Chứng khoán toàn cầu sụt giảm: Cần bình tĩnh, tỉnh táo để tìm cơ hội trong rủi ro
VN-Index vừa ghi nhận một tuần sụt giảm kỷ lục 5,45%. (Ảnh minh họa) |
Chứng khoán Việt Nam bị thổi bay 20 tỷ USD vì dịch Covid-19 | |
Thị trường chứng khoán ảnh hưởng từ dịch Covid 19: Nhà đầu tư quan sát tín hiệu hồi phục | |
“Hội ông lớn” VN30 áp đảo thị trường |
Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên quá lo lắng bởi nếu thận trọng quan sát và nắm bắt cơ hội thì đây sẽ là thời điểm đầu tư sinh lời hiệu quả.
Thị trường chịu tác động từ dịch COVID-19
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có một tuần giao dịch (từ 23 đến 27/2) đầy sóng gió với việc VN-Index ghi nhận sự sụt giảm kỷ lục 5,45%. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ cuối tháng 10/2018 đến hiện nay và là cú sốc với nhà đầu tư. Qua 1 tuần suy giảm, VN-Index lùi về dưới mức 885 điểm bất chấp tín hiệu hỗ trợ mạnh như: hoạt động tái cơ cấu của các quỹ tham chiếu theo các bộ chỉ số của MSCI Frontier Market; hay các giao dịch thỏa thuận "khủng" lên tới hàng nghìn tỷ đồng của các mã cổ phiếu lớn như VNM, YEG hat EIB vào cuối tháng 2. Mức giảm điểm thường gia tăng trong phiên, chỉ dừng lại và thu hẹp đà giảm vào giai đoạn cuối phiên.
Đà suy giảm của thị trường chứng khoán không chỉ diễn ra tại nước ta mà còn diễn ra ở hầu khắp các nước trên thế giới khi các nhà đầu tư phản ứng tiêu cực với sự lan rộng toàn cầu của dịch bệnh COVID-19. Cũng trong tuần này, thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm điểm được cho là tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ với việc tất cả các chỉ số chính đều giảm hơn 10% so với mức đỉnh được thiết lập chỉ một tuần trước đó. Chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 25.409 điểm (giảm 10,54%); chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 2.954 điểm (giảm 9,3%) và chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 8.567 điểm (giảm 6,76%). Chỉ có chỉ số Cboe (VIX) tăng vọt lên gần 50 điểm vào sáng thứ Sáu (27/2), mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Ngoài ra, thị trường chứng khoán châu Á cũng không ngoại lệ khi đồng loạt giảm điểm trong tuần 23-27/2. Theo đó, chứng khoán Hồng Kông giảm 4,32%/ tuần; chỉ số Nikkei của Nhật Bản 225 giảm 9,75%; chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đóng cửa ở 2.880 điểm (giảm 4,86%); Topic (Hàn Quốc) giảm 8,13%...
Diễn biến này cho thấy các thị trường chứng khoán nói chung đều đang chịu tác động tương tự nhau. Đó là tình trạng lan tràn của dịch COVID-19 ra khắp các quốc gia dẫn đến mối lo ngại tăng vọt về nguy cơ kéo lùi tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm đến từ việc khối ngoại bán ròng mạnh mẽ trong suốt thời gian vừa rồi. Động thái bán cổ phiếu, mua vàng và trái phiếu đã thể hiện trên phạm vi toàn cầu. Các giao dịch bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài diễn ra ở hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, thống kê cho thấy, kết thúc 2 tháng đầu năm, khối ngoại đã bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 1.174 tỷ đồng, trái chiều với diễn biến cùng kỳ năm trước khi khối ngoại mua ròng trên cả 3 sàn với giá trị 6.752 tỷ đồng. Tại Trung Quốc, tuần qua, các nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng 870 triệu USD, chứng khoán Hàn Quốc bị bán ròng 868 triệu USD...
Theo nhận định của ông Phan Linh, CEO Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Take Profit Việt Nam, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tổng cung và tổng cầu tại Việt Nam. Theo đó, ngành hàng không bị sụt giảm về số lượng hành khách bay, giá vé liên tục hạ. Ngành nước uống giải khát, cụ thể là bia rượu cũng sụt giảm doanh số do người dân hạn chế tập trung. Còn ngành bán lẻ thì đìu hiu do sức cầu giảm.
"Hiện nay, tại Việt Nam không còn ca nhiễm COVID-19 nào nữa đã chứng minh được khả năng phòng chống dịch của Việt Nam khá tốt. Bên cạnh đó, các hiệp định EVFTA cũng đã được kí kết. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán vẫn chưa thấy dấu hiệu tốt lên chứng tỏ các nhà đầu tư đang rất thận trọng và phản ứng yếu trước những thông tin tốt", ông Phan Linh nhận định.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc đổ lỗi tình trạng sụt giảm của thị trường do dịch COVID-19 là hoàn toàn có lý. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là khi Việt Nam khống chế thành công được dịch bệnh, thị trường sẽ tăng tương ứng. Thị trường chứng khoán đang phản ánh trước các rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai gần khi những số liệu kinh tế vĩ mô toàn cầu cũng như của Việt Nam được công bố vào cuối tháng 3. Hiện nay, giới đầu tư đang mong chờ những tín hiệu khả quan hơn trong kiểm soát dịch trên toàn cầu, có thể sẽ mất thêm thời gian và các thị trường chứng khoán sẽ còn chịu tác động từ các thông tin liên quan trong thời gian tới.
Kiên nhẫn "chờ thời"
Theo ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam, mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đang chịu áp lực bán ròng từ khối ngoại, tuy nhiên, quy mô bán ròng tại thị trường Việt Nam ở mức thấp so với các thị trường khác tại châu Á.
“Nhìn trong tương quan so sánh, về cơ bản, Việt Nam vẫn là nước trong nhóm có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh nhất trên thế giới, vĩ mô ổn định và còn nhiều điều kiện thuận lợi, cũng như ưu đãi khác của Chính phủ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy ông Ngọc tin rằng, khi dịch bệnh được đẩy lùi thì dòng vốn ngoại sẽ sớm trở lại thị trường Việt Nam khi mức định giá P/E về mức rất hấp dẫn qua các đợt giảm điểm vừa qua", ông Đỗ Bảo Ngọc nhận định.
Nhận định về thị trường, ông Phan Linh cho rằng, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục tụt xuống mốc 830-840 điểm. Tình trạng "lình xình" sẽ kéo dài ít nhất đến hết quý I/2020 cho đến khi các doanh nghiệp có hết báo cáo tài chính. Đồng thời thị trường sẽ chờ kết quả diễn biến kiểm soát dịch COVID-19.
"Khi thị trường xuống, không phải mã cổ phiếu nào cũng đi xuống theo. Tôi nghĩ dòng cổ phiếu ngân hàng vẫn sẽ là chủ lực tài chính, là bệ đỡ cho thị trường. Thêm vào đó, cổ phiếu ngân hàng không bị ảnh hưởng trực tiếp khi thị trường giảm sâu thì đó là cơ hội mua cổ phiếu ngân hàng tốt với mức giá hấp dẫn. Cổ phiếu ngành điện không chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cũng có thể quan sát. Ngoài ra, cổ phiếu mía đường từ tháng 9/2019 đến nay đã tăng khoản 50% cũng là một mã tốt cho nhà đầu tư", ông Phan Linh gợi ý cho nhà đầu tư.
Ông Đỗ Bảo Ngọc cũng cho rằng, khi dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát thì cơ hội mua cổ phiếu giá rẻ để đón đầu các đợt hồi phục của thị trường là điều mà cả nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nội đều mong chờ. Vì vậy, đây là thời điểm nhà đầu tư cần kiên nhẫn để “chờ thời”. Lúc đó, chính các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ là nhóm đi đầu trong việc mua ròng cổ phiếu Việt Nam, đóng vai trò dẫn dắt các đợt tăng giá mạnh.
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước "Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, đang chịu tác động tiêu cực do dịch COVID-19 gây ra. Sau khi xem xét, đánh giá các yếu tố tác động, chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh chung, việc thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm là điều khó tránh khỏi, bởi tâm lý lo ngại về dịch bệnh đang bao trùm nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thị trường chứng khoán là nơi phản ứng rất nhạy với các biến cố bất thường. Thực tiễn diễn biến những phiên vừa qua phần nào cho thấy sự phản ứng về mặt tâm lý. Về phía cơ quan quản lý, chúng tôi đã và đang nắm bắt sát sao tình hình, phân tích kỹ lưỡng các yếu tố tác động và chủ động xây dựng các kịch bản để sẵn sàng với các tình huống bất thường trên thị trường. Chúng tôi tin rằng, với quyết tâm rất cao của cộng đồng quốc tế và Chính phủ Việt Nam, hy vọng dịch COVID-19 sẽ sớm được khống chế. TTCK nhiều khả năng sẽ bình ổn trở lại và nhà đầu tư vì thế cần bình tĩnh, thậm chí có thể tỉnh táo để tìm “cơ hội trong rủi ro”. |
Tin liên quan
Khởi tố 7 đối tượng thao túng thị trường chứng khoán
10:12 | 05/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
300 triệu cổ phiếu GEE chính thức giao dịch trên sàn HoSE
15:38 | 14/08/2024 Tài chính
Uỷ ban Chứng khoán làm việc với Hiệp hội Lưu ký toàn cầu
06:21 | 09/08/2024 Chứng khoán
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
09:01 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
Hải quan Quảng Ninh sớm hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
Honda Lead 125cc hoàn toàn mới với giá từ 40,3 triệu đồng
Đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tạm ứng, bồi thường thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics