Chiến lược “lấy dầu mỏ” của Tổng thống Trump ở Syria là một sai lầm?
Chiến lược “lấy dầu mỏ” của Tổng thống sẽ kéo theo những hệ lụy khó lường, thậm chí nguy hiểm cho nước Mỹ. Ảnh: Daily Beast. |
Ý đồ thực sự của Mỹ là gì?
Có một sự khó hiểu về mục đích Mỹ hiện diện quân sự ở Syria và liệu những lý do mà họ đã tuyên bố có phải là sự thực hay không.
Về cơ bản, “cuộc viễn chinh” ở Syria là để chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sau khi nhóm này tham vọng thành lập một nhà nước trên phần lớn lãnh thổ Syria và Iraq. Sau đó, những nhân vật ủng hộ chiến tranhtrong chính quyền Trump và bản thân ông Trump đã tuyên bố rằng quân đội Mỹ ở Syria còn có một nhiệm vụ nữa là để “giám sát Iran”.
Về sau nữa, nhiệm vụ của lực lượng Mỹ ở Syria lại có sự thay đổi và không chỉ bao gồm “giám sát Iran”, mà còn buộc Iran và có thể là cả Nga buông bỏ ảnh hưởngcủa họ ở Syria.
Mới đây hơn, ông Trump chịu áp lực từ các thành phần chính trị phải duy trì lực lượng Mỹ ở Syria - điều trái ngược với ý định mà ông đã tuyên bố trước đó về việc rút quân - và đã phải ra lệnh tái triển khai binh sỹ tới khu vực đông bắc Syria có đông người Kurd sinh sống.
Ông Trump, người đang tận dụng càng nhiều lợi thế chính trị càng tốt từ việc tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi, đã tuyên bố rằng “thế giới giờ đây trở nên an toàn hơn” sau cái chết của Baghdadi. Tuy nhiên nhiệm vụ chống IS ở Syria vẫn cần thiết.
Vì thế, hiện giờ nhiệm vụ mới lại mở ra, nhưng trên thực tế, nó đã xuất hiện từ trước khi loại bỏ Baghdadi: mố số lượng binh sỹ Mỹ sẽ tiếp tục ở miền Đông Syria để đảm bảo các giếng dầu của Syria không rơi vào tay IS.
Vẫn có yếu tố chống IS trong nhiệm vụ mới, bởi nhóm khủng bố này đã từng kiếm được doanh thu từ việc khai thác các giếng dầu trong vùng đất mà chúng kiểm soát. Bất cứ kịch bản nào trong đó IS một lần nữa giành được việc khai thác, hơn là chỉ phá hoại, các giếng dầu Syria và xa hơn là tái thiết lập nhà nước khủng bố của chúng, thì điều có nghĩa là thế giới sẽ một lần nữa đối mặt với nhiệm vụ chống IS còn khó khăn hơn trước.
Trong tình trạng hiện nay, IS là một phong trào nổi dậy và một nhóm khủng bố hơn là một nhà nước thu nhỏ, do đó, IS không còn lợi thế khai thác dầu, ngoại trừ theo một cách cực nhỏ là ăn cắp từ các đường ống ở Nigeria.
Điều này vẫn để lại câu hỏi về việc chính quyền Mỹ có ý định làm gì với các giếng dầu mỏ mà họ “bảo vệ” thông qua việc tái triển khai lực lượng. Chưa kể, việc làm của Mỹ còn khiến dư luận đặt câu hỏi liệu Mỹ có đang làm trái luật quốc tế, lợi dụng thời chiến cướp bóc các giếng dầu của Syria hay không.
Mỹ trở thành mục tiêu của những kẻ khủng bố
Việc “bảo vệ các giếng dầu” có lẽ là một trong những cái cớ tồi tệ nhất cho việc điều chỉnh sự hiện diện quân đội Mỹ ở nước ngoài.
Lâu nay các nhóm khủng bố có nguồn gốc từ Thế giới Hồi giáo Arab – trong đó có cả al-Qaeda và IS – cho rằng Mỹ và phương Tây tới khu vực này là để cướp đoạt các nguồn tài nguyên của người Hồi giáo. Chúng tuyên truyền quan điểm này là kêu gọi phản đối sự hiện diện quân đội Mỹ ở các nước Hồi giáo.
Ví dụ, trong một đoạn băng ghi âm năm 2004, trùm khủng bố Osama bin Laden cho rằng “lý do lớn nhất kẻ thù kiểm soát các vùng đất của chúng ta là ăn cắp dầu mỏ”. Thủ lĩnh kế nhiệm bin Laden, Ayman al-Zawahiri, trong một đoạn video năm 2005 cũng kêu gọi những kẻ ủng hộ mình “tập trung tấn công vào nguồn dầu mỏ bị đánh cắp của người Hồi giáo… Đây là kẻ trộm lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Kẻ thù của người Hồi giáo đang tiêu thụ nguồn tài nguyên thiết yếu này với sự tham lam không gì sánh bằng”.
Trọng tâm của những kẻ khủng bố vào dầu mỏ đã dấy lên lo ngại về các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào các cơ sở dầu mỏ. Ý tưởng Mỹ đang đánh cắp các nguồn tài nguyên thuộc về người Hồi giáo đã thúc đẩy các cuộc tấn công nhằm vào Mỹ ở bất cứ đâu những cuộc tấn công đó có thể tiến hành được.
Trong buổi thông báo trước báo chí ngày 27/10, ông Trump lại phần nào cho thấy điều mà những kẻ khủng bố có vẻ là đúng. Nhắc lại cuộc chiến tranh Iraq, ông Trump đã mô tả quan điểm riêng của ông ở thời điểm đó rằng, nếu Mỹ định tham chiến ở Iraq, họ nên “giữ lấy dầu mỏ”.
Đối với dầu mỏ ở Syria, ông nói rằng nó có thể giúp người Kurd nhưng “nó có thể giúp chúng ta vì chúng ta cũng nên lấy một ít. Và điều tôi có ý định làm, có thể, là thỏa thuận với Exxon Mobil hoặc 1 trong 4 công ty lớn của chúng ta tới đó và làm điều đó 1 cách phù hợp”.
Tin liên quan
Cơ quan Năng lượng Quốc tế nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ
10:37 | 15/03/2024 Nhìn ra thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ lo ngại nguy cơ leo thang xung đột tại Trung Đông
08:18 | 12/01/2024 Nhìn ra thế giới
Nga có thể cắt giảm thêm lượng dầu xuất khẩu trong tháng 12
09:18 | 18/12/2023 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics