Chỉ dẫn địa lý giúp nhận diện thương hiệu
Khó cũng phải làm
Sau ba năm thực hiện các thủ tục, cuối năm 2012, thương hiệu nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang) đã được Ủy ban châu Âu (EC) cấp quy chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Liên minh châu Âu (EU). Đây là thương hiệu đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý tại EU, mở ra cơ hội cho các mặt hàng nông sản tiềm năng khác.
Tại EU đã hình thành 3 hệ thống bảo hộ (với 3 logo) liên quan đến chỉ dẫn địa lý: Chỉ dẫn xuất xứ được bảo hộ (PDO), chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (PGI), bảo đảm đặc sản truyền thống (TSG). Đến nay, đã có 14 nhãn hiệu nông sản ngoài khu vực EU được chứng nhận đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại EU, trong đó, Trung Quốc có 10 nhãn hiệu, Colombia có 1 nhãn hiệu, Ấn Độ có 1nhãn hiệu, Thái Lan có 1 nhãn hiệu, và 1 nhãn hiệu của Việt Nam. |
Đối với nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, sau một năm Việt Nam phát hiện ra việc nhãn hiệu bị DN Trung Quốc lạm dụng, đăng ký độc quyền 10 năm, ông Đoàn Kim Ca, Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết, Đăk Lắk đã khiếu kiện và hồ sơ đã được Cục Nhãn hiệu hàng hóa Trung Quốc tiếp nhận. Phía Trung Quốc cho biết, phải mất ít nhất 36 tháng mới có thể đưa vụ việc ra phán xét. Nhưng ông Ca tin tưởng rằng, vụ việc này chắc chắn sẽ được đưa ra phán xử bởi Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên của WTO và tham gia Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại và quyền sở hữu trí tuệ). Với bài học này, Đắk Lắk đang triển khai một số hoạt động bảo vệ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nhằm tránh việc các DN nước ngoài dùng thương hiệu Buôn Ma Thuột cho sản phẩm của họ. Gần đây, những nhà quản lý cà phê Buôn Ma Thuột cũng đang rục rịch tìm hiểu quy chế để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm này ở thị trường EU. Ông Ca cho rằng, việc xúc tiến bảo hộ chứng nhận địa lý cho cà phê Buôn Ma Thuột vào EU đang cấp thiết vì phần lớn sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột đều xuất sang đây. Tuy nhiên, việc này gặp khó khăn về tư vấn kỹ thuật để xác lập hồ sơ cũng như kinh phí hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật và tổ chức đánh giá chứng nhận.
Như vậy, tại thị trường EU, nước mắm Phú Quốc là nhãn hiệu duy nhất được cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Trong khi đó, theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Việt Nam có đến hàng nghìn loại nông sản có khả năng đăng ký chỉ dẫn địa lý nhưng đến nay mới có 35 sản phẩm được đăng ký chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam với các sản phẩm như nước mắm Phú Quốc, chè Shan tuyết Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, bưởi Đoan Hùng, thanh long Bình Thuận, hồi Lạng Sơn, gạo tám xoan Hải Hậu, vải thiều Thanh Hà... Trong số 35 sản phẩm này, mới chỉ có 3 chỉ dẫn địa lý được đăng ký ở nước ngoài. Đây là một thực trạng đáng buồn đối với nước ta, vốn có vô số những thương hiệu đáng giá.
Lợi về sau
Dù được đánh giá là khó khăn, tốn kém chi phí, thời gian nhưng các DN Việt Nam đang có sự thay đổi về tư duy nhận thức về việc đăng ký chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài. Các chuyên gia nước ngoài nhận định, bảo hộ chỉ dẫn địa lý là cách tốt nhất để DN quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của mình.
Bà Audrey Aubard, chuyên gia tư vấn về chỉ dẫn địa lý cho biết, khi được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ có rất nhiều cái lợi. Tên nhà sản xuất sẽ được bảo lưu cùng các sản phẩm đặc trưng và được sản xuất trong khu vực địa lý phân định. Còn người tiêu dùng sẽ được đảm bảo an toàn về xuất xứ, chất lượng sản phẩm và đặc tính riêng biệt của sản phẩm. Đặc biệt, trung bình giá sản phẩm có chỉ dẫn địa lý cao gấp 2,23 lần giá sản phẩm tương tự không có chỉ dẫn địa lý.
Còn theo ông Trần Hữu Nam, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), chỉ dẫn địa lý không chỉ giải quyết được nhu cầu đa dạng về thực phẩm, an toàn thực phẩm, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học mà còn góp phần phát triển văn hóa nông thôn cũng như văn hóa quốc gia.
Hiện EU là một trong những thị trường tiêu thụ nông sản quan trọng của Việt Nam, gần 18% nông sản XK của Việt Nam được đưa vào EU, với kim ngạch hàng tỷ USD mỗi năm. Nhiều loại nông sản Việt Nam đã nổi tiếng ở EU, khiến các DN ở nhiều quốc gia khác đã nhái một số thương hiệu nông sản của Việt Nam đưa vào EU để tiêu thụ. Thêm vào đó, hơn 90% lượng hàng nông sản của Việt Nam XK hiện phải mang thương hiệu của nước khác. Các chuyên gia kỳ vọng, khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU được ký kết sẽ khuyến khích các nhà sản xuất có chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đăng ký để được bảo hộ trực tiếp các sản phẩm truyền thống của mình tại EU.
Với những lợi thế đã nhìn thấy, các chuyên gia cho rằng, việc thực hiện đăng ký chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản Việt Nam cần gấp rút triển khai bởi đăng ký chỉ dẫn địa lý cũng là cách nâng cao giá trị hàng hóa, tạo thuận lợi cho việc quảng bá các sản phẩm, đặc biệt là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trên thế giới.
Phan Thu
Tin liên quan
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
8 tháng, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
12:53 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia thêm room tín dụng, động lực cho các ngân hàng cạnh tranh
15:37 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics