Chung tay vì vệ sinh an toàn thực phẩm
Báo động vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo các chuyên gia tại hội thảo, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đã ở mức báo động. Theo nhận định của ông Nguyễn Duy Đức, Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, nếu như năm 2012, 2013, tỉ lệ ngộ độc thực phẩm do các các cơ sở cung cấp thức ăn chế biến sẵn chỉ chiếm trên 33% thì năm 2014, 2015 và 2016 đã tăng cao. Trong đó, vi sinh vật chiếm tỉ lệ cao nhất lên đến 52%. Nếu như năm 2015 có 4/6 vụ thì năm 2016 là 3/6 vụ Các loại thực phẩm không an toàn thường gặp gồm rau củ quả (quá dư lượng thuốc trừ sâu), kim loại nặng), hải sản, mật ong (dư lượng kháng sinh), cà phê, điều, đậu phộng (độc tố, nấm, mốc), thịt (chất tăng trưởng, tạo nạc, cấm sử dụng).
Liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng xuất khẩu, bà Hoàng Mai Vân Anh, cán bộ chương trình UNDO cho biết, Việt Nam xếp trong nhóm 3 quốc gia có số lượng sản phẩm thuỷ sản bị từ chối nhập khẩu cao nhất vào 4 thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và Úc. Nguyên nhân hàng đầu khiến sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu là nhiễm khuẩn. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: dư lượng thuốc thú ý vượt quy định thị trường EU, các điều kiện, kiểm soát vệ sinh và vấn đề dán nhãn tại Mỹ, sản phẩm chứa chất gây ô nhiễm với Nhật Bản và dư lượng vượt quá quy định và vấn đề dán nhãn tại Úc.
Lý giải nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm, theo bà Đinh Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam là do thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại gây nhiều trường hợp ngộ độc tập thể; các hoá chất không được phép sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như formol, hàn the, màu công nghiệp…; Các hoá chất dược dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…; Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép; chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt…
Theo bà Đinh Mỹ Loan, tiêu thụ thực phẩm ở Việt Nam ngày ngày càng tăng do thu nhập của người tiêu dùng tăng và sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ. Theo số liệu thống kê tiêu thụ thực phẩm của VN giai đoạn 2011-2016 tăng 5,1%/năm, tương đương với 29,5 tỷ USD năm. Doanh số bán hàng thực phẩm tăng 10,2% trong năm 2016 và tăng trưởng hằng năm cho giai đoạn 2015-2020 là 10,9%.
Hiện nay có tới 85% thực phẩm được tiêu dùng qua các kênh truyền thống chỉ có 15% được tiêu thụ qua kênh hiện đại. Điều này cho thấy rủi ro về an toàn thực phẩm cao hơn. Vì trên thực tế hiện nay, chỉ trừ một số nhà bán lẻ lớn có uy tín chính sách liên kết với người sản xuất và hệ thống quản lí chất lượng tốt, hầu hết hệ thống bán lẻ chưa áp dụng tốt hệ thống quản lí chất lượng và liên kết với các thành viên trong hệ thống cung ứng, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng.
Cần sự phối hợp
Theo các chuyên gia, an toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và cuộc sống của mỗi con người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội, năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng đối với lượng thực thực phẩm của người Việt Nam về tiêu dùng an toàn ngày càng cao. Do đó, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là đòi hỏi bức thiết, tuy nhiên để làm được điều này cần phải có sự chung tay của tất cả các bên liên quan gồm cơ quan quản lí nhà nước, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng.
Theo đó, về phía cơ quan quản lý nhà nước cần khắc phục việc pháp luật và thực tiễn quản lí vẫn còn chồng chéo, lãng phí nguồn lực và kém hiệu quả; chống hàng giả, hàng buôn lậu, gian lận thương mại. Bên cạnh đó cần xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục. Về phía doanh nghiệp phân phối – bán lẻ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh bán lẻ, từ kho hàng, nhà máy, đồng ruộng của nhà sản xuất- cung ứng đến quầy kệ… bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, kết nối với nhà sản xuất- cung ứng để đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt các doanh nghiệp bán lẻ cần nâng cao vai trò của mình trong mối quan hệ trực tiếp với khách về thông tin hai chiều và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng.
Đặc biệt, về phía người tiêu dùng, theo khuyến cáo của các chuyên gia, người tiêu dùng cần quan tâm đến thương hiệu, thời hạn sử dụng, các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm ghi trên nhãn hàng. Đối với nhà sản xuất cần tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và lưu hành sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy; không sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu hoá chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng. Tuân thủ hệ thống quản lí chất lượng tiên tiến trong sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về an toàn cho người tiêu dùng.
Tin liên quan
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ
20:35 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bắt đầu dự Hội nghị Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp
08:57 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ireland
08:56 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Giá xăng dầu giảm đồng loạt, sâu nhất là xăng E5RON92
15:19 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá
14:36 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kiên quyết phản đối hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với tàu cá Việt Nam
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ireland Michael Higgins
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
20:41 | 02/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland
08:41 | 02/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ
07:58 | 01/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
Hải quan Nội Bài phát hiện vụ vận chuyển lậu 3kg vàng qua đường hàng không
Vì sao Công ty TNHH Western City bị dừng làm thủ tục hải quan?
Kiểm tra, rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics