Chủ động ứng phó phòng vệ thương mại để gia tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Các mặt hàng đối diện với biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ rất đa dạng như: đồ gỗ, thủy sản, pin mặt trời, máy xịt rửa áp lực cao, thép... |
Gia tăng điều tra chống lẩn tránh
Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, trong 8 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 73 tỷ USD và thặng dư thương mại khoảng 66 tỷ USD, đưa Việt Nam lên thứ ba về thặng dư thương mại với Hoa Kỳ chỉ sau Trung Quốc và Mexico.
Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra các nước trên thế giới và chiếm hơn 30% kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN. Điều này thể hiện Việt Nam luôn là đối tác quan trọng, bền vững của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đi kèm theo đó thì cũng có những rủi ro về phòng vệ thương mại. Theo thống kê, tỷ lệ các vụ việc phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ áp dụng với Việt Nam chiếm khoảng 53% tổng số các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Do đó các nguy cơ phòng vệ thương mại cũng ngày càng lớn hơn.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp nội địa của Hoa Kỳ ý thức rất rõ về quyền lợi cũng như các công cụ của mình khi hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh khốc liệt, gây ra tổn hại, tổn thương đối với ngành sản xuất trong nước. Họ cũng biết cách sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích nếu bị kiện ở Hoa Kỳ. Do vậy các vụ việc ngày càng tăng trong thời gian vừa qua.
Tính đến tháng 10/2023, các vụ việc phòng vệ thương mại của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam chiếm đến 58 vụ việc, các mặt hàng cũng ngày càng mở rộng, đa dạng và không phải các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của ta.
Theo Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, các mặt hàng đối diện với các vụ việc phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ rất đa dạng: từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, Việt Nam có thế mạnh như đồ gỗ, thủy sản, pin mặt trời, máy xịt rửa áp lực cao, thép... tới những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nhỏ như mật ong, túi dệt…
“Đối với vấn đề phòng vệ thương mại, ngoài các cuộc điều tra truyền thống trong vòng 3 năm trở lại đây Hoa Kỳ có sự gia tăng rõ rệt trong hoạt động điều tra các biện pháp chống lẩn tránh do Bộ Thương mại Hoa Kỳ thực hiện và điều tra gian lận nguồn gốc xuất xứ, chống sử dụng lao động cưỡng bức do Hải quan Hoa Kỳ thực hiện. Ngoài ra, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang khó khăn và có nguy cơ rơi vào suy thoái, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam lại phải đối mặt với sự gia tăng của nhiều thủ đoạn lừa đảo, đặc biệt là các điều khoản thanh toán quốc tế…”, Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ thông tin.
Hàng hóa Việt Nam tạo ra áp lực cạnh tranh lớn
Chia sẻ về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó trưởng Văn phòng Luật ID Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ ngày càng gặp nhiều các vụ việc phòng vệ thương mại, đây là một khó khăn ngoài khó khăn về tiêu chuẩn kỹ thuật, rào cản, các biện pháp phòng dịch. Với việc Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, các doanh nghiệp phải hiểu rằng, khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ thì cần phải tính đến các rủi ro về thương mại.
“Các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ là gì, có bao nhiêu biện pháp, hình thức điều tra. Đối với vấn đề phòng vệ thương mại, nếu như 5-6 năm trước chủ yếu là điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp, thì gần đây, gia tăng điều tra chống lẩn tránh của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thực hiện và điều tra gian lận nguồn gốc xuất xứ, chống sử dụng lao động cưỡng bức do Hải quan Hoa Kỳ thực hiện. Trong khoảng 2-3 năm gần hai biện pháp điều tra này gia tăng đáng kể tần suất”, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho hay.
Theo bà Thảo, nguyên nhân một số nhóm hàng hóa Việt Nam đối diện với nguy cơ gia tăng các vụ việc phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ là do hàng hóa Việt Nam tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với hàng hóa tương tự sản xuất tại Hoa Kỳ. Cùng với đó, đôi khi hàng hóa Việt Nam bị điều tra “vạ lây”. Bởi một số mặt hàng dù có doanh thu, kim ngạch nhỏ nhưng các doanh nghiệp sản xuất tại Hoa Kỳ muốn phòng ngừa trường hợp dịch chuyển thương mại. “Có nghĩa là khi Hoa Kỳ điều tra các quốc gia có nguy cơ trực tiếp thì họ sợ các nhà sản xuất đó chuyển sang Việt Nam. Vì vậy, khi điều tra phòng vệ thương mại, họ sẽ đưa luôn Việt Nam vào danh sách điều tra. Điều này lý giải cho một số mặt hàng như mắc áo, mật ong cũng gặp các vụ kiện cùng với các quốc gia khác”, bà Thảo cho hay.
Ngoài rủi ro về phòng vệ thương mại, theo bà Thảo, gần đây doanh nghiệp của Việt Nam còn phải đối mặt với sự gia tăng của nhiều thủ đoạn lừa đảo, đặc biệt là hợp đồng, các điều khoản thanh toán quốc tế… Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần lưu ý tìm hiểu và cập nhật quy định pháp luật của Hoa Kỳ, đặc biệt các quy định có ảnh hưởng đáng kể đến việc tiếp cận thị trường như quy định về phòng vệ thương mại, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ hoặc các quy định liên quan đến tiêu chuẩn sử dụng lao động... Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thận trọng trong việc tìm kiếm đối tác, đàm phán hợp đồng; cần sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý để có những thông tin chất lượng nhằm đánh giá được tình hình tài chính, mức độ tin cậy của các đối tác Hoa Kỳ, bám sát quá trình giao hàng…
Để ứng phó được với những vụ kiện phòng vệ thương mại, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho rằng, doanh nghiệp phải gạt bỏ tâm lý e ngại, phải chủ động và nghiêm túc trong vấn đề tham gia vào các vụ việc. Ngoài các thông tin liên quan tới tiêu chí kỹ thuật, tiếp cận thị trường thì cần phải chủ động tìm hiểu quy định cơ bản về phòng vệ thương mại tại các quốc gia đó. Doanh nghiệp cũng phải thường xuyên theo dõi và cập nhật các thông tin về thị trường.
Tin liên quan
Ứng phó với siêu bão Yagi: Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện
21:01 | 06/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tránh bất lợi cho hàng Việt xuất khẩu từ những đòn phòng vệ mới
07:15 | 18/08/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi bị Hoa Kỳ điều tra phòng vệ thương mại?
09:42 | 08/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
8 tháng, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
12:53 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia thêm room tín dụng, động lực cho các ngân hàng cạnh tranh
15:37 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics