Châu Á lo ngại nguy cơ thiếu gạo
Nguy cơ về một cuộc khủng hoảng và tắc nghẽn nguồn cung gạo Các nước châu Á lo ngại lạm phát cao theo đà tăng của giá gạo |
Ấn Độ cung cấp hơn 40% gạo xuất khẩu toàn cầu |
Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, gần đây đã thực hiện lệnh cấm xuất khẩu gạo không phải loại gạo basmati và cám gạo đã lọc dầu (loại cám được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi). Nhiều nước khác cũng được cho là đang “theo chân” Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hạn chế xuất khẩu gạo. Mặc dù nhiều nước xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo, song một số ý kiến cho rằng không loại trừ khả năng các nước xuất khẩu gạo ở Đông Nam Á có thể hạn chế xuất khẩu gạo để đối phó với tình trạng tích trữ ở trong nước.
Các nhà sản xuất gạo khác ở châu Á đã phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan gần đây. Ví dụ, ở Bangladesh, lượng mưa dưới mức bình thường trong tháng 6 tại nước này đã làm dấy lên lo ngại về hạn hán. Dù tác động của El Nino trong niên vụ 2023-2024 vẫn chưa rõ ràng, nhưng các chính phủ dường như rất lo ngại.
Tại Thái Lan, người nông dân được yêu cầu chỉ trồng một vụ lúa để tiết kiệm nước trong bối cảnh lượng mưa hạn chế. Lo ngại hiện tượng El Nino sẽ kéo dài đến năm 2025, các nhà nghiên cứu ước tính thiệt hại lên tới hơn 40 tỷ baht (1,12 tỷ USD) cho ngành nông nghiệp Thái Lan.
Tại Trung Quốc - nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới - 3 tỉnh chiếm gần 25% sản lượng gạo của Trung Quốc là Nội Mông, Cát Lâm và Hắc Long Giang đã bị ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn trong những tháng gần đây.
Người tiêu dùng đã cảm nhận được những tác động nghiêm trọng. Vào tháng 7, giá gạo ở châu Á tăng lên mức cao nhất trong gần 12 năm, theo Chỉ số giá gạo toàn lương thực của Liên hợp quốc. Để tránh tình trạng lặp lại cuộc khủng hoảng giá lương thực giai đoạn 2007-2008, các Chính phủ có thể phải xem xét thực hiện các biện pháp khác ngoài việc trợ cấp và kiểm soát giá để giải quyết nỗi lo thiếu lương thực và lạm phát. Các chính phủ có thể xem xét tăng dự trữ, hoặc tăng khả năng phục hồi và tự cung tự cấp của nông nghiệp. Một giải pháp khác cần xem xét thực hiện là việc tăng cường an ninh lương thực hiện có và các cơ chế hợp tác liên quan trong khu vực.
Những cú sốc về khí hậu, xung đột và cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát lương thực và gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp toàn cầu. Sự sụt giảm như vậy trong sản xuất nông nghiệp - bao gồm cả sản xuất gạo - sẽ có hiệu ứng domino, khiến nguồn cung xuất khẩu ít hơn và nguồn cung hạn chế trên thị trường toàn cầu cho các nhà nhập khẩu. Điều này có thể dẫn đến nhu cầu cạnh tranh từ các nước nhập khẩu và làm tăng giá lương thực trên khắp châu Á và hơn thế nữa.
An ninh lương thực là một phần của an ninh quốc gia nên những tình huống như vậy nguy cơ làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh về nguồn cung thực phẩm, những căng thẳng chính trị và kinh tế xã hội hiện có trên toàn khu vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh môi trường địa chính trị ngày càng rạn nứt, các cơ hội ưu tiên hợp tác thay vì xung đột vẫn tồn tại
Tin liên quan
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Hòa Bình Group cung cấp thiết bị cho chuỗi sự kiện của Sun Pharma tại Việt Nam
10:21 | 03/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
WinCommerce sở hữu mô hình bán lẻ tương tự “gã khổng lồ” trăm tỷ USD của Ấn Độ
10:00 | 29/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
Hải quan TPHCM: Đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc trên 1,2 tỷ đồng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform