Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG Du lịch xanh: Xu thế tất yếu của thế giới Phát triển du lịch xanh: Nhu cầu bức thiết |
Khách du lịch có xu hướng tìm kiếm các tour du lịch xanh nhiều hơn trong thời gian gần đây. Ảnh: Minh Mẫn |
Xu hướng du lịch net zero
Du lịch xanh hay còn gọi là du lịch Net Zero đang là xu hướng tất yếu. Khảo sát về Chỉ số niềm tin du lịch năm 2023 của Booking.com cho thấy 90% người tiêu dùng tìm kiếm các lựa chọn bền vững khi đi du lịch. Chuyên gia của Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) nhấn mạnh các điểm đến cần điều chỉnh chiến lược marketing cho phù hợp với giá trị phân khúc du khách mới nổi này. Các điểm đến tích hợp tính bền vững vào hoạt động tiếp thị có thể chứng kiến lượng khách tăng tới 20% nhờ những du khách có ý thức bảo vệ môi trường.
Với mục tiêu đến năm 2030, ngành du lịch Việt Nam thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời là điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu, việc phát triển du lịch xanh được nhiều chuyên gia nhận định là một xu thế tất yếu. |
Ông Pavnesh Kumar, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển bền vững PATA cho rằng, các điểm đến có thể tạo ra sự khác biệt cho chính mình, bằng cách đẩy mạnh cam kết về tính bền vững và mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Đây là thời điểm vàng của du lịch có ý thức. Các khảo sát cho thấy du khách đến từ Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc)... sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho những lựa chọn du lịch bền vững. Đồng thời, tại Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc, du khách là những người muốn ưu tiên nhất cho du lịch bền vững.
Trong khu vực Đông Nam Á, các nước cũng bắt tay vào thực hiện du lịch net Zero từ cách đây 2-3 năm.
Thông tin tại Hội chợ ITE HCMC 2024 diễn ra mới đây, ông So Mara, Quốc vụ khanh, Bộ Du lịch Vương quốc Campuchia cho biết, Campuchia đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, văn hóa tại các vùng núi và vùng sâu vùng xa, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo trong phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch bền vững, thân thiện với môi trường. Campuchia đã thực hiện một số sáng kiến phát triển du lịch song song với việc bảo vệ môi trường. Tháng 11/2023, Campuchia phát động chiến dịch “Blue sky and net zero” nhằm nâng cao kiến thức về biến đổi khí hậu, để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Trước yêu cầu phát triển du lịch xanh, nhiều địa phương, doanh nghiệp du lịch Việt đang từng bước có những hành động cụ thể thực hành du lịch Net Zero. Cuối tháng 8/2024, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam lần đầu tiên thông qua bộ tiêu chí chung cho thực hành du lịch Net Zero tại địa phương. Huyện Cô Tô ở Quảng Ninh và Côn Đảo ở Bà Rịa - Vũng Tàu cũng từng bước nghiên cứu áp dụng thực hành du lịch xanh, du lịch Net Zero thí điểm.
Hiện nay, để phát triển du lịch xanh, TPHCM đã triển khai các hoạt động phát triển du lịch gắn với 17 tiêu chí phát triển bền vững của UNESCO và hướng đến việc giảm phát thải, bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hoá trong từng hoạt động. Theo đó, TPHCM xây dựng và triển khai thực hiện một cách nhanh chóng, quyết liệt, hiệu quả các kế hoạch phát triển du lịch bền vững từ khâu đào tạo nguồn nhân lực cho đến việc phát triển, kêu gọi người dân tham gia bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kêu gọi doanh nghiệp du lịch bảo vệ môi trường sống và môi trường văn hoá, triển khai các sản phẩm du lịch gắn với thiên nhiên…
Xây dựng cơ sở dữ liệu số
Lợi thế từ du lịch xanh, chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững là tất yếu nhưng một trong những trở ngại được các chuyên gia chỉ ra là chi phí ban đầu khá cao và cần những tiêu chí rõ ràng để doanh nghiệp triển khai.
Bà Trần Hương Giang, Giám đốc chuyên môn Viện Nghiên cứu và đào tạo Tâm Việt, chuyên gia về du lịch bền vững thừa nhận rằng du lịch là một ngành rất khó trong việc tư vấn bởi đây là ngành phức tạp về chuỗi giá trị. Du lịch muốn bền vững, hướng tới Net Zero, mọi mắt xích trong chuỗi cung ứng đó cũng phải bền vững, chứ không phải chỉ mỗi doanh nghiệp du lịch thực hành.
Dưới góc độ nhà quản lý dữ liệu, ông Nguyễn Thanh Hoà, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cho biết, dữ liệu số đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thúc đẩy du lịch bền vững. Cụ thể, việc phân tích và ứng dụng dữ liệu cho phép tối ưu hóa lộ trình, giảm tiêu thụ nhiên liệu, khuyến khích sử dụng giao thông công cộng và các hình thức di chuyển xanh. Ngoài ra, các ứng dụng di động cũng giúp người dùng theo dõi lượng khí thải trong hành trình và lựa chọn phương án di chuyển hợp lý hơn khi đi du lịch để giảm lượng khí thải ra môi trường... Hoặc khi doanh nghiệp, du khách tích hợp tùy chọn bù đắp carbon vào hệ thống đặt vé trực tuyến cũng giúp du khách dễ dàng giảm thiểu tác động môi trường.
Tuy nhiên, nguồn dữ liệu về du lịch bền vững hiện vẫn còn hạn chế về cả cơ sở dữ liệu và nhân lực phát triển. Do đó, muốn xây dựng dữ liệu để thực hành du lịch Net Zero, trước tiên cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh chuyên biệt cho ngành du lịch để hỗ trợ nghiên cứu, hoạch định chính sách và phát triển sản phẩm du lịch xanh của Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng. Đối với Chính phủ, cần có chính sách khuyến khích phát triển dữ liệu lớn, tạo cơ hội cho ngành du lịch xây dựng hệ sinh thái dữ liệu phục vụ mục tiêu Net Zero trong tương lai. Đối với các doanh nghiệp du lịch, cần cung cấp các dữ liệu nền sản phẩm du lịch xanh để xây dựng và hình thành nguồn dữ liệu chính thống cho khách du lịch…
Dưới góc độ doanh nghiệp du lịch, ông Phạm Anh Vũ, Giám đốc Truyền thông Du Lịch Việt cho biết, với nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái đa dạng, Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch xanh, bền vững. Việc tạo sản phẩm du lịch xanh sẽ mang đến các trải nghiệm và tương tác đáng nhớ cho du khách với người dân địa phương.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Anh Vũ, hiện các doanh nghiệp đang rất cần có những tiêu chí chi tiết và thống nhất về sản phẩm du lịch xanh, từ đó các doanh nghiệp lữ hành có thể nắm bắt và hưởng ứng bằng cách xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch xanh. Đồng thời cũng cần xây dựng các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, qua đó kích thích nhu cầu của cộng đồng về du lịch xanh, góp phần bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên du lịch bền vững và hướng tới bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Việt Nam đang triển khai nhiều hoạt động hướng đến phát triển du lịch xanh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với quốc tế. Đất nước Việt Nam luôn thể hiện là một quốc gia có trách nhiệm, cam kết thực hiện các điều ước đã đề ra, tôn trọng các khuyến nghị của các tổ chức du lịch quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO). Cách tiếp cận của UNWTO đã đề ra là khi phát triển du lịch xanh, cần gắn kết chặt chẽ với việc bảo vệ và tôn trọng môi trường, duy trì cuộc sống của người dân một cách bền vững. Ở một mức độ cao hơn, du lịch Net Zero hướng tới mục tiêu giảm thiểu, loại bỏ khí thải carbon cùng những tác động tiêu cực tới các hoạt động du lịch. Với cách tiếp cận này Chính phủ Việt Nam yêu cầu xây dựng chương trình phù hợp với đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Tinh thần đó được thể hiện qua Quyết định số 882/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, xác định ưu tiên phát triển loại hình du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển sản phẩm du lịch phải xanh. Cụ thể, Việt Nam ưu tiên phát triển du lịch gắn với đổi mới công nghệ, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính để tạo ra sản phẩm xanh độc đáo nhằm thu hút du khách, tăng cường công tác quản lý điểm đến, không có rác thải nhựa để hoàn thiện và phát huy hiệu quả của chính sách phát triển du lịch, đặc biệt là chuyển đổi số. Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM: TPHCM thúc đẩy chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch bền vững Sự tăng trưởng của TPHCM đang phải đối mặt với thách thức phát triển gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống để phát triển một cách bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh các nước trong khu vực đang chạy đua mục tiêu Net Zero. Điều này đòi hỏi TPHCM với vị trí trung tâm du lịch của cả nước và đi đầu trong liên kết vùng cần phải “bứt phá” hơn nữa. TPHCM đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch hướng đến phát triển bền vững trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch. TPHCM xây dựng và triển khai thực hiện một cách nhanh chóng, quyết liệt, hiệu quả các kế hoạch phát triển du lịch bền vững từ khâu đào tạo nguồn nhân lực cho đến việc phát triển. Đồng thời kêu gọi người dân tham gia bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kêu gọi doanh nghiệp du lịch bảo vệ môi trường sống và môi trường văn hoá, triển khai các sản phẩm du lịch gắn với thiên nhiên... Tuy nhiên, việc phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải đáp ứng nhiều yếu tố về môi trường, con người, điều kiện vật chất, các chính sách. Ông Lương Quang Huy, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường: Phát triển du lịch hướng tới Net Zero cần sự chung tay của mọi tổ chức, cá nhân Tính đến nay, Việt Nam đã có những hành động từ các công ty du lịch đến các cơ quản lý nhà nước để thực hiện mục tiêu giảm khí thải, khí nhà kính của các hoạt động liên quan đến du lịch. Đặc biệt liên quan tới việc không sử dụng hóa thạch, Việt Nam đã cam kết giảm dần điện than vào năm 2030 và cắt bỏ hoàn toàn điện than vào 2040; đồng thời, Việt Nam đã có nhiều văn bản chỉ đạo, văn bản pháp luật được ban hành. Đặc biệt, từ Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định của Chính phủ, trong đó có các quyết định có tính chất quy phạm hướng tới mục tiêu định hướng cộng đồng, doanh nghiệp. Tuy nhiên, phát triển ngành du lịch giảm phát thải, hướng tới Net Zero cần sự chung tay của mọi tổ chức, cá nhân. Du lịch là ngành kinh tế quan trọng, nên cần có đóng góp tương xứng vào lộ trình phát triển ít phát thải của Việt Nam thông qua giảm tối đa phát thải khí nhà kính tại tất cả các công đoạn. Ông Nguyễn Minh Mẫn, Giám đốc Truyền thông - Marketing Công ty du lịch TSTtourist: Cần có bộ tiêu chí du lịch xanh Du lịch xanh nói chung và du lịch có trách nhiệm hướng đến sự bền vững sẽ là trọng tâm của xu hướng du lịch thế giới. Để nắm bắt cơ hội và khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư du lịch xanh nhất là điểm đến, ngành du lịch cần ban hành bộ tiêu chí du lịch xanh áp dụng đồng bộ cho cả nước bám sát đặc điểm từng ngành nghề, bên cạnh đó chính sách vay vốn ưu đãi trong đầu tư, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các mô hình du lịch xanh mang tính sáng tạo cũng là yếu tố quan trọng. Ông Phạm Huy Bình, Chủ tịch Hội đồng thành viên Saigontourist Group: Doanh nghiệp ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm xanh Để chỉ tiêu đặt ra cả năm 2024 của Saigontourist phục vụ trên 2 triệu lượt khách, tổng doanh thu trên 16.500 tỷ đồng và tổng lãi gộp trên 4.330 tỷ đồng, tổng nộp ngân sách 3.450 tỷ đồng, 6 tháng cuối năm là mùa cao điểm du lịch, Saigontourist Group sẽ tiếp tục chủ động các kịch bản kinh doanh nhằm linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường. Các đơn vị thành viên được yêu cầu tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng và xu hướng thị trường. Đặc biệt, Saigontourist Group sẽ ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm xanh, hướng đến phát triển bền vững. Mục tiêu của tập đoàn là đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra, với mức tăng trưởng bình quân trên 14% so với năm 2023. Mặc dù thị trường sức mua hiện nay còn trầm lắng, đây vừa là áp lực vừa là động lực để toàn hệ thống Saigontourist phấn đấu. T.D (ghi) |
Tin liên quan
Tháo gỡ nút thắt trong chuyển đổi xanh: Biến phát triển bền vững thành động lực tạo giá trị
09:09 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoá giải thách thức trên hành trình chuyển đổi xanh Net Zero 2050
19:21 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng: Xây dựng niềm tin trong mối quan hệ Hải quan-Doanh nghiệp
19:14 | 10/09/2024 Hải quan
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
18:19 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 26 tỷ đồng tiếp sức cho khách hàng khu vực ảnh hưởng bão, lũ, sạt lở đất
16:16 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhà máy sản xuất thiết bị điện gió công suất lớn nhất đầu tư tại Cụm cảng Quốc tế Long An
15:06 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội
14:31 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoàn thành phê duyệt tái cơ cấu, sắp xếp Vinapaco và Vinacafe trước 31/10
10:48 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Vĩnh Hoàn được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
10:21 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện tại Bưu điện đẹp nhất thế giới
10:06 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sức bật mới cho Cái Mép - Thị Vải
08:00 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70 đoạn Hà Đông do ngập sâu
Lào Cai: Cửa khẩu Kim Thành thông quan trở lại từ 11 giờ ngày 11/9
Hà Nội: Báo động lũ cấp II trên sông Hồng
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics