Cần xây dựng kế hoạch hành động để đón Hiệp định CPTPP
Ông đánh giá như thế nào về cơ hội thúc đẩy XK hàng hóa sang các thị trường mới trong Hiệp định CPTPP?
- Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam gia tăng XK, song chủ yếu vẫn là ở những thị trường truyền thống, còn tại các thị trường mở rộng như Mexico, Canada và Peru không nhiều. Điều này xuất phát trước tiên từ sự tương đồng trong sản xuất giữa Việt Nam và các thị trường. Các nước này cũng chủ yếu sản xuất, XK hàng tiêu dùng. Việt Nam và các nước đó nằm ở thế cạnh tranh nhiều hơn là hợp tác. Hàng hóa Việt muốn thúc đẩy XK chỉ khi hàng có chất lượng tương đồng, song giá rẻ hơn. Muốn vậy, chi phí sản xuất phải giảm xuống. Hiện nay, mức lương tại các nước nêu trên cao hơn Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ tăng lương của Việt Nam cũng khá cao. Đây chính là lý do khiến lợi thế về chi phí sản xuất của Việt Nam giảm đi. Để có thể khai thác tốt các thị trường này, DN Việt cần chú trọng tìm kiếm thị trường ngách.
Xin ông phân tích rõ hơn tác động của Hiệp định CPTPP đối với các ngành hàng của Việt Nam?
- Với Hiệp định CPTPP, hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động vẫn được hưởng lợi. Hiệp định có thể tạo thêm mức tăng trưởng cho nhóm ngành này từ 4-5%, và mức tăng XK có thể đạt thêm từ 8,7-9,6%. Kết quả tính toán của cho thấy, trong Hiệp định CPTPP, ngành dệt may vẫn tăng thêm được quy mô sản xuất và giá trị XK. Tốc độ tăng trưởng XK tăng thêm là từ 8,3-10,8%. Tốc độ tăng trưởng XK cao của ngành này do hàng dệt may, da giày có sức cạnh tranh về giá lớn hơn ở các thị trường mới trong CPTPP, trong khi vẫn giữ được thị trường chủ lực là Mỹ và EU.
Ngược lại, mức ảnh hưởng của Hiệp định CPTPP tới các ngành công nghiệp nặng khá mờ nhạt (0,8-1,2%). Lý do chủ yếu là bởi Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh ở nhóm hàng công nghiệp và các đối tác trong Hiệp định CPTPP cũng không phải là các đối tác có thể thúc đẩy công nghiệp nặng của Việt Nam phát triển.
Bên cạnh đó, do tác động của Hiệp định CPTPP, tốc độ tăng trưởng sản lượng của một số ngành có thể giảm, bao gồm chăn nuôi, chế biến thực phẩm, và dịch vụ bảo hiểm. Ngành chăn nuôi là ngành bị ảnh hưởng nhiều từ Hiệp định CPTPP do sức cạnh tranh của ngành này rất yếu. Trong nông nghiệp, thuế quan hiện hành của các nước với sản phẩm chăn nuôi không cao. Vì thế, việc hạ thấp thuế quan trong TPP hay CPTPP không tạo ra nhiều tác động XK. Với ngành chế biến thực phẩm, do có lộ trình cắt giảm thuế quan khá chậm so với các nhóm ngành khác (thuế về 0% sau 15 năm) nên tác động cũng không thật sự lớn nếu tính bình quân/năm cũng như ở giai đoạn đầu của Hiệp định CPTPP.
Ở ngành dịch vụ, sử dụng nguyên trạng các cam kết của ngành dịch vụ từ Hiệp định TPP sang Hiệp định CPTPP cho thấy, tác động của Hiệp định CPTPP tới các ngành dịch vụ tài chính là không lớn. Cụ thể, Hiệp định CPTPP tạo thêm 0,01-0,03% tăng trưởng, đồng thời cũng làm tăng NK các dịch vụ này ở mức khá cao (2,4-3,6%), trong khi XK sẽ bị giảm đi ở mức 2,8-3,2%.
Thời gian vừa qua, Chính phủ cũng đã có nhiều động thái nhằm thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh… nhằm hỗ trợ DN phát triển, tận dụng tốt nhất cơ hội từ các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP. Theo ông, sự chuẩn bị này đã đủ đầy?
- Đến giai đoạn hiện tại, Chính phủ đã làm khá tốt ở chỗ tạo được kỳ vọng cho DN rằng mọi thứ đang đổi mới. Chính phủ kiến tạo, kinh tế tăng trưởng tốt, thu hút FDI đạt kết quả cao…, tất cả tạo ra sự tin tưởng cho giới kinh doanh. Tuy nhiên, mọi vấn đề dường như vẫn đang được giải quyết trên góc độ vụ việc cụ thể chứ chưa hình thành các nguyên tắc. Ví dụ, ở đầu tư các dự án BOT, cách xử lý vẫn là theo từng vụ việc một, chưa hình thành nguyên tắc đầu tư BOT phải như thế nào. Người trong cuộc sẽ đòi hỏi phải tạo ra các nguyên tắc nhằm đảm bảo sự ổn định và bền vững. Đây là điều đang thiếu.
.Dệt may là một trong những ngành được đánh giá hưởng nhiều lợi ích từ Hiệp định CPTPP. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Xin ông cho biết, đâu là các giải pháp cơ bản để Việt Nam có thể tận dụng tốt nhất những cơ hội, đồng thời hạn chế tối đa các thách thức khi tham gia Hiệp định CPTPP?
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, khi có quá nhiều các FTA đan xen giữa các quốc gia có thể làm giảm lợi ích thu được từ một FTA. Mặt khác, tỷ lệ sử dụng mức thuế ưu đãi thông qua FTA tại các quốc gia châu Á là khá thấp (trung bình 4 DN mới có 1 DN sử dụng được, ở Việt Nam là khoảng 37%). Điều này do quy mô DN nhỏ, cũng như thông tin giúp DN tiếp cận FTA chưa được thực hiện tốt. Việt Nam cần có một chiến lược tốt khắc phục điều này, CPTPP mới thực sự phát huy tác dụng.
Hiện nay, chiến lược hội nhập của Việt Nam đã có, song vẫn chưa nhìn thấy một chiến lược về các FTA. Thông thường, với các FTA, Việt Nam được mời thì mới tham gia chứ chưa có tính chủ động để tính toán xem năm nay tham gia FTA nào, đàm phán ra sao… Với Hiệp định CPTPP nói riêng, các FTA nói chung, cần xây dựng một kế hoạch hành động bài bản dựa trên lộ trình cắt giảm thuế quan. Trong kế hoạch đó, cần có lộ trình cải thiện các vấn đề theo từng nhóm, ngành cụ thể. Bởi, Chính phủ nhìn ở góc độ chung, song DN chỉ nhìn ở nhóm ngành hàng. Ngoài ra, kế hoạch đó cũng phải đi sâu làm rõ vấn đề từng ngành phải hành động như thế nào. Trên cơ sở kế hoạch chung, bản thân các DN tự vạch kế hoạch cho chính mình. Đứng từ góc độ DN, các DN cũng cần tự đổi thay, nâng cao ý thức để đầu tư trong dài hạn, dần nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ông Trần Lê Huy, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định: Với Hiệp định CPTPP, XK gỗ và sản phẩm gỗ sang nhiều thị trường sẽ thuận lợi hơn Hiện nay, với Hiệp định CPTPP khi không có Hoa Kỳ, các thành viên NK lượng gỗ và sản phẩm gỗ lớn từ Việt Nam chỉ có Nhật Bản, Canada và Australia. Vì vậy, Hiệp định CPTPP không tác động lớn như kỳ vọng của ngành gỗ về một TPP bao gồm Hoa Kỳ. Thị trường Nhật Bản vẫn ưu tiên NK đồ nội thất và các mặt hàng dăm gỗ, gỗ dán, gỗ mỹ nghệ từ Việt Nam. Tuy nhiên, nhu cầu từ thị trường này có giới hạn nhất định. Nhìn chung, ở cả ba thị trường Nhật Bản, Canada, Australia, nhu cầu tiêu dùng gỗ và sản phẩm gỗ khó có sự gia tăng đột biến. Sự thay đổi tăng hoặc giảm chủ yếu do thay đổi nguồn cung chứ không có nhu cầu gia tăng NK cao. Mặc dù vậy, tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada… tin rằng, khi Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực, việc XK gỗ và sản phẩm gỗ sẽ thuận lợi hơn so với thời điểm hiện tại. Bởi vậy, các DN không nên hờ hững với Hiệp định CPTPP mà cần nỗ lực, sẵn sàng để tận dụng tốt nhất cơ hội. Nếu không quan tâm, không tham gia thì nghĩa là DN đã tự đặt mình bên ngoài “cuộc chơi”. Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex): Mong các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ tích cực để tận dụng tốt Hiệp định CPTPP Trong thời kỳ hội nhập mở cửa, tham gia nền kinh tế quốc tế, 20 năm qua phát triển ngành dệt may gắn liền với mở rộng thị trường. Với Hiệp định CPTPP, ngành dệt may có cơ hội ở hai thị trường là Australia và Canada. Để có thể tận dụng nhanh chóng, hiệu quả cơ hội từ Hiệp định CPTPP đem lại, ngoài sự chủ động liên hệ của DN, DN dệt may đề nghị Thương vụ Việt Nam tại các nước này hết sức quan tâm, giúp đỡ. DN dệt may hy vọng có thể nắm bắt nhanh chóng các thông tin liên quan tới Hiệp định CPTPP để tập trung lợi thế vào vụ sản xuất hàng Thu Đông năm 2018 cho hàng hóa Xuân Hè năm 2019. Uyển Như (thực hiện) |
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics