Cần giảm một nửa Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành
Tuy nhiên, trên thực tế, do những vướng mắc về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (KTCN), nên kết quả chưa đạt được như mong muốn của DN, cũng như mục tiêu của Chính phủ. TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ:
Với quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Chính phủ và sự tham gia tích cực của cơ quan nhà nước và khu vực tư nhân trong việc thực hiện Nghị quyết 19 kể từ năm 2014 tới nay, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể về cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới” của Việt Nam chưa được cải thiện do những vướng mắc về quản lý, KTCN. Tỷ lệ và số lượng lô hàng thuộc diện KTCN là rất lớn, thời gian kéo dài, gây tốn kém hàng triệu USD, thậm chí làm mất cơ hội kinh doanh của DN. Trong hoạt động quản lý chuyên ngành, các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm hiện là mối quan tâm của nhiều DN. Thực tế cho thấy còn có nhiều vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện các quy định này. Do vậy, các bộ, ngành cần nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN trong quá trình thực hiện các quy định này.
Theo ông, những bất cập nào trong quy định về KTCN đang làm cản trở sự cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của DN?
Từ trước đến nay, văn bản quy phạm pháp luật quy định về KTCN có khá nhiều vấn đề. Thứ nhất, danh mục hàng hóa kiểm tra KTCN quá nhiều, thông thường cứ dài ra, nhiều lên; Thứ hai, các thủ tục về KTCN nhìn chung phức tạp và chồng chéo nhau; Thứ ba, có sự chồng chéo trong quản lý, một sản phẩm do hai, ba, thậm chí là bốn bộ cùng quản lý, không phải bằng một quy trình thủ tục giống nhau, bằng một tiêu chí chất lượng giống nhau mà thường nó khác đi và từ đó chi phí (gồm cả chi phí chính thức và không chính thức) tăng lên, dẫn đến mục tiêu quản lý Nhà nước không đạt được và chi phí quản lý tăng lên. Chính phủ nhận ra những bất cập này và đã yêu cầu thay đổi nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DN. Cho đến nay, một số bộ, ngành đã triển khai thực hiện, nhưng nhìn chung những yêu cầu về quản lý đặt ra trong Nghị quyết 19, nghị quyết thường kỳ của Chính phủ và những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với kết quả đạt được còn xa. Mà cái xa đầu tiên cần phải thu hẹp được là Danh mục hàng hóa phải quản lý chuyên ngành.
Như vậy, rõ ràng việc này chưa thực hiện được thì chưa thể làm được các việc tiếp theo. Điểm mấu chốt hiện nay là các bộ phải rà soát, giảm Danh mục hàng hóa quản lý phải KTCN. Theo tôi, phải cắt được một nửa hoặc 2/3 danh mục để đảm bảo rằng mục tiêu của Chính phủ về quản lý KTCN tại các cửa khẩu phải được giảm xuống, hiện nay đang ở mức 35% tổng số lô hàng XNK phải KTCN, phải giảm xuống còn 20%. Nếu giảm được cái này sẽ giảm được chi phí hàng tỷ USD/năm, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế hiệu quả.
Nghị quyết của Chính phủ đã nêu rõ mục tiêu, vậy theo ông, khâu thực thi cần phải làm như thế nào để đạt được mục tiêu này trong thời gian tới?
Đúng là chúng ta đánh giá kết quả cải cách về KTCN còn có khoảng cách rất lớn từ yêu cầu của Chính phủ với kết quả thực tế hiện nay. Yêu cầu thực thi, tập trung vào quá trình thực hiện, có thể không cần ban hành thêm nghị quyết nữa mà chỉ cần triển khai thực hiện quyết liệt các nghị quyết đã có. Theo tôi, làm việc gì cũng có động lực và áp lực, điều quan trọng nhất là phải tạo được nội lực bên trong là cách hay nhất. Nhưng nếu như chưa có đủ động lực bên trong thì phải có áp lực từ bên ngoài, hoặc áp lực từ trên xuống. Trong bối cảnh hiện nay, tôi nghĩ trong ngắn hạn, trung hạn cần có áp lực từ trên xuống và áp lực bên ngoài. Áp lực hành chính từ trên xuống, chẳng hạn người đứng đầu (Bộ trưởng và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố) là hai vị trí then chốt để thực hiện. Phải có giải pháp triển khai để tổ chức thực hiện, tạo áp lực từ trên xuống cho công chức phải thay đổi. Khi người đứng đầu thay đổi, thái độ làm việc của CBCC có liên quan sẽ thay đổi, họ sẽ làm việc vì DN, phục vụ DN nhiều hơn.
Tại thời điểm hiện nay, theo quan sát của tôi, thì không phải lãnh đạo nào đều đã có chỉ đạo quyết liệt. Tôi thực sự đánh giá rất cao Bộ trưởng Bộ Tài chính hiện nay, phải nói Bộ trưởng có sự quan tâm rất sát sao, kế hoạch rất cụ thể, giao việc gì, giao việc cho ai đều phải có kết quả.
Việc thứ hai là chúng ta tạo áp lực bên ngoài, từ các cơ quan báo chí, chuyên gia, các cơ quan phản biện độc lập, vai trò của các hiệp hội, các hiệp hội phải chủ động hơn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình, phải chủ động hơn nữa trong việc đề xuất, tranh luận, gây áp lực để các cơ quan thay đổi vì đây là quyền lợi sát sườn của họ, đây là yếu tố để thúc đẩy sự thay đổi, tôi đánh giá cao Hiệp hội VASEP, Hiệp hội Dệt may đã có đóng góp rất tích cực trong việc thực hiện Nghị quyết 19.
Theo ông, có nên tăng cường hậu kiểm đối với hàng hóa phải KTCN thay vì áp dụng tất cả tiền kiểm như hiện nay?
Khái niệm tiền kiểm và hậu kiểm đã sử dụng khá lâu, nhưng thế nào là hậu kiểm thì chưa được rõ lắm. Tiền kiểm thì phải chuẩn bị mọi thứ trước khi làm. Còn hậu kiểm theo tôi là dựa trên cơ sở phân tích rủi ro và mức độ chấp hành luật pháp của đối tượng quản lý, muốn như vậy thì cơ quan Nhà nước phải xây dựng và tích hợp được một hệ thống dữ liệu thông tin về đối tượng quản lý. Ở đâu đó có rủi ro lớn thì lúc đó mới tập trung vào để kiểm tra, còn lại theo dõi trên cơ sở dữ liệu. Chẳng hạn, đối với KTCN, nếu mặt hàng này lâu nay không vi phạm gì thì không cần phải kiểm tra thường xuyên. Không kiểm tra không có nghĩa là tôi không theo dõi gì, để tập trung vào những chỗ chưa biết. Nếu như vậy, cơ quan nhà nước phải xây dựng được hệ thống dữ liệu công nghệ thông tin để quản lý. Có như vậy, công việc của 100 người làm thủ công thì chỉ cần một nửa số đó hoặc ít hơn để làm…
Một số ý kiến của DN và chuyên gia đề xuất nên tách thủ tục KTCN ra khỏi quy trình thông quan hàng hóa, ý kiến của ông thế nào về đề xuất này?
Theo tôi, đề xuất tách thủ tục KTCN ra khỏi quy trình thông quan hàng hóa rất đúng. Bởi vì, trong quy trình thông quan hiện nay, trong tổng thời gian từ khi đăng ký tờ khai đến khi thông quan/giải phóng hàng, thì thời gian của cơ quan Hải quan chỉ chiếm khoảng 28%, 72% khoảng thời gian còn lại nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc xử lý thủ tục của các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan đến quá trình làm thủ tục hàng hóa XNK của DN.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics