Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu đang đối mặt khó khăn
Năm 2017, XK hàng hóa thu về kết quả nổi bật với tổng giá trị đạt hơn 210 tỷ USD. Trên đà thắng lợi này, Bộ Công Thương nhận định như thế nào về tình hình XK hàng hóa trong năm 2018, thưa Bộ trưởng?
Nghị quyết số 48/2017/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 10/11/2017. Theo đó, Quốc hội đã đặt chỉ tiêu cho Chính phủ đối với tổng kim ngạch XK tăng 7%-8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch XK dưới 3%.
Mặc dù đây không phải là các chỉ tiêu cao so với thành tích đã đạt được của năm 2017 (năm 2017, XK của Việt Nam ước đạt 213,8 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm 2016; tỷ lệ xuất siêu so với tổng kim ngạch XK ước đạt 0,63%), tuy nhiên năm 2018 tình hình XNK của Việt Nam được nhận định vẫn còn những khó khăn, thách thức. Điều này bắt nguồn từ những diễn biến khó lường, bất ổn của tình hình quốc tế, cụ thể như: Chính sách kinh tế và thương mại của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU,... có thể thay đổi nhanh và có tác động đa chiều; căng thẳng địa chính trị ở nhiều nơi có thể ảnh hưởng đến tài chính thế giới, ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu cũng như giảm nhu cầu NK các mặt hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, nguồn cung nông sản toàn cầu tiếp tục tăng trong khi nhiều nước đẩy mạnh các chương trình, kế hoạch thúc đẩy sản xuất, hướng tới giảm dần phụ thuộc vào nguồn NK cũng như xu hướng bảo hộ ngày càng gia tăng,...
Theo “Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030”, định hướng đặt ra là sẽ dần nâng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và giảm dần nhóm hàng nông, thủy sản, nhiên liệu, khoáng sản trong XK. Theo Bộ trưởng, thực tế, việc chuyển dịch cơ cấu hàng XK này đã và đang được triển khai ra sao?
Trong năm 2017 và những năm trước đó, cơ cấu các mặt hàng XK cơ bản đã và đang chuyển dịch tích cực theo đúng định hướng đã được đặt ra tại ”Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030” là tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và giảm dần nhóm hàng nông sản, thủy sản và nhiên liệu, khoáng sản.
Tuy nhiên, trong năm 2018, việc tiếp tục giữ vững và đẩy nhanh hơn nữa xu hướng này gặp một số khó khăn nhất định. Cụ thể, nhóm nông thủy sản cơ bản nguồn cung đã đến ngưỡng, khó có thể tăng trưởng về lượng XK; sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu NK của một số mặt hàng cũng dẫn đến thiếu chủ động, tăng chi phí, phụ thuộc vào giá NK. Bên cạnh đó, tăng trưởng XK hai mặt hàng điện thoại và máy vi tính đã đóng góp cao vào tăng trưởng XK nhóm hàng công nghiệp trong năm 2017, tuy nhiên, kim ngạch XK của hai mặt hàng này đã ở mức rất cao và gần như chạm ngưỡng về tăng trưởng...
Như Bộ trưởng đã chia sẻ, việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu hàng XK trong năm 2018 phải đối mặt với khó khăn nhất định. Xin Bộ trưởng cho biết, Bộ Công Thương sẽ triển khai các giải pháp gì để thúc đẩy quá trình chuyển dịch này đạt kết quả như mong đợi?
Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả theo đúng mục tiêu, lộ trình về chuyển dịch cơ cấu XK và các chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ đặt ra, một số giải pháp mà Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành cùng triển khai thực hiện trong năm 2018 và những năm tiếp theo đó là:
Một là, đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng XK: Tập trung rà soát các dự án, đặc biệt là các dự án sản xuất hàng XK, kịp thời tháo gỡ khó khăn, sớm đưa các dự án vào vận hành, tạo nguồn hàng cho XK; phối hợp với Bộ NN&PTNT trong triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường NK.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính: Bãi bỏ quy định về cấp phép NK tự động đối với một số mặt hàng khác ngoài mặt hàng như phân bón, sắt thép; đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh; hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK; tiếp tục thực hiện có hiệu quả đường dây nóng về thủ tục XNK để tiếp nhận các ý kiến phản ánh, kiến nghị về khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hành chính của Bộ Công Thương và các bộ, ngành khác liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa nhằm kịp thời giải quyết và tháo gỡ khó khăn cho các cá nhân, tổ chức, DN liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực XK. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh thực thi Quyết định số 3610a/QĐ-BCT về phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2017- 2018 đối với 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh cần được cắt giảm.
Ba là, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với hàng hóa XK: Theo dõi sát tình hình kinh tế, thương mại trong và ngoài nước để kịp thời có phản ứng chính sách với những diễn biến mới; kịp thời chỉ đạo các giải pháp cụ thể, quyết liệt, có định hướng để tháo gỡ khó khăn cho DN, thúc đẩy sản xuất, XK, phát triển thị trường; chỉ đạo các cơ quan Thương vụ ở nước ngoài chủ động nắm bắt thông tin, vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến XK của Việt Nam như sự thay đổi chính sách của nước NK, các rào cản kỹ thuật, rủi ro trong thanh toán, các hoạt động tuyên truyền thiếu thiện chí đối với hàng hóa XK Việt Nam để giúp Chính phủ, các bộ, ngành, hiệp hội và DN có phản ứng kịp thời.
Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác phát triển thị trường và xúc tiến thương mại: Lựa chọn các mặt hàng có thế mạnh để xúc tiến XK vào các thị trường theo từng giai đoạn cụ thể nhằm phát triển XK theo hướng đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm khả năng mở rộng các thị trường XK mới còn tiềm năng đồng thời củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống, thị trường là đối tác Hiệp định Thương mại tự do (FTA); phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về các FTA, hướng dẫn tận dụng và cách tận dụng các FTA, nhất là về quy tắc xuất xứ và làm thế nào để đáp ứng quy tắc xuất xứ; tạo thuận lợi hơn nữa cho DN trong việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): Rà soát, đơn giản hóa quy trình cấp C/O; áp dụng khai báo C/O điện tử; mở rộng việc thí điểm cấp C/O qua mạng Internet; tích cực tham gia hệ thống Cơ chế một cửa Quốc gia và triển khai thí điểm cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN; tiếp tục nghiên cứu giảm tiêu chí tự chứng nhận xuất xứ để tạo thuận lợi hơn cho DN tham gia cơ chế này.
Năm là, tiếp tục tháo gỡ rào cản, tạo điều kiện cho hàng hóa XK đặc biệt là nông sản, thủy sản thâm nhập vào các thị trường mới.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics