Châu Âu chật vật ứng phó với cơn "bão giá"
Giá cả tiêu dùng tăng vọt ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân EU |
Xu hướng tăng giá tiêu dùng ở châu Âu giống như “trận tuyết lở”. Hầu hết Chính phủ các quốc gia thành viên EU đều khẳng định lý do của tình trạng này là do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở miền Đông Ukraine. Trên thực tế, một phân tích về sự phát triển kinh tế của EU và Anh cho thấy các chiến lược gia châu Âu đang cố gắng che giấu đi những tính toán sai lầm.
Ví dụ, tại Tây Ban Nha, vào đầu tháng 3, dầu hướng dương gần như tăng giá gấp 3 lần. Người dân cho rằng đây là hậu quả của các chính sách giảm diện tích trồng trọt trong những năm gần đây để đi theo lộ trình của “thoả thuận xanh vĩ đại”. Các nhà phát triển lý luận chuyển đổi năng lượng châu Âu cho rằng mọi thứ do nông dân trồng đều gây ô nhiễm môi trường (phân bón làm hỏng đất, khí thải làm hỏng bầu khí quyển). Và nếu điều đó là đúng thì tại sao châu Âu lại phải huỷ hoại đất đai của mình nếu họ có thể mua mọi thứ cần thiết từ Nga và Ukraine?
Bức tranh ở Đức con ảm đạm hơn. Cuối tháng 3, Cơ quan Thống kê Liên bang của Đức (Destatis) đã ghi nhận tỷ lệ lạm phát ở mức 7,3% so với tháng 3/2021. Giá thực phẩm ở Đức trong tháng 1 năm nay cao hơn so với tháng trước 21,7%. Xung đột tại Ukraine đã khiến giá cả của không chỉ các mặt hàng năng lượng mà còn nhiều loại nguyên liệu nông nghiệp tăng mạnh.
Tại Pháp, lạm phát hàng năm trong tháng 3 lên tới 5,1%, con số này bị cho là không sát với thực tế. Vào tuần trước, chỉ trong hai ngày, giá nhiên liệu động cơ ở nước này đã tăng đến 30%. Và chỉ trong hai tháng gần đây, mức sống nói chung đã tăng giá 2,6%.
Ở Anh, giá trái cây và rau quả tại Vương quốc Anh trong những tháng đầu năm 2022 đã tăng trung bình 30%, dầu thực vật tăng 70%. Theo chuyên gia lương thực Ged Futter, “thực phẩm tại Anh sẽ tăng giá ít nhất 15% vào cuối năm”.
Dẫn đầu về tình trạng tăng giá ở châu Âu là Italy, với giá dầu hướng dương tại nước này đã tăng 19% trong tháng 2 và 23,3% trong tháng 3. Nằm trong top ba mặt hàng tăng giá nhiều nhất trong tháng 3 là rau, trái cây tươi (17,8%) và bơ (17,4%).
Giá khí đốt tăng vọt là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng chi phí năng lượng, vốn là chất xúc tác cho sự tăng giá của các sản phẩm trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế châu Âu. Hiện 1 megawatt điện năng ở Đức đắt hơn 5,4 lần so với biểu giá cũ của hơn 1 năm trước, của Italy đắt hơn 5 lần, của Anh đắt hơn 4,5 lần và ở các nước Bắc Âu đắt hơn 4,2 lần. Chính phủ của một số nước (đặc biệt là Tây Ban Nha và Pháp) đã phải chuyển phần lớn chi phí xã hội để trả cho năng lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, đây không phải là cách để giải quyết thảm hoạ kinh tế hiện nay.
Tất cả đều nhận thức rõ rằng những biện pháp đang được áp dụng sẽ không thể ngăn chặn đà tăng đối với các sản phẩm và dịch vụ. Do chi phí điện cao để sản xuất hàng hoá, chi phí sản xuất, đóng gói, giao hàng và các điểm bán lẻ đều tăng. Điều này đồng nghĩa rằng người mua sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho những thứ họ sử dụng so với trước đây.
Tin liên quan
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua
09:16 | 30/08/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức không nhỏ của nền kinh tế lớn nhất châu Âu
09:06 | 22/08/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
Vận chuyển ma túy qua cửa khẩu ngày càng tinh vi, khó lường
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Chặn đứng nhiều đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không
Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái, Lào Cai
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics