"Chìa khóa" phát triển năng lượng xanh ở ASEAN
Nhiều quốc gia đang nhanh chóng tăng công suất năng lượng tái tạo |
Các nước ASEAN có thể kết hợp các nguồn năng lượng Mặt Trời to lớn với khả năng sản xuất tiên tiến để sản xuất xe điện và lưu trữ năng lượng pin, khiến khu vực này tiềm năng dẫn đầu quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng sạch.
Sau Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nhiều nước ASEAN điều chỉnh kế hoạch phát triển điện năng để đưa vào các cam kết đầy tham vọng về khử carbon trong lĩnh vực sản xuất điện. Các nước ASEAN đã nhất trí tạo ra ít nhất 23% điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2025. Đây là những bước đầu tiên quan trọng, nhưng chúng vẫn chưa đủ để tối đa hóa lợi ích tiềm năng của quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo. Để đạt mục tiêu khử carbon trong toàn bộ hệ thống năng lượng, các nước ASEAN sẽ cần phối hợp với nhau, xây dựng lòng tin cũng như đối thoại.
Một nghiên cứu về khả năng sẵn sàng cho năng lượng tái tạo trên toàn khu vực nêu rõ những thách thức và cơ hội trong việc đạt được mạng lưới tích hợp năng lượng tái tạo giữa các nước ASEAN. Dự báo, năng lượng tái tạo tập trung và phân tích dữ liệu là rất quan trọng để tích hợp điện Mặt Trời và phong điện ở quy mô lớn nhưng nhiều quốc gia thiếu các dự báo cần thiết để đảm bảo vận hành lưới điện thông suốt.
Cải thiện các thị trường và các hệ thống là cần thiết do khả năng điều chuyển đa dạng từ Lào đến Singapore. Các khoản đầu tư phù hợp với các mục tiêu khử carbon nhưng để đưa các công nghệ này vào hoạt động, cần phải có sự đầu tư phối hợp để tạo điều kiện cho các công nghệ như hệ thống lưu trữ, truyền tải, dự báo và tín dụng năng lượng. Một rào cản là khu vực thiếu các trung tâm nghiên cứu siêu máy tính có thể dự báo và tối ưu hóa các hệ thống điện mới. Đầu tư, đào tạo và chia sẻ kiến thức toàn cầu có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi này.
Bên cạnh đó, hydro xanh có thể giúp đẩy nhanh quá trình loại bỏ khí tự nhiên, được nhiều nước ASEAN nhập khẩu. Các quốc gia trong khu vực có thể sử dụng điện để xây dựng các công nghệ điện phân mới phục vụ nhu cầu năng lượng công nghiệp trong khi ngành điện của họ giảm lượng phát thải carbon. Điều này có thể cho phép sản xuất năng lượng nội địa hóa nhiều hơn trong khi xây dựng thêm cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo.
Từ quan điểm hoạch định kế hoạch quốc tế, hợp tác là chìa khóa để đạt được những mục tiêu này. Các ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ để tránh các thảm họa sinh thái do phụ thuộc vào thủy điện. Việc nâng cao năng lực lưu trữ năng lượng pin và sử dụng xe điện cũng có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Tuy nhiên, sự phối hợp về lưu trữ năng lượng và truyền tải hệ thống điện sẽ là điều cần thiết để phát triển mạng lưới điện carbon thấp trên khắp Đông Nam Á.
Tin liên quan
Lãnh đạo Việt Nam-Lào nhất trí tập trung thực hiện hiệu quả các thỏa thuận
11:50 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
RCEP - Cơ hội vàng để nâng cao vị thế ASEAN
08:00 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhật Bản và Trung Quốc thúc đẩy toàn diện quan hệ chiến lược cùng có lợi
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng số
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
11:50 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Đông bên bờ vực của cuộc chiến dầu mỏ
10:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc ngừng mua vàng dự trữ tháng thứ năm liên tiếp
08:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể là thể chế tiếp theo hạ lãi suất
08:36 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Kiên Giang có tân nữ Phó Cục trưởng
Công an TPHCM điều tra vụ tàng trữ thuốc lá lậu quy mô lớn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 82 phát hành ngày 11/10/2024
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics