Chủ động hiểu về nhượng quyền thương mại để tận dụng tốt cơ hội
Thời gian qua, hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam được nhận định khá sôi động. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, theo ông, đâu là điểm bất cập cơ bản, cần lưu ý trong hoạt động này?
Tại thị trường Việt Nam, phải khẳng định rằng, hoạt động nhượng quyền thương mại rất sôi động nhưng chỉ tập trung vào một số nhóm ngành hàng, sản phẩm phổ biến, điển hình là sản phẩm ăn uống. Một vài năm trở lại đây, nhượng quyền thương mại mới mở rộng ra một số nhóm ngành hàng khác như giáo dục, cung cấp các dịch vụ kế toán, dịch vụ logistics, một vài mô hình bán lẻ... Những lĩnh vực khác ít diễn ra hoạt động nhượng quyền thương mại hơn. Trong khi đó, Việt Nam đang rất cần hoạt động nhượng quyền thương mại trong các lĩnh vực đòi hỏi lượng chất xám nhiều hơn, cung cấp các sản phẩm tốt hơn.
Ngoài ra, vấn đề quản lý với hoạt động nhượng quyền thương mại cũng còn nhiều điều phải bàn. Hiện nay, Việt Nam có Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại và một thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương về hoạt động nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, tình trạng phát triển nhượng quyền thương mại đôi khi còn thiếu kiểm soát. Thậm chí, có hệ thống nhượng quyền nhưng kinh doanh, cung cấp sản phẩm kém chất lượng. Dường như công tác kiểm soát với các hệ thống nhượng quyền chưa được thực hiện tốt. Điều này cần triển khai tốt hơn nhằm tránh tình trạng lạm dụng hệ thống nhượng quyền để triển khai các chương trình ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng như bán sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Nhiều quan điểm cho rằng, thiếu am hiểu tường tận về hoạt động nhượng quyền thương mại là một trong những nguyên nhân mấu chốt khiến DN nội địa chưa triển khai mô hình kinh doanh này một cách hiệu quả. Quan điểm của ông như thế nào?
Thực tế, DN nội địa chưa có kiến thức thực sự về nhượng quyền thương mại. Để tổ chức hoạt động nhượng quyền, DN thường ỷ lại cho cá nhân, tổ chức nào đó được tín nhiệm.Ví dụ, DN ỷ lại cho công ty tư vấn luật. Nhiều DN chưa hiểu về bản chất của nhượng quyền nên triển khai các hoạt động nhượng quyền ồ ạt, thiếu kiểm soát, làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
Nhìn chung, một số DN nội địa đang dễ dãi trong nhượng quyền nên hệ thống có thể bị mất kiểm soát, sụt giảm uy tín thương hiệu. Trong khi đó, phải nói thêm rằng, bản thân bên nhận quyền cũng không có kiến thức đầy đủ. Khi được nhượng quyền, bên nhận quyền không tuân thủ các điều khoản quy định trong hợp đồng, thực hiện không đúng quy trình, chuẩn mực, cách thức, mô hình kinh doanh cũng như văn hóa giao tiếp… Thậm chí, đơn vị đã nhận quyền rồi lại làm sai lệch, làm sản phẩm chất lượng thấp với giá rẻ hơn. Nhiều cửa hàng nhượng quyền một thời gian ngắn đã không thể tiếp tục duy trì. Điều này gây thiệt hại cho cả bên nhượng quyền, nhận quyền cũng như cho cả nền kinh tế.
Trong khi am hiểu về nhượng quyền thương mại của các DN nội địa khá hạn chế thì khối DN ngoại đi nhượng quyền lại ngược lại. DN ngoại vào Việt Nam nhượng quyền có đòi hỏi rất khắt khe với bên nhận quyền, từ không gian kinh doanh, khoảng cách địa điểm nhượng quyền, đặc điểm địa lý, vị trí địa lý đến công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất... Các DN nước ngoài khi quyết định đến Việt Nam nhượng quyền đều có hệ thống chuyên gia sành sỏi để cân nhắc kỹ lưỡng, kiểm soát các rủi ro.
Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, DN Việt Nam chủ yếu tham gia vai trò nhận quyền. Đâu là lợi ích bền vững thực sự mà bên nhận quyền có thể đạt được khi tham gia nhận quyền từ các DN nhượng quyền nước ngoài, thưa ông?
Với hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền áp đặt bên nhận quyền phải kinh doanh theo đúng mô hình. Bởi vậy, bên nhượng quyền luôn phải đào tạo cho bên nhận quyền, tiến hành chuyển giao những bí quyết nhất định. Nếu bên nhận quyền để ý học hỏi, hiểu biết vấn đề, sau một thời gian nhận quyền sẽ có nhiều kiến thức, kỹ năng kinh doanh.
Điều quan trọng nhất của đơn vị nhận quyền là phải thông qua quá trình nhận quyền để học tập kỹ năng quản lý, kinh doanh, nắm bắt được những bí quyết, bí mật trong hoạt động kinh doanh với nhóm ngành hàng, từ đó dần phát triển hệ thống của riêng mình. Trên thực tế, Chính phủ cũng muốn thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại để đội ngũ doanh nhân Việt Nam có thêm kỹ năng, kiến thức kinh doanh.
Đến nay, nhiều DN nhận quyền của Việt Nam đã thực hiện nhận quyền khá tốt, điển hình như các hệ thống BBQ, KFC, Lotteria… Ví dụ điển hình cho câu chuyện học hỏi bí quyết, phát triển hệ thống riêng của DN nhận quyền Việt Nam chính là hệ thống nhà hàng Sumo BBQ. Sau khi nhận quyền của DN nước ngoài, học hỏi được kinh nghiệm, bí quyết, DN đã tách ra xây dựng hệ thống của riêng mình một cách thành công, sau đó lại nhượng quyền cho các đơn vị khác. Tuy nhiên, số lượng các đơn vị nhận quyền tại Việt Nam làm được điều này chưa nhiều.
Trong trường hợp đơn vị nhận quyền không đúc rút, học hỏi để có thể phát triển được hệ thống riêng, không có đầu tư thì suốt đời sẽ là đi phát triển thương hiệu cho người khác.
Việt Nam ngày càng tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là có cả những FTA thế hệ mới với trình độ cao. Theo ông, điều này sẽ tác động như thế nào tới hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới?
Việc hội nhập kinh tế sâu rộng, đặc biệt là tham gia nhiều FTA chắc chắn sẽ làm cho hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam sôi động, thuận lợi hơn. Các FTA đều bàn đến mở cửa thị trường. Điểm quan trọng nhất trong các FTA thế hệ mới là đều bàn đến quyền kinh doanh. Cam kết trong các FTA cho phép các thương nhân nước ngoài đến Việt Nam dễ dàng hơn, tổ chức kinh doanh thuận lợi hơn. Thậm chí, DN ngoại có thể mang theo cả nhân lực từ quốc gia của họ sang Việt Nam.
Điều quan trọng là, thị trường Việt Nam hiện vẫn đang thiếu nhiều thứ, đặc biệt là mô hình kinh doanh hiện đại, thiếu nhiều sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường thế giới. Ví dụ, trong lĩnh vực đào tạo, nhiều mô hình nhượng quyền sắp tới có thể xuất hiện tại Việt Nam như đào tạo chất lượng cao, đào tạo gắn với thực hành. DN nước ngoài có thể mang hoàn toàn một mô hình đào tạo từ nước ngoài vào Việt Nam, thông qua cơ sở vật chất có sẵn để triển khai mô hình đào tạo từ bậc mầm non đến đại học và sau đai học. Ngoài giáo dục, các mô hình nhượng quyền thương mại liên quan đến thực phẩm, đồ ăn uống, khám chữa bệnh hay thương mại, bán lẻ... cũng sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam.
Xin ông cho biết, đâu là giải pháp khả thi giúp các DN Việt tận dụng, khai thác tốt hơn những cơ hội từ hoạt động nhượng quyền thương mại trong thời gian tới?
Việc cần thiết đầu tiên là phải làm sao để đội ngũ doanh nhân Việt hiểu hơn về nhượng quyền thương mại. Muốn vậy, Cơ quan quản lý nhà nước cần cung cấp thông tin nhiều hơn. Những quy định, văn bản pháp luật có liên quan cần làm tốt hơn khâu tuyên truyền, phổ biến, thông qua các chương trình bồi dưỡng, đào tạo, hội thảo, diễn đàn...
Không phải ngành nào cũng quan tâm đến nhượng quyền thương mại và không phải ngành nào cũng có thể tiến hành nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, từ góc độ hiệp hội, ngành hàng, ngoài tiếng nói của cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội cũng cần đẩy mạnh khâu phổ biến, cung cấp thông tin đến DN hội viên giúp DN hiểu hơn về nhượng quyền thương mại.
Tuy nhiên, trên hết, yếu tố quan trọng nhất là sự chủ động của DN. Bản thân DN phải tự tìm hiểu để nắm vững về nhượng quyền thương mại, từ đó tận dụng tốt nhất các cơ hội mở ra.
Xin cảm ơn ông!
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Nhượng quyền là cách huy động nhân lực thông minh của nhà đầu tư nước ngoài Phát triển theo hướng nhượng quyền giúp các DN tận dụng được nguồn vốn cũng như nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh. Một trong các vấn đề gây khó khăn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài chính là hiểu và làm quen được với văn hoá nước sở tại. Vì vậy, việc nhượng quyền để đối tác Việt Nam giúp họ vận hành và phát triển thương hiệu chính là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề này. Đây là cách huy động vốn và nhân lực rất thông minh của các nhà đầu tư nước ngoài. Bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia: Thương lượng để đôi bên cùng có lợi trong nhượng quyền thương mại là bài toán khó Để đạt hiệu quả cao, các thương hiệu nhượng quyền thương mại tại Việt Nam cần có những giải pháp chuẩn bị sẵn sàng nhằm chuyển giao tốt nhất cho đơn vị nhận nhượng quyền thương mại địa phương với chi phí, thời gian… phù hợp nhất. Về phía đơn vị nhận nhượng quyền thương mại cũng cần có sự nhận thức đầy đủ, cập nhật thông tin về ngành nhằm chọn lựa, tiếp nhận những thương hiệu nhượng quyền bài bản. Làm được như vậy, tỷ lệ thành công cao hơn. Với lĩnh vực tài chính, mức phí… nhượng quyền thương mại, việc thương lượng như thế nào để đơn vị nhận nhường quyền thương mại thành công, có lời nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi chính đáng của thương hiệu nhượng quyền thương mại là bài toán khó. Đây là một trong những thách thức mà các đơn vị tham gia lĩnh vực nhượng quyền thương mại phải hết sức lưu ý, phòng tránh rủi ro trong quá trình hợp tác, phát triển bền vững. Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics