Chất lượng, thương hiệu gạo sẽ quyết định giá trị
Làm rõ dấu hiệu gian lận xuất xứ gạo Việt Nam | |
Phát hiện, tạm giữ số lượng lớn hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu | |
Xuất khẩu tăng hơn 100%, gạo Việt tại Anh chỉ mang thương hiệu nhà phân phối |
Nhiều năm qua, Việt Nam thường xuyên đứng “top” đầu thế giới về sản lượng gạo XK, song không ít ý kiến cho rằng trị giá XK thu về chưa tương xứng. Quan điểm của ông như thế nào?
Mỗi ngành hàng hay sản phẩm đều có giai đoạn phát triển. Sau đổi mới, năm 1989 Việt Nam bắt đầu XK lúa gạo. Thời điểm đó, Việt Nam chỉ XK 500.000 tấn, sau đó tăng rất nhanh. Giai đoạn đó, thế giới đều nói là sự thần kỳ của lúa gạo Việt Nam. Rất nhiều chính sách đột phá đã giúp ngành lúa gạo có những thành công như hôm nay.
Thời gian qua, gạo Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong câu chuyện an ninh lương thực, đảm bảo thu nhập cho người nông dân, đồng thời đóng góp rất tốt cho tăng trưởng XK nói chung. Việt Nam góp phần đảm bảo an ninh lương thực khu vực và thế giới, giúp tăng vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam thường đứng “top” 3 thế giới về lượng XK gạo, song phải thừa nhận về mặt trị giá cũng còn nhiều vấn đề. Gần đây, Việt Nam đã cố gắng nâng cao chất lượng gạo, đặc biệt là tận dụng cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để mở rộng sản xuất những sản phẩm cao cấp theo tiêu chuẩn thị trường, XK gạo vào các thị trường cao cấp. Giá XK cũng đã nhích dần từng bước giá trên một đơn vị sản phẩm gạo XK. Ví dụ, với gạo trắng trước đây, giá gạo Việt Nam thường thua gạo Thái Lan khoảng 10-20 USD/tấn, song gần đây giá gạo đã ngang ngửa. Có thể thấy, Thái Lan XK rất nhiều gạo chất lượng cao, có thương hiệu. Đó là điều Việt Nam phải học tập, làm sao nâng dần chất lượng sản phẩm để bán ra thị trường với giá cao hơn.
XK gạo của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, song thu nhập của người nông dân chưa có nhiều cải thiện. Đây là một trong những yếu tố khiến sản xuất, XK lúa gạo khó bền vững. Theo ông, đâu là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này?
Thứ nhất phải nói rằng hiện nay quy mô, năng suất lúa của Việt Nam quá thấp. Nếu một hộ nông dân trồng lúa tính theo giá năm 2019 có diện tích trồng lúa khoảng 1,5 ha mới có thu nhập đáp ứng được nhu cầu tối thiểu. Nếu họ muốn vượt mức ấy thì phải có tối thiểu 2 ha trồng lúa.
Ngoài quy mô sản xuất quá nhỏ, người nông dân cũng chịu rất nhiều chi phí khác. Từ năm 2015 đến năm 2020, giá các loại vật tư đầu vào như phân bón tăng nhanh, trong khi đó giá lúa cũng tăng nhưng tăng chậm. Cũng phải nói thêm rằng, bà con nông dân ở nhiều vùng không có sẵn tiền để mua vật tư đầu vào cho sản xuất lúa, dẫn tới mua chịu cũng phải trả lãi.
Trên thực tế hiện nay vẫn có thể giảm chi phí sản xuất để nâng cao hiệu quả trồng lúa. Một số mô hình trồng lúa ở Đồng Tháp, An Giang ứng dụng tốt giảm phân bón mà năng suất lúa không giảm nhiều. Chi phí về phân bón giảm tới 50%. Một số mô hình làm tốt khâu giống đã kéo giảm chi phí giống khá nhiều so với 2-3 năm trước đây. Hiện nay còn có một số mô hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã hay các mô hình bà con nông dân bỏ ranh giới giữa các thửa ruộng để thúc đẩy cơ giới hoá cũng giúp chi phí sản xuất thấp hơn.
Như vậy, bên cạnh việc có thể giúp bà con duy trì giá bán lúa gạo, tôi cho rằng nếu công tác truyền thông, đào tạo tốt hơn có thể giúp bà con kéo giảm chi phí xuống.
Có ý kiến cho rằng, nông dân bỏ ra chi phí sản xuất lớn mà nhận về giá trị nhỏ trong khi thương lái, DN bỏ ra chi phí thấp hơn lại thu về giá trị lớn hơn đã và đang là bất cập nổi cộm trong chuỗi giá trị lúa gạo. Ông nghĩ sao về điều này?
Nghiên cứu cho thấy, trong tổng chi phí bỏ ra cho 1 bao gạo XK, chi phí sản xuất rất lớn. Nông dân bỏ ra phần lớn chi phí, song lợi nhuận họ thu được không tương xứng với phần chi phí bỏ ra. Chúng tôi nghiên cứu thấy rằng, tất cả những tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo đều có sự rủi ro, song nông dân là đối tượng chịu rủi ro nhiều nhất, đặc biệt là rủi ro thời tiết, biến đổi khí hậu.
Thực tế khi có được sự chia sẻ tốt hơn về giá trị thì tính bền vững trong toàn chuỗi sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng, khi hợp tác xã chưa thực sự phát triển được thì thương lái và DN đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo. Chuyện công bằng hay không công bằng trong phân phối lợi nhuận phải dựa vào các điều kiện ở từng thời điểm. Tựu trung lại có thể khẳng định, giá trị giá tăng trong toàn chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo hiện nay vẫn còn thấp. Nếu chi phí sản xuất lúa vẫn chiếm khoảng 70% trong chi phí toàn chuỗi thì việc đầu tư của từng khâu để nâng cao giá trị cuối cùng sẽ không cao.
Để có thể nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo XK bền vững hơn trong tương lai, xin ông cho biết đâu là yếu tố quan trọng mà toàn ngành lúa gạo phải tập trung triển khai thời gian tới?
Tôi nghĩ rằng trước đây ngành lúa gạo Việt Nam cố gắng tăng tối đa diện tích, năng suất nên chưa tập trung nhiều vào việc nâng cao giá trị, thương hiệu. Giờ đây, muốn tăng trưởng XK, bán được giá cao hơn phải tập trung vào vấn đề thương hiệu. Khi các sản phẩm XK có thương hiệu, có bao gói nhãn mác đầy đủ, chắc chắn giá trị cao hơn rất nhiều. Tiềm năng rõ ràng như thế, song quan trọng là phải làm sao để có được thương hiệu. Thời gian tới nếu có chính sách tốt về tổ chức sản xuất, chính sách tốt về vấn đề thúc đẩy liên kết... thì sẽ giúp được DN trong xây dựng thương hiệu.
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT): Doanh nghiệp cần lựa chọn, đưa ra lộ trình, kế hoạch để xây dựng thương hiệu gạo Giá trị thương mại của gạo Việt Nam hoàn toàn còn có thể phát triển hơn nữa. Ở đây phải nói rõ ràng rằng, xây dựng thương hiệu phải tự xuất phát từ bản thân các DN. Loại gạo này hay gạo kia, bản thân DN sản xuất kinh doanh, DN XK trong ngành hàng lúa gạo phải tự xây dựng và quảng bá, làm mới cũng như phát triển thương hiệu. Các DN sản xuất kinh doanh lúa gạo cần lựa chọn và đưa ra những lộ trình, kế hoạch xây dựng những thương hiệu sản phẩm, hàng hoá cho riêng mình. Tựu trung lại, để xây dựng thương hiệu hàng hoá nào đó, một loại gạo nào đó thì phải gắn liền với 1 DN cụ thể. Về phía cơ quan nhà nước theo quy định, chức năng sẽ hỗ trợ, có thể là về vấn đề thông tin, luật pháp, Nhà nước có những chính sách hỗ trợ phù hợp.
Chuyên gia lúa gạo Võ Tòng Xuân: Xây dựng thương hiệu gạo phải bắt đầu từ sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp, nông dân, nhà khoa học Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam phải bắt đầu từ sự hợp tác chặt chẽ giữa DN, nông dân, nhà khoa học, để tạo ra vùng sản xuất rộng lớn, trong đó vai trò của DN rất quan trọng, là “đầu tàu” thúc đẩy hoạt động xây dựng thương hiệu gạo. Tuy nhiên hiện nay, số lượng DN lớn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh lúa gạo vẫn còn ít. Mặc dù Chính phủ đã có chính sách riêng khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tuy nhiên, các chính sách vẫn chưa phát huy hiệu quả cao nhất trên thực tế, nên không dễ dàng thu hút và giữ chân DN lâu dài. Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
15:08 | 07/07/2024 Nhìn ra thế giới
Lộc Trời trúng thầu 100.000 tấn gạo của Bulog, thu về 55 triệu USD trong 2 tháng
09:59 | 30/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lộc Trời hoàn tất thanh toán tiền lúa cho nông dân, tái cấu trúc tài chính để đi đường dài
08:24 | 22/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform