Chưa thể coi Covid-19 như một bệnh lý chuyên khoa thông thường
Một số bệnh viện ở TPHCM lập khoa điều trị hậu Covid-19 | |
Lo ngại biến chủng mới của dịch Covid - 19 có thể thúc đẩy giá vàng đi lên | |
F1 tại Hà Nội sẽ thực hiện cách ly như thế nào? |
Để bệnh Covid-19 như bệnh thông thường cần phải đạt được 2 yếu tố, đó là miễn dịch cộng đồng và có thuốc điều trị đặc biệt. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa thực sự làm chủ được cả 2 yếu tố này Ảnh: ST |
Các địa phương lo dịch bùng phát
Theo Bộ Y tế, ngày 20/2, cả nước ghi nhận 47.200 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 47.192 ca ghi nhận trong nước (tăng 5.224 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố. Đây cũng là ngày có số ca mắc cao nhất từ trước đến nay.
Tại Hà Nội, số ca mắc mỗi ngày liên tục tăng. Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, chỉ chưa đầy một tuần số người mắc Covid-19 tăng từ 3.500 lên hơn 5.100 ca/ngày và luôn là địa phương cao nhất cả nước. Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, dù số ca mắc ở Hà nội tăng cao nhưng có đến 95% số ca mắc có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, có thể theo dõi tại nhà. Các chỉ số quan trọng nhất hiện nay khi đánh giá cấp độ dịch là số ca chuyển nặng, tử vong và khả năng đáp ứng điều trị. Để ứng phó với dịch bệnh, Sở Y tế Hà Nội đã điều chỉnh phân tầng quản lý, điều trị F0 là tùy theo mức độ lâm sàng, mức độ nguy cơ của người bệnh. Cùng với đó, Sở Y tế Hà Nội cũng phân tầng điều trị đối với trẻ em mắc Covid-19. Cụ thể, điều trị tại nhà (tầng một) đối với trẻ trên ba tháng tuổi; tại cơ sở thu dung quận, huyện đối với trẻ không đủ điều kiện điều trị tại nhà; tại bệnh viện đa khoa có giường bệnh điều trị nhi khoa đối với trẻ có bệnh nền không ổn định hoặc thể trạng béo phì, trẻ dưới hoặc bằng 3 tháng tuổi.
Trước số ca mắc Covid-19 liên tục tăng cao trong những ngày gần đây, nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn, nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã khẩn trương triển khai các biện pháp để nhanh chóng kiểm soát dịch. Như tại Nam Định, Bắc Ninh… tạm dừng hoạt động các dịch vụ vũ trường, quán bar, karaoke và các hoạt động lễ hội tập trung đông người. Để bảo vệ những nhóm có nguy cơ cao, các địa phương cũng đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 mũi 3 cho người trên 18 tuổi và xây dựng kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em 5-11 tuổi.
PGS.TS Nguyễn Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) cho biết, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện luôn có những diễn biến phức tạp như số mắc tăng cao, đặc biệt xuất hiện nhiều ổ dịch mới khi các địa phương thực hiện các biện pháp nới lỏng theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Hiện nay biến chủng Omicron đã trở thành chủng chủ đạo thay thế chủng Deltal, chúng ta vẫn nhận định chủng này nhẹ hơn chủng khác. Nhưng khi số ca mắc tăng cao sẽ gây quá tải hệ thống y tế, tỷ lệ tử vong sẽ tăng lên. Các địa phương cần đánh giá chính xác nguy cơ đến tận cấp xã, phường để đáp ứng y tế phù hợp.
Covid-19 không giống bệnh lý thông thường
Nhiều địa phương trên cả nước ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng lên theo từng ngày. Tuy nhiên, mới đây chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, hiện trong nước đã tiêm bao phủ rộng vắc Covid-19; sự xuất hiện của chủng Omicron đã không còn gây bệnh tăng nặng như chủng Delta và đặc biệt là hệ thống y tế bắt đầu thích ứng với dịch bệnh... Đó là các yếu tố, điều kiện để đến thời điểm cần coi Covid-19 như bệnh lý chuyên khoa khác. Từ quan điểm này, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, Covid-19 không giống như sốt xuất huyết, cúm mùa hay bệnh lý thông thường nên vẫn còn sớm để coi như cúm mùa. Bởi hiện chúng ta chưa hiểu nhiều về virus SARS-CoV-2, do vậy, vẫn phải tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TPHCM, thống kê của Bộ Y tế số ca mắc tăng cao, tỷ lệ ca trở nặng và tử vong giảm nên không ảnh hưởng tới khối điều trị. Nhưng cũng không thể coi Covid-19 như một bệnh đặc hữu. Bởi khi coi Covid-19 là bệnh đặc hữu đồng nghĩa với việc không cần phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như: Người dân không cần khẩu trang, không cần xét nghiệm, chỉ khi bệnh nặng mới cần đến xét nghiệm… Nhưng hiện tại, Việt Nam vẫn đang thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cho những đối tượng chưa tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Theo đó, để bệnh Covid-19 như bệnh thông thường cần phải đạt được 2 yếu tố, đó là miễn dịch cộng đồng và có thuốc điều trị đặc biệt. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa thực sự làm chủ được cả 2 yếu tố này. Vì vậy, Việt Nam cần phải có thời gian để đạt được độ bao phủ vắc xin phòng Covid-19, tạo ra miễn dịch cộng đồng và làm chủ thuốc đặc trị Covid-19.
PGS.TS Nguyễn Đắc Phu cũng nhận định, khoảng 6 tháng đầu năm 2022, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp khó lường. Khoảng 6 tháng cuối năm, tỷ lệ tiêm vắc xin tăng cao, số ca mắc diễn biến nhiều sẽ tạo ra miễn dịch cộng đồng.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID-19
18:04 | 29/10/2023 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
05:37 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
05:35 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
20:01 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kéo dài thêm thời gian tạm đóng cửa 3 sân bay do bão số 3
19:48 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 mạnh nhất trong 30 năm qua, Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề
19:46 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai
16:26 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Tạm dừng hoạt động hai tuyến đường sắt đô thị để tránh bão số 3
16:02 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm nay
13:31 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng: Sẵn sàng ứng phó thời điểm bão mạnh nhất lúc 17 giờ ngày 7/9
13:23 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 cách Quảng Ninh-Thái Bình khoảng 150 km về phía Đông Đông Nam
09:12 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 đi vào Vịnh Bắc Bộ: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó bão và mưa lũ sau bão
08:54 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chủ động phòng chống gió mạnh, vùng hoàn lưu lớn và nguy cơ sạt lở cao trên diện rộng
21:20 | 06/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics