Cần đối thoại, tương tác để nâng cao chất lượng cắt giảm giấy phép con
Sau một thời gian nỗ lực cắt giảm điều kiện kinh doanh, đến nay, theo thống kê hiện vẫn còn hơn 5.700 “giấy phép con” đang “hành” DN. Ông bình luận như thế nào về con số này?
Trước hết, công luận và các cơ quan của Chính phủ cũng phải thừa nhận với 5.700 giấy phép con đang tồn tại là khối lượng rất lớn, là ma trận mà DN và những người mong muốn đi vào lĩnh vực kinh doanh sẽ bị lúng túng để khởi sự kinh doanh cũng như tổ chức sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên cách tiếp cận về số lượng và khái quát như vậy là cách tiếp cận chưa toàn diện. Vì giả sử nếu chúng ta cắt giảm được khối lượng lớn các giấy phép con rồi thì sau đó chúng ta khoanh tay trong thời gian dài tiếp theo ư? Do đó, tôi cho rằng đây chỉ là điểm khởi đầu của một tiến trình mà nơi đó có tính chủ động và tính tương tác giữa cơ quan chức năng, DN và khu vực tư nhân, là những chủ thể cụ thể muốn tiến hành kinh doanh, họ có sự tương tác và đồng hành cùng nhau để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và đóng góp tích cực hơn cho phát triển kinh tế, thông qua chất lượng hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện chính sách và được hưởng lợi từ cơ chế chính sách đó.
Nói một cách ngắn gọn là phải tổ chức hệ thống đối thoại công tư, qua đó tổng hợp những vấn đề chuyên môn để thường xuyên cập nhật những vấn đề đó thành chính sách, thành sự tương tác giữa cơ quan quản lý với DN, trở thành vấn đề chia sẻ ngôn ngữ trong hoạch định chính sách. Ví dụ như khi ban hành chính sách thì cơ quan ban hành phải giải thích rõ mục tiêu, biện pháp và cần sự phối hợp như thế nào. Dưới góc độ khác, DN cũng cần phản ánh nếu thấy mục tiêu đó có cái còn mơ hồ, phương pháp không chính xác và có những vấn đề ảnh hưởng đến quyền lợi của DN...
Tôi nhấn mạnh là cắt giảm điều kiện kinh doanh là một chương trình ưu tiên của Chính phủ nhưng chương trình này sẽ bị hạn chế áp dụng nếu như nó chỉ đơn thuần nhằm vào yếu tố số lượng. Ở đây chúng ta đang xây dựng cơ chế ban hành chính sách làm sao để mọi người cùng hiểu biết về quy trình, tiêu chí, phương pháp… tạo ra quá trình tương tác và chính trong quá trình này, việc ban hành chính sách hay cắt giảm chính sách sẽ thực sự chất lượng.
Tại Hội thảo "Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng - Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại tại Việt Nam" do Diễn đàn Kinh tế tư nhân tổ chức vào tháng 4/2017, ông cho biết Diễn đàn Kinh tế tư nhân cũng đã xây dựng lộ trình rà soát, đánh giá từ đó đưa ra những giải pháp cải cách trong năm 2017 với những vấn đề ưu tiên, tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho DN. Xin cho biết kết quả sơ bộ của việc rà soát này?
Tại hội thảo đó chúng tôi cam kết cùng với các hiệp hội, các DN rà soát những nội dung này. Tuy nhiên, hiện nay còn 5.700 điều kiện kinh doanh, mà việc rà soát này thường mất nhiều thời gian, dù chỉ là rà soát với với một vài điều kiện kinh doanh. Hiện chúng tôi đang phối hợp với các hiệp hội để nêu bật các vấn đề đang nhận được sự quan tâm. Điều quan trọng hơn là phối hợp với các cơ quan Chính phủ, các bộ, ngành và các cơ quan tương đương để xây dựng cơ chế cập nhật thường xuyên, cơ chế này như các cây ăng-ten cắm khắp mọi miền đất nước hoặc tại các thị trường đang được quan tâm để phát hiện được những vấn đề phát sinh, tổng hợp thành những vấn đề chung để giải quyết và tổng hợp thành những giải pháp về chính sách đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thậm chí đi trước yêu cầu của thực tiễn. Quá trình này tuy có hơi dài nhưng hiện nay đang vận động rất tốt. Tôi tin rằng trong thời gian tới sẽ đem lại những kết quả tích cực, bởi đây là cơ chế đem lại cho DN sự tự tin, tham gia cùng chúng tôi trong việc xây dựng chính sách, để chúng ta thường xuyên có sự tương tác, đồng hành, xây dựng chính sách.
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), sở dĩ số lượng giấy phép con còn lớn là do hiện nay vẫn còn tới hơn 100.000 mặt hàng thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành, trong khi danh mục này hoàn toàn có thể cắt giảm nhiều hơn nữa. Ông nhận định về vấn đề này như thế nào?
Tôi cho rằng về số lượng thì 100.000 mặt hàng trong diện phải kiểm tra chuyên ngành là quá nhiều. Nhưng cũng có cái khó là trong đó có những mặt hàng lại rơi vào phạm vi kiểm tra của nhiều bộ, ngành. Cho nên chính các bộ ngành cũng lúng túng, thậm chí trong cùng một bộ ngành thì lại rơi vào nhiều vụ, cục quản lý. Do đó, điểm hạn chế của chúng ta không chỉ là danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành rất lớn mà vẫn chưa rõ là ai kiểm tra khâu nào, ai quản lý khâu nào. Vì thế phải làm sao quy về một đầu mối, rút ngắn danh mục đó. Nhưng phải rút làm sao để không ảnh hưởng đến mục tiêu chính sách đề ra như: An toàn cho người tiêu dùng, vật nuôi, an toàn đến môi trường, nguồn nước. Có thể nói, danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành quá dài, tính chuyên môn bị hạn chế, tính hệ thống chưa cao, cho nên cần phải quan tâm tới việc tương tác giữa công và tư để triển khai một cách thuận lợi. Hiện nay những đối thoại theo cơ chế như VPSF tổ chức sẽ giúp cho các bên cùng ngồi lại với nhau để đối thoại. Giữa DN với Chính phủ, các cơ quan công quyền là sự tương tác, phối hợp, xây dựng, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, không tạo ra thế đối đầu trong xây dựng, thực thi các chính sách, quy định pháp luật.
Tới đây, để cắt giảm triệt để “rừng” giấy phép con đang bủa vây DN, đã có ý kiến đề xuất thành lập Tổ đặc nhiệm để “chặt đứt” các điều kiện kinh doanh vô lý đã và đang gây khó khăn, cản trở DN. Ông đánh giá như thế nào về đề xuất này?
Liên quan đến giấy phép con, đây chỉ là một phần trong vấn đề tương tác để tạo ra được chính sách tốt, tạo thuận lợi thương mại, chuẩn mực cho các DN hoạt động. Bởi nếu hôm nay chúng ta thông thoáng quá thì có thể ngày mai hàng hóa gây tổn hại tới người tiêu dùng hoặc sau này khi sản phẩm XK sang các nước không được chấp thuận, lúc đó chúng ta lại thắt chặt lại sẽ tạo ra sự nghi ngờ lẫn nhau. Do đó, cần nhận biết cắt giảm cái nào là hợp lý, nhằm mục tiêu nào, với biện pháp nào, quy trình điều chỉnh ra sao. Theo tôi, không nên để bộ máy tổ chức ở mỗi bộ, ngành phình ra thêm, mà nên giao cho họ cơ chế để rà soát, cắt giảm giấy phép. Có những quy định quá bất hợp lý thì phải cắt giảm ngay, nhưng có những quy định khi cắt giảm phải đưa vào chương trình dài hạn, trung hạn. Phải nói thêm, chúng ta phải phân biệt, có những giấy phép chỉ được cấp khi DN đáp ứng đủ các điều kiện, ví dụ như kinh doanh hóa chất, xăng dầu, phân bón… nhưng cũng có giấy phép được cấp tự động sau khi đã khai đủ trên tờ khai xin đăng ký giấy phép. Vì thế, khi nói 5.700 giấy phép con thì nên phân loại, chia thành từng nhóm để làm rõ tính chất, nếu chỉ nói về số lượng đơn thuần thì ai cũng hoảng. Cũng phải nói thêm, trong cơ chế cấp phép, cái yếu nhất thể hiện ngay từ nhận thức hành chính, bởi các loại văn bản hành chính của chúng ta đều là “Đơn xin cấp phép”, trong đơn thường là xin để “cho chúng tôi được”, điều này không phù hợp với nền hành chính hiện đại, phải gạt ngay suy nghĩ xin cho ấy trong tư duy hàng ngày bằng hình thức “Đề nghị cấp phép”.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics