế cao khi xuất khẩu vào thị trường áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu.
Ở chiều ngược lại, các công cụ phòng vệ thương mại nếu được áp dụng hợp lý sẽ là tấm khiên để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh các hàng rào thuế quan thông thường sẽ được giảm dần theo các cam kết của Việt Nam trong RCEP. Bởi khi thuế nhập khẩu giảm, hàng nhập khẩu dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam, trong đó có một số mặt hàng có những hành vi cạnh tranh không công bằng như bán phá giá hay nhận được trợ cấp của Chính phủ nước ngoài.
“Biện pháp phòng vệ thương mại khi đó là công cụ để thiết lập lại môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo cho các doanh nghiệp trong nước khắc phục thiệt hại, duy trì việc làm cho người lao động và tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thực hiện được khi các doanh nghiệp hiểu và biết cách sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại được pháp luật quy định” – ông Chu Thắng Trung nhấn mạnh.
Ông Phan Khánh An, Phó trưởng phòng pháp chế, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, trong việc xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại thời gian qua, sự tham gia của các nhà nhập khẩu và các hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam còn khá mờ nhạt. Đặc biệt là vai trò của luật sư trong các vụ việc phòng vệ thương mại còn nhiều hạn chế, rất ít luật sư Việt Nam am hiểu về phòng vệ thương mại. Do đó, ông Phan Khánh An kiến nghị cần đẩy mạnh công tác đào tạo luật sư về phòng vệ thương mại.
Về phía các doanh nghiệp, ông Nguyễn Hữu Trường Hưng, Trưởng phòng Điều tra thiệt hại và tự vệ, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp cần nghiên cứu và nắm vững các quy định về phòng vệ thương mại, đồng thời chủ động và tích cực phối hợp giữa các doanh nghiệp vì lợi ích chung của ngành sản xuất trong nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống kế toán minh bạch và theo chuẩn kế toán Việt Nam.
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 12,7 tỷ USD trong tháng 8
16:31 | 07/09/2024 Hải quan
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40,08 tỷ USD
16:04 | 05/09/2024 Kinh tế
Thủy sản nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa kiểm dịch thế nào?
10:05 | 05/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Định vị cảng biển Quảng Ninh trên bản đồ hàng hải quốc tế
20:34 | 04/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài đảm bảo thủ tục hải quan thông suốt sau bão số 3
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics