Chi gần 60 tỷ USD, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa gì chủ yếu?
Biểu đồ: T.Bình. |
Hàng điện tử tăng; máy móc, nguyên liệu giảm
So với xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu trong quý I có phần trầm lắng hơn với tốc độ tăng trưởng chỉ bằng một nửa (3,7% so với 7,5% của xuất khẩu).
Với tình hình tổng thể như vậy, nên số lượng nhóm hàng có kim ngạch tăng thêm ấn tượng ở lĩnh vực nhập khẩu trong quý đầu năm không nhiều.
Mặt hàng nhập khẩu duy nhất có kim ngạch tăng thêm “tỷ USD” trong quý I là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với con số tăng thêm 1,96 tỷ USD.
Một số nhóm hàng có tăng trưởng đáng chú ý có thể kể đến như như: Dầu thô tăng 721 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 480 triệu USD; hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 270 triệu USD; lúa mì tăng 127 triệu USD...
Quý I cũng ghi nhận nhiều nhóm hàng nhập khẩu liên quan đến linh vực sản xuất như máy móc thiết bị; nguyên phụ liệu của dệt may, da giày... giảm mạnh.
Điển hình: Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da giày giảm 373 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 321 triệu USD; ô tô nguyên chiếc các loại giảm 318 triệu USD; sắt thép các loại giảm 256 triệu USD; xăng dầu các loại giảm 255 triệu USD...
Top 3 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất tính hết quý I là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày. Trong đó, 2/3 nhóm có tăng trưởng âm.
Cụ thể, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 13,75 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ thời gian năm trước.
Các thị trường nhập khẩu chủ yếu gồm: Hàn Quốc với kim ngạch 4,66 tỷ USD, tăng 2%; Trung Quốc với 2,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,3%; thị trường Đài Loan với 1,53 tỷ USD, tăng 32,6%...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đứng thứ hai với 8,23 tỷ USD giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu trong quý I có xuất xứ chủ yếu từ: Trung Quốc đạt 3,17 tỷ USD, giảm nhẹ 0,9%; Hàn Quốc đạt 1,53 tỷ USD, giảm 1,7%; Nhật Bản đạt 1,12 tỷ USD, giảm 0,6%...
Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) đạt 5,09 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với trị giá 2,24 tỷ USD, giảm 7,8%; Hàn Quốc với 602 triệu USD, giảm 12%; thị trường Đài Loan đạt trị giá 576 triệu USD, tăng 2,3%…
Tăng nhập ở Nhật Bản, Hàn Quốc; giảm ở Trung Quốc
Quý I, châu Á tiếp tục là khu vực thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 48,04 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ 2019 và chiếm tới 80,7% tổng kim ngạch cả nước.
Xét theo quốc gia, vùng lãnh thổ, cả 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam đều nằm ở châu Á gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Trong khi kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc tăng khá thì thị trường lớn nhất là Trung Quốc lại sụt giảm.
Điều này dễ hiểu khi doanh nghiệp phải chuyển hướng tìm kiếm nguồn hàng bù đắp cho sự khó khăn ở thị trường Trung Quốc. Bởi quý I quốc gia láng giềng này là tâm dịch Covid-19 của thế giới và đã thực hiện nhiều biện pháp cách ly mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong quý I, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 16,16 tỷ USD, dù giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn duy trì vị thế số một khi chiếm đến 27,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Ưu thế của quốc gia này được thể hiện khi góp mặt ở hầu khắp các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các nhóm hàng chủ lực như đề cập ở trên.
Hàn Quốc đứng thứ ba với kim ngạch đạt 4,88 tỷ USD, nhưng lại là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong Top 3 khi đạt 14,2% và chiếm 8,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Trong khi đó, Nhật Bản đứng vi trí thứ hai với kim ngạch đạt 11,81 tỷ USD, tăng 3,2%, chiếm 19,9% tổng kim ngạch nhập khẩu trong quý I.
Tin liên quan
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
EU "chia rẽ" về việc áp thuế xe điện Trung Quốc
07:59 | 16/09/2024 Xe - Công nghệ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform