Cần định "giá trần" cho sách giáo khoa trong giai đoạn đầu xã hội hóa
Một số sách giáo khoa mới của Nhà xuất bản Giáo dục. Ảnh: ST |
Xem xét bổ sung mặt hàng sách giáo khoa vào danh mục Nhà nước định giá tối đa | |
Chạy đua quảng bá sách giáo khoa mới để giành thị phần | |
SGK tiếng Anh mới đang được hoàn tất những thủ tục cuối cùng |
Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ bổ sung sách giáo khoa vào danh mục Nhà nước định giá bằng hình thức định giá tối đa.
Chỉ phải kê khai giá
Sách giáo khoa hiện nay đang được quản lý theo quy định tại Luật Giáo dục và Luật Giá, trong đó giá sách giáo khoa được thực hiện theo quy định tại pháp luật về giá, thuộc danh mục mặt hàng thực hiện kê khai giá nhưng không thuộc danh mục mặt hàng do nhà nước định giá, bình ổn giá.
Căn cứ vào Luật Giá, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Giá, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 177, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn cách thức thực hiện và tiếp nhận kê khai giá hàng hóa, dịch vụ nói chung, trong đó có sách giáo khoa.
Theo quy định có nêu, cơ quan tiếp nhận kê khai giá là Bộ Tài chính. Bộ Tài chính không phê duyệt giá sách giáo khoa. Giá sách giáo khoa do doanh nghiệp (các nhà xuất bản) tự xây dựng, tự chịu trách nhiệm về giá bán và thực hiện kê khai giá với cơ quan có thẩm quyền. Theo thẩm quyền, vừa qua, Bộ Tài chính đã tiếp nhận kê khai giá của 3 nhà xuất bản, đồng thời cũng đã rà soát văn bản kê khai giá theo quy định, trong đó, rà soát bảng kê khai mức giá, bảng xây dựng hình thành mức giá bán sách giáo khoa vì đây là lần đầu tiên các nhà xuất bản thực hiện kê khai giá bộ sách giáo khoa mới với cơ quan quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, triển khai quy định tại Luật Giáo dục, Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục thống nhất, sau đó các tác giả, các nhà xuất bản dựa vào chương trình để viết sách giáo khoa. Sau khi sách được viết xong, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi, thẩm định nội dung để chọn ra một số bộ sách giáo khoa có nội dung hay và sát với chương trình nhất. Sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn, các tác giả, các nhà xuất bản sẽ tổ chức in, phát hành. Giám đốc sở, hiệu trưởng các trường, hoặc giáo viên, phụ huynh, học sinh tự chọn cho mình một bộ sách thích hợp (trong số những bộ sách đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định nội dung). Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hiện nay mới có 3 nhà xuất bản có hoạt động cung ứng sách giáo khoa ra thị trường đã thực hiện theo đúng tinh thần xã hội hóa trong việc biên soạn sách giáo khoa theo Luật Giáo dục, Nghị quyết 88/2014/QH13.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc thực hiện xã hội hóa trong biên soạn sách giáo khoa có những ưu điểm như đã thu hút được đông đảo đội ngũ trí thức, nhà giáo, chuyên gia giỏi tham gia; và vì được lựa chọn bởi nhiều nhóm tác giả nên sẽ có sự cạnh tranh về mặt chất lượng nội dung. Theo đó, sách giáo khoa có thể sẽ có nội dung hay hơn, hình thức đẹp hơn. Giáo viên, học sinh, phụ huynh có điều kiện chọn cho mình bộ sách giáo khoa hay và phù hợp nhất để giảng dạy và học tập. Cũng vì được nhiều nhà xuất bản tham gia nên việc in ấn, phát hành diễn ra trong môi trường cạnh tranh. Không còn độc quyền trong xuất bản sách giáo khoa như dư luận đề cập trước đây.
Về lâu dài sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt
Vừa qua, các nhà xuất bản đã lần lượt công bố giá bán các bộ sách giáo khoa mới, trong đó mức giá bán mới có bộ cao gấp 3,5 lần so với sách giáo khoa của năm học 2019-2020. Điều này đang gây nhiều ý kiến trái chiều.
Về nội dung này, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết: Nếu chỉ so sánh đơn thuần về mức giá của các bộ sách thì so với bộ sách lớp 1 cũ (bộ sách đã được dùng cho năm học 2019-2020), bộ sách giáo khoa mới có mức giá cao hơn. Tuy nhiên, việc so sánh này không tương đồng, do việc biên soạn, xuất bản một bộ sách mới có những điểm khác biệt so với bộ sách trước đây.
Cụ thể: Theo yêu cầu về cải cách giáo dục, đồng thời do thị trường đã có một số nhà xuất bản tham gia nên có sự cạnh tranh trong việc huy động các chuyên gia giỏi, đội ngũ tri thức... tham gia biên soạn sách giáo khoa. Thêm vào đó, yêu cầu về chất lượng sách cũng cao hơn, bao gồm cả quy cách chất lượng cũng phải thay đổi (khổ sách lớn hơn, số lượng màu nhiều hơn...). Thị phần trên thị trường bị chia sẻ, đồng thời không dự báo được thị phần sẽ là khó khăn cho các nhà xuất bản tham gia thị trường.
Ngoài ra, do phải cạnh tranh giữa các nhà xuất bản nên một số chi phí được kết cấu trong giá như: chi phí tem chống giả, chi phí tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, hướng dẫn sử dụng. Xét về số lượng thì số lượng cuốn sách giáo khoa trong bộ sách giáo khoa mới (từ 9 - 10 cuốn) nhiều hơn số lượng quyển sách trong bộ sách giáo khoa cũ (6 cuốn).
“Như vậy, có thể nói đây là những bước đi đầu tiên trong quá trình thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Về lâu dài sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà xuất bản thông qua chất lượng cũng như giá bán sách giáo khoa. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thực hiện xã hội hóa hiện nay, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh bằng hình thức điều tiết giá hoặc việc các nhà xuất bản tự định giá sách giáo khoa ở mức cao sẽ có thể xảy ra. Việc này sẽ tác động trực tiếp đến người dân, đặc biệt đối với người dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn” – ông Tuấn nói.
Để hạn chế tác động về giá ở giai đoạn đầu thực hiện xã hội hóa trong việc biên soạn sách giáo khoa, Bộ Tài chính đã định ra một số giải pháp. Đại diện Cục Quản lý giá cho hay, việc triển khai thực hiện bộ sách giáo khoa mới trong bối cảnh các nhà xuất bản kê khai giá như hiện nay có thể sẽ dẫn đến hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh bằng hình thức điều tiết giá, tạo tâm lý bất ổn cho phụ huynh và học sinh. Từ những phân tích trên, kết hợp kinh nghiệm quốc tế của những quốc gia có điều kiện tương đồng, trong thời gian tới đặt ra yêu cầu nhà nước cần có giải pháp cấp bách để điều tiết giá, đảm bảo công bằng giữa các nhà xuất bản và thực hiện mục tiêu về an sinh xã hội, đặc biệt cho các khu vực vùng sâu, vùng sa, vùng có kinh tế khó khăn.
Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chức năng đánh giá để đề xuất, báo cáo Chính phủ phương án quản lý giá sách giáo khoa cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam, dự kiến sẽ trình Chính phủ bổ sung mặt hàng sách giáo khoa vào danh mục Nhà nước định giá bằng hình thức định giá tối đa.
Ngày 21/4/2020, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả công tác điều hành giá quý I và định hướng công tác điều hành giá quý II, các tháng còn lại của năm 2020. Phát biểu kết luận tại cuộc họp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng và các cơ quan liên quan có biện pháp cụ thể giảm giá các loại vật tư, thiết bị y tế, sách giáo khoa, giá dịch vụ vận tải, bình ổn giá vật liệu xây dựng, các loại hàng hóa thiết yếu để vừa góp phần giảm khó khăn đời sống, vừa giảm chi phí sản xuất kinh doanh. |
Tin liên quan
Phân biệt thật-giả sách giáo khoa và đồ dùng học tập
14:59 | 20/08/2024 An ninh XNK
Chuyển Cơ quan điều tra vụ buôn bán hàng nghìn cuốn sách giáo khoa giả tại Bình Dương
20:39 | 25/08/2023 An ninh XNK
Thông qua Luật Giá (sửa đổi), giữ quy định về giá trần dịch vụ hàng không nội địa
18:00 | 19/06/2023 Tài chính
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
Hải quan TPHCM: Đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc trên 1,2 tỷ đồng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform