Làm rõ dấu hiệu gian lận xuất xứ gạo Việt Nam
Lo gian lận xuất xứ trong nhập khẩu tủ bếp, 3 bộ lớn cùng vào cuộc? | |
Tiếp tục đấu tranh chống gian lận xuất xứ | |
Cảnh báo nguy cơ gạo Việt Nam bị giả mạo xuất xứ |
Nhiều lô gạo không nhãn mác
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, hiện đơn vị đang xác minh làm rõ hành vi vi phạm của 2 lô gạo nhập khẩu từ Ấn Độ, gồm trên 500 tấn của 2 doanh nghiệp. Số gạo này được đóng bao PP (loại 50 kg/bao), nhưng phần lớn trên bao bì không nhãn mác, không thể hiện xuất xứ, dựa trên C/O thì biết hàng có xuất xứ Ấn Độ. Trong đó có một số container gạo của một doanh nghiệp trên các bao bì ghi nhãn mác bằng tiếng Việt, ghi rõ tên công ty, “gạo 5% tấm-50 kg”, địa chỉ trụ sở nhà máy tại Việt Nam. Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 nghi vấn số gạo này có dấu hiệu gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa, hiện đã có văn bản trao đổi với Viện Kiểm sát nhân dân TP Thủ Đức (TPHCM) làm rõ hành vi này.
Ngoài ra, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 còn nghi vấn 1 lô hàng gạo xuất khẩu của một doanh nghiệp tại Hà Nội đăng ký làm thủ tục qua cảng Cát Lái vào tháng 3/2021, mặc dù hàng đã thông quan, nhưng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 vẫn đang xác minh, làm rõ.
Cụ thể, đối với lô hàng xuất khẩu này, theo tờ khai hải quan số 303815334340/B11/02CI ngày 4/3/2021 có nghi vấn về xuất xứ lô hàng theo khai báo “Gạo Japonica - 5% Tấm, xuất xứ Việt Nam (hàng được đóng trong bao 50KG) #&VN. Ngày 5/3/2021, Chi cục đã thực hiện dừng qua khu vực giám sát đối với lô hàng này.
Chi cục đã tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa và kết quả ghi nhận: trên bao bì sản phẩm ghi CAMOLINO RICE, SHORT/MEDIUM GRAIN RICE, ORIGIN VIETNAM và chỉ toàn tiếng Anh, tiếng Ả rập; hàng đóng bao PP, 50kg/bao. Như vậy, tại thời điểm kiểm tra, theo Hải quan TPHCM, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu cực 1 nghi vấn về xuất xứ hàng hóa là đúng. Ngoài ra, có thêm nghi vấn về chủng loại gạo và việc gia công in ấn bao bì cho nước ngoài.
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã yêu cầu doanh nghiệp giải trình và chứng minh các nghi vấn nêu trên. Công ty này có công văn giải trình kèm các chứng từ chứng minh. Với công văn cam kết và các chứng từ do công ty xuất trình; ý kiến của công ty giám định về việc không thực hiện giám định tên gọi và chủng loại gạo, Chi cục đã ghi nhận giải trình của doanh nghiệp về chủng loại gạo và việc gia công in ấn bao bì cho nước ngoài…, đồng thời giải phóng hàng hóa.
Trong văn bản giải trình của doanh nghiệp này gửi cho cơ quan Hải quan thể hiện về quy trình sản xuất gạo xuất khẩu, theo quy trình thông thường thì doanh nghiệp thực hiện 6 bước, tuy nhiên lô hàng đang xác minh chỉ thực hiện bước 5 và bước 6 do mua nguyên liệu trong nước. Chứng từ hóa đơn và phiếu nhập kho của doanh nghiệp thì đều thể hiện là gạo JAPONICA, doanh nghiệp kê khai đạt tiêu chí WO.
Do vậy, qua tìm hiểu của phóng viên được biết, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 tiếp tục có cơ sở “nghi ngờ về tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa” nên đã báo cáo Cục Hải quan TPHCM và đề xuất kiểm tra tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
Có dấu hiệu giả mạo xuất xứ gạo trắng Việt Nam
Theo chia sẻ của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá gạo trong nước hiện đứng ở mức cao, thậm chí có xu hướng tăng lên, trong khi giá gạo xuất khẩu vẫn ở mức tương đối thấp.
Theo ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, thời gian gần đây ngành gạo Việt Nam đã xuất hiện dấu hiệu bị giả mạo xuất xứ của gạo trắng Việt Nam. Cụ thể, theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ, các loại gạo 5% tấm và 100% tấm nhập khẩu từ Ấn Độ được hưởng thuế suất 0%. Trong khi đó, giá 2 loại gạo này của Ấn Độ chỉ ở mức khoảng 400 USD/tấn và 280 USD/tấn, thấp hơn khoảng 100 USD/tấn so với giá gạo Việt Nam. Do đó, gạo Ấn Độ nhập khẩu về Việt Nam có giá cạnh tranh hơn rất nhiều so với gạo Việt Nam.
Theo chia sẻ của các doanh nghiệp có nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, lượng gạo này chủ yếu để làm bánh, bún… do nguồn cung trong nước thiếu hụt. Tuy nhiên, theo lời ông Có, có một số doanh nghiệp của Việt Nam đã nhập khẩu gạo từ thị trường này về để tiêu thụ trong nước một phần đồng thời pha trộn thêm gạo trắng Việt Nam sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với xuất xứ Việt Nam. Ông Có cho biết, một số người mua hàng tại Trung Đông đã phản ánh về việc gạo trắng của Việt Nam gần đây rất xấu, cũ, chất lượng chỉ ở mức tương đương với gạo Ấn Độ. Trước tình hình đó, các khách hàng này đã ngưng mua gạo của Việt Nam vì lo ngại mua phải gạo Ấn Độ mạo danh xuất xứ Việt Nam. Các khách hàng này cũng đưa ra những số liệu về lượng gạo từ Ấn Độ xuất khẩu sang Việt Nam để dẫn chứng cho quyết định của mình. Trong khi đó, ông Có cũng nhận được không ít lời mời chào hàng mua gạo Ấn Độ với giá rất rẻ. Cụ thể, giá CIF đối với gạo Indian Swarna 5% tấm tại cảng Hải Phòng là 426 USD và tại cảng Cát Lái là 423 USD/tấn. Đối với gạo IR64 của Ấn Độ, giá CIF lại cảng Hải Phòng và 318 USD và tại cảng Cát Lái là 315 USD/tấn.
Để cứu thị trường gạo trắng Việt Nam, ông Có kiến nghị cần có cơ chế giám sát đối với gạo nhập khẩu để tránh tình trạng nhập nhèm về xuất xứ làm ảnh hưởng tới uy tín của gạo Việt Nam.
Tương tự, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cũng khẳng định việc trộn gạo Ấn Độ vào gạo Việt Nam sau đó dùng xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu đi là hành động cần bị lên án mạnh mẽ. Bởi Việt Nam đã mất rất nhiều năm cải tiến về công nghệ, giống… mới có thể xây dựng được uy tín cho hạt gạo, nhưng hành động này có thể khiến cho mọi nỗ lực đó đều thành “công cốc”.
Ngoài sự vào cuộc ngăn chặn ngay tại cửa khẩu của lực lượng Hải quan, các doanh nghiệp cho rằng, với vai trò là cơ quan chủ quản, Bộ Công Thương cần có giải pháp giám sát chặt chẽ tình trạng này để tránh “một con sâu làm rầu nồi canh”.
Không chỉ giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, gạo Ấn Độ còn được “mông má” để giả một số loại gạo của Việt Nam. Theo chia sẻ của một DN trong ngành gạo, gạo Sa Mơ của Việt Nam có kích thước nhỏ, nhìn bề ngoài rất giống với gạo Swarna 5% tấm của Ấn Độ. Loại gạo này cho cơm xốp, nở, mềm, thơm nhẹ, thích hợp cho các quán cơm chiên, bánh xèo và đã được người tiêu dùng ưa chuộng hơn 15 năm nay.
Theo đó, các DN sau khi nhập khẩu gạo Ấn Độ về sẽ đưa vào máy làm đẹp lại, sau đó đóng bao mới và lấy tên là gạo Sa Mơ của Việt Nam để bán ở trong nước. Nhiều khách hàng của DN này đã phản hồi về việc có một số đơn vị bán gạo Sa Mơ với giá rẻ hơn 500 – 800 đồng/kg. Với mức giá gạo Sa Mơ hiện tại là 13.000 đồng/kg, trong khi gạo Ấn Độ nhập khẩu về và “mông má” lại thì giá cũng chỉ khoảng 11.000 đồng/kg. Như vậy, lợi nhuận chênh lệch từ việc bán gạo Sa Mơ “giả” lên tới 1.500 – 2.000 đồng mỗi kg.
Thời gian qua, Cục Hải quan TPHCM đã ban hành kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), chuyển tải bất hợp pháp. Theo đó, Cục Hải quan TPHCM đã chỉ đạo Phòng Giám sát quản lý phối hợp với Phòng Quản lý rủi ro cung cấp các thông tin liên quan đến doanh nghiệp và mặt hàng trọng điểm có dấu hiệu hoặc đã thực hiện hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền SHTT, chuyển tải bất hợp pháp, phục vụ cảnh báo rủi ro, phân tích đánh giá rủi ro, xác định trọng điểm,... Qua đó, đã phát hiện, cảnh báo một số trường hợp có dấu hiệu vi phạm về xuất xứ. |
Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ
Tin liên quan
Một triệu ha lúa chất lượng cao
13:50 | 24/07/2024 Người quan sát
Xây dựng và bảo vệ chuỗi giá trị lúa gạo trước biến động thị trường
08:17 | 13/05/2024 Kinh tế
Làm gì để giữ vị thế xuất khẩu gạo số 1 tại Philippines?
07:39 | 29/03/2024 Kinh tế
Bắt đối tượng giả danh cán bộ hải quan để lừa đảo
14:34 | 27/09/2024 An ninh XNK
Hải quan và Biên phòng An Giang tạo sức mạnh chung trong phòng chống tội phạm
13:30 | 27/09/2024 An ninh XNK
Công ty Cổ phần Da Sài Gòn bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan
10:40 | 27/09/2024 An ninh XNK
13 năm tù cho nhóm đối tượng vận chuyển trái phép ngoại tệ qua biên giới
09:14 | 27/09/2024 An ninh XNK
Khởi tố 6 đối tượng liên quan đến hoạt động xuất khẩu đá vôi
09:12 | 27/09/2024 An ninh XNK
Tạm giữ 863 bếp từ và hàng nghìn sản phẩm nghi giả nhãn hiệu Panasonic, Philips
10:20 | 26/09/2024 An ninh XNK
Tạm giữ xe ô tô hiệu Ford Mustang không hóa đơn, chứng từ
08:41 | 26/09/2024 An ninh XNK
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
20:34 | 25/09/2024 An ninh XNK
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
20:29 | 25/09/2024 An ninh XNK
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
19:59 | 25/09/2024 An ninh XNK
Hải quan Cao Bằng xử lý 112 vụ vi phạm
15:09 | 25/09/2024 An ninh XNK
Hải quan- Biên phòng Lạng Sơn: 5 năm đảm bảo mục tiêu kép nơi biên giới
08:00 | 25/09/2024 An ninh XNK
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
20:41 | 24/09/2024 An ninh XNK
bawns cas h5
Tin mới
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform