Châu Á “thấm đòn” chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Theo dữ liệu mới được công bố, một loạt báo cáo xuất khẩu cho thấy căng thẳng đang đè nặng lên thương mại của khu vực. Số liệu xuất khẩu của Singapore trong tháng 12/2018 giảm nhiều nhất trong hơn hai năm qua. Đầu tuần, Indonesia đã công bố mức tăng trưởng xuất khẩu tồi tệ nhất trong một năm rưỡi qua. Số liệu từ Philippines hồi tuần trước cho thấy xuất khẩu bất ngờ sụt giảm trong tháng 11, bao gồm cả sự sụt giảm đầu tiên đối với các lô hàng điện tử trong hai năm.
Theo hãng tin Bloomberg, số liệu thương mại của Đông Nam Á suy giảm báo hiệu các nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, ngay cả khi các nhà phân tích chỉ ra rằng khu vực sẽ hưởng lợi từ chiến tranh thương mại trong bối cảnh thuế quan làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng Mỹ-Trung. Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm hồi đầu tuần này do việc áp thuế cũng như nhu cầu suy giảm.
Thương mại khu vực đã bước vào thời kỳ suy thoái và đà tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ dường như đã chấm dứt đối với hầu hết các quốc gia. Trong một báo cáo, các nhà kinh tế Hak Bin Chua và Lee Ju Ye của Maybank Kim Eng tại Singapore cho biết thương mại của hầu hết khu vực châu Á dự kiến sẽ vẫn tăng trưởng âm trong quý đầu tiên. Triển vọng xuất khẩu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong số các nền kinh tế mở nhất thế giới, Singapore là minh chứng cho những dấu hiệu yếu kém khác về thương mại toàn cầu. Nhu cầu nhà máy ở châu Á đã tăng mạnh vào cuối năm 2018, nhưng sự suy giảm trên diện rộng của Singapore là một bất ngờ gây khó chịu đối với các nhà phân tích dự báo tăng trưởng xuất khẩu phi dầu mỏ tăng 2%. Tại Philippines, sự bùng nổ công nghệ đã trên đà suy yếu. Xuất khẩu điện tử tại nước này đã suy giảm trong tháng 11/2018 và xuất khẩu nói chung bất ngờ giảm. Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Ernesto Pernia nói rằng tăng trưởng xuất khẩu khó có thể tăng tốc trong thời gian tới. Tại Indonesia, xuất khẩu đã giảm trong tháng 12/2018 với tốc độ tệ nhất trong năm kể từ giữa năm 2017, bất chấp những kỳ vọng về sự phục hồi nhẹ từ mức giảm trước đó của tháng trước.
Trong khi đó, ngày 21/1, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố số liệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc năm 2018 tăng trưởng 6,6%, cao hơn mức mục tiêu khoảng 6,5% đề ra. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trên giảm so với mức 6,8% trong năm 2017 và là mức tăng trưởng thấp nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong 28 năm qua, trong bối cảnh nhu cầu trong nước giảm sút và áp lực thuế quan của Mỹ gia tăng. Cũng theo cơ quan trên, trong quý IV/2018, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ghi nhận mức tăng trưởng 6,4%, giảm 0,1% so với quý III/2018. Trong năm 2018, Trung Quốc đã tiến hành một loạt điều chỉnh cấu trúc dài hạn trong kế hoạch đưa nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững hơn. Trong khi đó, cuộc chiến thương mại với Mỹ khiến triển vọng kinh tế ngắn hạn của Trung Quốc thêm bất ổn. Theo các số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng cuối năm 2018 đạt 221,25 tỷ USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2017 và là mức giảm lớn nhất trong 2 năm qua.
Trong khi đó, các đòn thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc cũng ảnh hưởng tới cả Nam Á – một trong những khu vực hội nhập kinh tế ít nhất thế giới, cũng như có sự hiện diện kinh tế rất nhỏ bé trong chuỗi giá trị toàn cầu, so với các khu vực Đông và Đông Nam Á. Dù tranh cãi song phương có thể tạo ra các cơ hội kinh tế cho Nam Á, nhưng về lâu dài những cơ hội này sẽ bị bao trùm bởi các tác động bất lợi mà cuộc chiến thương mại gây ra.
Tin liên quan
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
Hải quan Nội Bài liên tiếp phát hiện 2 vụ khách nhập cảnh giấu kim loại nghi là vàng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics