“Câu chuyện riêng” của các hiện vật trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam
Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam | |
Bảo tàng Báo chí Việt Nam tiếp nhận gần 400 hiện vật lịch sử báo chí | |
Phát động hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam |
Chiếc bục hình viên kim cương đặt tại Khu vực trung tâm của phần trưng bày giai đoạn1865-1925 giới thiệu những tờ báo hàng đầu của thế giới và Việt Nam. |
“Kho báu” của những người làm báo
Một năm quay trở lại Bảo tàng Báo chí Việt Nam chúng tôi vẫn bắt gặp sự say mê, hào hứng, đầy tâm huyết từ nữ giám đốc, vốn là nhà thơ, nhà báo rẽ “tay ngang” sang làm bảo tàng, bà Trần Kim Hoa cùng các nhân viên ở đây. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, đương nhiên bảo tàng nói chung, và Bảo tàng Báo chí Việt Nam nói riêng, cũng không tránh khỏi.
Ngày 15/4/1865, Gia Định báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra mắt tại Sài Gòn, đánh dấu sự ra đời của báo chí Việt Nam. Tiếp đó, vào ngày 21/6/1925, Báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập tại Quảng Châu Trung Quốc) xuất bản số đầu tiên, mở đầu dòng báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, trong suốt quá trình hình thành phát triển, báo chí Việt Nam luôn đồng hành cùng lịch sử đất nước, là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. |
Giảm bớt số ngày, số buổi mở cửa, thậm chí giờ bảo tàng phải tạm đóng, nhưng không nản lòng, các cán bộ nhân viên ở đây tập trung thời gian, công sức cho công tác sưu tầm hiện vật. Bởi ai cũng hiểu, hồn cốt của mỗi bảo tàng chính là hiện vật. Nhờ đó “kho tàng” hiện vật của Bảo tàng Báo chí Việt Nam vẫn đang mỗi ngày một “giàu” lên.
Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Kim Hoa cho biết: Sưu tầm hiện vật luôn là việc khó nhất và cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của một bảo tàng.
“Với số vốn khởi điểm có khoảng 500 hiện vật của các nhà báo lão thành công tác ở Hội Nhà báo Việt Nam đóng góp (từ năm 2014), để có một Bảo tàng Báo chí Việt Nam (khánh thành tháng 6/2020) như bây giờ, chúng tôi đã trải qua cả nghìn ngày tìm vật quý gian nan, nhưng cũng đầy xúc động. Chúng tôi đã kêu gọi, vận động các nhà báo hiến tặng hiện vật, viết thư trao đổi, thuyết phục các tổ chức quốc tế, cá nhân trong và ngoài nước chia sẻ, đóng góp, nhượng lại các hiện vật quý. Và từ đó tấm lòng gặp tấm lòng, nhiều hiện vật có lý lịch ấn tượng cùng tâm huyết, tấm lòng của người sở hữu dần tề tựu về bảo tàng. Hiện bảo tàng có khoảng 20.000 hiện vật, tư liệu (90% là bản gốc) được khai thác và trưng bày giới thiệu, trong đó có 700 tư liệu, hiện vật là những hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm, phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam”, bà Hoa kể.
Không gian trưng bày báo chí giai đoạn 1925-1945. |
Nhờ tâm huyết của người sưu tầm, tấm lòng của người sở hữu, và cả cơ duyên may mắn, Bảo tàng Báo chí Việt Nam hiện đang sở hữu nhiều hiện vật rất quý. Mỗi tài liệu, hiện vật đều mang trong mình một câu chuyện đặc biệt gắn với mỗi thời kỳ làm báo. Đó là những trang đầu của lịch sử báo chí Việt Nam, các tờ báo như Gia Định báo, Nam Phong, Đông Pháp thời báo…; hay bản in truyền đơn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cổ động mua báo Việt Nam Hồn, ngày 15/5/1923 tại Paris, Pháp; Tờ báo có tên Trường Sơn, số 145 ra ngày 20/6/1972 có hình vẽ các kỷ vật gắn với đoàn người ra chiến trường...
Đặc biệt là thời kỳ làm báo cách mạng sôi nổi, gian khó, hiểm nguy như những chiếc khăn dù, võng dù, những bức thư gửi cho gia đình hẹn ngày trở về, những bản thảo, sổ ghi chép còn đang viết dở của các nhà báo-liệt sĩ Phạm Đình Côn, Hồ Tương Phùng, Nguyễn Mai, Hoàng Thanh Tùng, Tô Chức..., là chiếc xe đạp Thống Nhất bạc màu sơn của Nhà báo Đặng Loan; hay giấy báo tử “nhầm” của nhà báo Kim Toàn, hộp đèn dầu tự chế để viết báo của nhà báo Đặng Minh Phương, giấy đi B của nhà báo Phan Khắc Hải; là những tấm thẻ, bức ảnh, đồ dùng tác nghiệp của các nhà báo Xuân Thủy, Đỗ Đức Dục, Nguyễn Thành Lê, Hà Đăng khi tham gia Hội nghị Paris (1968 - 1973); là những kỷ vật của các nhà báo Đào Tùng, Phan Quang, Trần Kiên, Trần Mai Hưởng trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975…
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, là nơi mà sau Hiệp định Genève năm 1954, vĩ tuyến 17 đã được xác định làm ranh giới chia cắt Bắc - Nam. Tại đây, cùng với cuộc đấu tranh kéo cờ, sơn cầu thì cũng đã diễn ra cuộc đấu loa có một không hai trong lịch sử. |
Tấm lòng gặp tấm lòng
Trước khi về tề tựu trong “ngôi nhà chung” ở đây, mỗi hiện vật đều có một câu chuyện riêng của mình, đều có một hành trình đặc biệt ghi dấu tấm lòng của những người sở hữu chung và sưu tầm, quy tụ chúng.
Kể cho chúng tôi nghe về “lịch sử” cũng như hành trình đưa tờ Gia Định báo (tờ báo quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam xuất bản từ 1865) số 4 xuất bản ngày 15/7/1865, anh Quang Minh, cán bộ Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết: chúng tôi dành nhiều tâm sức để tìm hiểu về Gia Định Báo, tuy nhiên, việc tìm kiếm những số đầu tiên của tờ báo này gặp không ít khó khăn. Manh mối đầu tiên có được là từ Cuốn Lịch sử Báo chí Việt Nam xuất bản năm 1973 của Tiến sĩ Huỳnh Văn Tòng với thông tin: “tất cả tài liệu báo chí xuất bản tại Đông Dương đều được lưu trữ trong văn khố Quốc gia Pháp”, đồng thời có nhắc đến Thư viện Trường Ngôn ngữ và Văn minh Pháp thời điểm đó đang lưu giữ tờ số 4 Gia Định báo. Từ thông tin đó, chúng tôi viết hai bức thư gửi đến Thư viện Quốc gia Pháp và Thư viện Trường Ngôn ngữ và Văn minh ở Paris. Rất may chúng tôi đã nhanh chóng nhận được hồi âm, thông báo bộ phận lưu trữ của trường đã tìm thấy bản gốc tờ Gia Định báo số 4, tờ cổ nhất họ còn lưu giữ.
Ông Lê Quốc Trung, cố vấn Bảo tàng: Quá trình xây dựng bảo tàng là một quá trình lâu dài, chúng tôi bắt đầu khởi xướng từ năm 2007-2008. Thế nhưng đến năm 2020, Bảo tàng mới chính thức mở cửa để đón khách tham quan. Đây là sự cố gắng rất lớn vì chúng tôi bắt đầu bằng “hai bàn tay trắng”. Tờ báo đầu tiên ra đời đã 155 năm, nền báo chí cách mạng ra đời đến nay cũng đã 95 năm. Với thời gian dài như vậy, để thu thập các hiện vật trưng bày tương đối đầy đủ cả tiến trình lịch sử của Báo chí Cách mạng Việt Nam là điều hết sức khó khăn, chưa kể các hiện vật báo chí không như các loại hiện vật lớn khác có thể bền vững lâu dài, các loại hiện vật bằng giấy dễ bị hư hỏng. Tuy nhiên, với sự cố gắng của cả tập thể những người làm công tác trong bảo tàng của Hội Nhà báo Việt Nam và giới báo chí, Bảo tàng đã có số lượng hiện vật tương đối đầy đủ của các thời kỳ để trưng bày. |
Tuy nhiên, do có tuổi đời trên 1,5 thế kỷ, tờ báo đã bị ảnh hưởng bởi thời gian nên không thể đưa đi sao chụp. Rất may, các nhân viên của Thư viện đã tìm được bản lưu micro phim chất lượng cao của tờ báo, thực hiện từ năm 1959 và gửi tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam cùng hơn 30 bản số hóa khác về tờ Gia Định báo, tờ báo khởi đầu nền Báo chí Việt Nam.
Tại bảo tàng, chiếc loa 500 W ở bến Hiền Lương, Quảng Trị cũng để lại ấn tượng sâu sắc với khách tham quan. Bởi đây là một trong ba phiên bản phục chế quý giá từ bản gốc của chiếc loa đại tại bờ Bắc sông Bến Hải, gắn với một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc nơi đất lửa Vĩnh Linh. Anh Mai Chí Vũ là người được giao nhiệm vụ đưa hiện vật ấn tượng này từ Quảng Trị về Hà Nội kể: Khi nhìn thấy chiếc loa, tôi ngỡ ngàng, choáng váng vì kích thước của nó. Với chiều dài 2,04 m; chiều rộng miệng loa 1,64 m; hai đoạn đầu tạo thành thân loa, có chiều dài 1,41 m, đoạn cuối là vỏ chứa tổ hợp khuếch đại âm thanh có chiều dài 0,72 m… việc đưa “cụ” về Hà Nội không đơn giản. Chúng tôi phải huy động 6 người khỏe mạnh mất rất nhiều thời gian nỗ lực từng mét đường để khênh “cụ loa” ra xe ô tô để chuyển ra ga tàu hỏa. Tuy nhiên, do tàu chỉ dừng ở ga Quảng Trị 3 phút nên phương án tàu hỏa không thực hiện được, đành chuyển qua phương án dùng xe tải chở ra Hà Nội. Đến Hà Nội, xe tải phải đậu ở gầm cầu Thanh Trì rồi tiếp tục thuê xe cẩu để đưa loa vào thành phố. Khi chiếc loa được an toàn chuyển vào phòng bảo quản, cả cơ quan ai cũng mừng vui, xúc động.
Còn anh Nguyễn Văn Ba- cán bộ bảo tàng lại kể cho chúng tôi nghe về kỷ niệm trong quá trình tìm hiểu, làm sáng rõ nội dung Sổ ghi cảm tưởng của các giảng viên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Ban đầu, khi cầm hiện vật trên tay, tôi thấy nó giống như những cuốn sổ bình thường khác. Nhưng khi lật từng trang, đọc được một số bút tích và chữ ký của những tên tuổi lớn như Tố Hữu, Võ Nguyên Giáp..., tôi đã sững sờ vì biết rằng đây thực sự là một bảo vật chứa đựng nhiều thông tin giá trị. Điều đó thôi thúc chúng tôi tìm mọi cách để có được địa chỉ, điện thoại và trực tiếp gặp gỡ những nhân chứng còn sống. Bằng cách đó, các thông tin, tài liệu, hình ảnh về cơ sở đào tạo báo chí cách mạng đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp đã dần được củng cố, bồi đắp.
Với chị Vũ Thị Hải Yến- Phụ trách Phòng Nghiệp vụ của Bảo tàng Báo chí đó là ấn tượng về vợ chồng nhà báo Trần Thanh Phương và Phan Thu Hương - là hai trong số những nhà báo có bộ sưu tập báo cắt dán lớn nhất cả nước. Vợ chồng ông đã tin tưởng tặng và chuyển nhượng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam gần 50 tập lưu báo cùng mấy chục đầu báo đã được cẩn thận lưu giữ từ nhiều năm trước.
Bà Trần Kim Hoa cho biết, nhiều hiện vật ở đây được các nhà báo và thân nhân nhà báo chủ động tìm đến để hiến tặng. Như nhà quay phim Phạm Việt Tùng đã tặng tấm ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh máy chữ ở chiến khu Việt Bắc năm 1951 - một tấm ảnh độc bản, có bút tích và chữ ký của Bác ở phía sau. Hay ông Nguyễn Thành Vị - con trai của nhà báo Nguyễn Thành Lê - nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân đã hiến tặng hàng trăm hiện vật, tài liệu gốc cố nhà báo Nguyễn Thành Lê để lại như bút, sổ ghi chép, đài, ti-vi, báo Pháp viết về Việt Nam, trang phục dự Hội nghị Paris…
Gia đình nhà báo Hoàng Tùng - nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân đã hiến tặng nhiều kỷ vật cho Bảo tàng Báo chí. Trong đó phải kể đến bộ bàn ghế mây - nơi nhà báo Hoàng Tùng thường ngồi duyệt, viết bài và chiếc va-li nhỏ mầu nâu trên có ghi hai chữ bằng bút dạ : “Của ba”. Trong va-li đựng rất nhiều vật dụng như sổ ghi chép, ảnh, thẻ nhà báo, máy ảnh, mũ phớt... vốn rất gắn bó với nhà báo Hoàng Tùng lúc ông còn sống.
Gia đình cố nhà báo Hồng Chương - nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã trao tặng bản in litô (in trên đá): "Tuyên ngôn của các đại biểu đã thoát ly hội tịch ở Toàn quốc đại biểu Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Thanh niên Cách mệnh (tức là Việt Nam Cách mệnh đồng chí hội)" ngày 1/6/1929; Một số bản thảo viết tay, đánh máy của nhà báo Hồng Chương tại các sự kiện báo chí trong nước và quốc tế….
Có thể nói, thành lập sau, lại là bảo tàng chuyên ngành khá đặc thù, nên những người triển khai đề án đã trải qua rất nhiều ngày trăn trở, tìm hiểu để cho ra đời một bảo tàng hấp dẫn, giàu giá trị. Mỗi hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam không chỉ là một câu chuyện riêng của báo chí mà đều gắn liền với những đời sống, các sự kiện lịch sử.
Và “ngôi nhà chung”, địa chỉ đỏ của những người làm báo và cả cho những người quan tâm, yêu thích, tìm hiểu về báo chí Việt Nam đang ngày một “giàu” lên, ngày một hấp dẫn.
Tin liên quan
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động
18:08 | 02/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform