Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Chuyển dịch năng lượng: “Tính kỹ” để đảm bảo an ninh năng lượng

(HQ Online) - Cuộc “khủng hoảng năng lượng” diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới đã và đang tác động trực tiếp tới sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19, đồng thời gia tăng áp lực cho “bài toán” chuyển dịch năng lượng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đảm bảo an ninh năng lượng, quá trình chuyển từ sử dụng các năng lượng sơ cấp sang các dạng năng lượng sạch hơn, Việt Nam cần tính toán kỹ lộ trình, cách thức dựa trên nghiên cứu khoa học.
An ninh năng lượng đang là những thách thức lớn cần vượt qua
Nhiệt điện vẫn là "xương sống" giúp đảm bảo an ninh năng lượng
Thách thức đảm bảo an ninh năng lượng
“Bám” vào điện than, khó đảm bảo an ninh năng lượng
ASEAN triển khai kế hoạch hợp tác đảm bảo an ninh năng lượng
Phát triển các nguồn NLTT được xem là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay, khi góp phần quan trọng hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường. 	Ảnh: Nguyễn Thanh
Phát triển các nguồn NLTT được xem là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay, khi góp phần quan trọng hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường. Ảnh: Nguyễn Thanh

Áp lực chuyển dịch năng lượng

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương): Kết quả thực tế năm 2019 và 2020, sản lượng điện phát từ nguồn NLTT đạt tương ứng 5,242 tỷ kWh và 10,994 tỷ kWh đã góp phần giảm đáng kể điện chạy dầu giá cao. Nếu so sánh số liệu nguồn điện dầu thực tế được huy động với dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thì điện chạy dầu đã giảm 2,17 tỷ kWh năm 2019 và giảm 4,2 tỷ kWh năm 2020 (tiết kiệm khoảng 10.850 tỷ đồng- 21.000 tỷ đồng). Các nguồn NLTT đã hỗ trợ tích cực cung cấp nguồn điện cho miền Bắc khi miền Bắc thiếu nguồn, phụ tải tăng cao (như thời gian tháng 5-6 năm 2021), góp phần đảm bảo cung ứng điện cho cả giai đoạn 2021-2025, giảm phát thải khí nhà kính và các phát thải ô nhiễm khác.

Giá khí đốt, giá điện đồng loạt tăng ở khắp các châu lục, từ châu Âu, châu Á tới Nam Mỹ. Mất điện diện rộng tại Trung Quốc, thiếu hụt xăng dầu, khí đốt tại châu Âu… là một vài nét phác thảo cuộc “khủng hoảng năng lượng” đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới.

Đánh giá Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc “khủng hoảng năng lượng” đó, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh phân tích: Giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phụ tải điện giảm nên Việt Nam đảm bảo cung cấp đủ điện. Tuy nhiên, thời gian tới, khi nền kinh tế được được mở cửa trở lại, các hoạt động sản xuất kinh doanh được phục hồi, việc cung ứng điện sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Hiện, các nguồn điện phát triển rất chậm.Với các nguồn hiện có, thủy điện do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên có đủ nguồn nước hay không cũng là một câu hỏi lớn. Còn các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) như điện gió, điện mặt trời có sự rủi ro lớn về mức độ biến động, khó dự báo.

“Việt Nam bắt đầu chuyển sang NK thuần năng lượng từ năm 2015. Bởi vậy, với ‘khủng hoảng năng lượng’, việc tăng giá nhiên nhiệu dẫn tới chi phí đầu vào đối với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu NK sẽ tăng lên, gây áp lực lớn với ngành điện”, ông Hà Đăng Sơn nói.

Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia khi nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, mức NK năng lượng ngày càng lớn, chuyển dịch năng lượng là vấn đề đặt ra ngày càng bức thiết hơn với Việt Nam, đặc biệt khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương cho biết, trong những năm qua, Việt Nam đã luôn tích cực trong thực hiện các cam kết của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và tích cực tham gia Thỏa thuận chung Paris trong khuôn khổ Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21). Trong đó, một trong những yêu cầu quan trọng mà Việt Nam cần thực hiện khi tham gia là thúc đẩy chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ để giảm phát thải khí nhà kính. Các quyết định đầu tư và chính sách phải được thực hiện để khử carbon trong lĩnh vực năng lượng.

“Việc thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới cũng đặt ra các yêu cầu phải thúc đẩy chuyển dịch năng lượng. Ngoài ra, Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã xác định các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ giải pháp lớn về chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam trong thời gian tới”, ông Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh.

“Tính kỹ” lộ trình, cách thức

Phát triển các nguồn NLTT được xem là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay, khi góp phần quan trọng hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường, cũng như giảm sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch. Theo ông Hà Đăng Sơn, Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng nguồn NLTT nhưng buộc phải đảm bảo các chi phí điện năng phù hợp đối với khả năng chi trả của người dân, đồng thời đảm bảo cung ứng đầy đủ điện với chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là thách thức rất lớn.

Xung quanh câu chuyện chuyển dịch năng lượng, ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) chỉ rõ không ít hạn chế, khó khăn như: Hệ luỵ không nhỏ cho an toàn vận hành, an ninh hệ thống điện; tăng truyền tải 500 kV (do điện mặt trời/điện gió hầu hết phát triển ở khu vực miền Nam và miền Trung, nơi có tiềm năng tốt hơn), tác động đến huy động công suất và số lần tăng/giảm công suất của các nhà máy nhiệt điện, tua bin khí. Các yếu tố này làm tăng chi phí, giá thành ngành điện, nhất là trong điều kiện hiện tại một số loại hình NLTT vẫn đang có giá thành đắt hơn nhiều so với giá thành bình quân ngành điện.

PGS. TS Phạm Hoàng Lương, Giám đốc Viện Khoa học công nghệ quốc tế Việt Nam - Nhật Bản đánh giá: Hệ thống năng lượng điện của Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với thế giới và mục tiêu đặt ra phải đảm bảo cung ứng đủ phụ tải. Vì vậy, điện than vẫn là loại hình năng lượng quan trọng. Tất nhiên, trong tương lai, điện gió, điện mặt trời, hydro sẽ đóng vai trò rất chủ đạo.

Xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, EU… chuyển dần từ điện than sang điện khí, NLTT. Tuy nhiên, Việt Nam rất cần lưu ý khi nào thì làm được. Các nhà máy nhiệt điện tại Mỹ đã vận hành 40 năm, đủ khấu hao và có thể chuyển đổi. Còn tại Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam, các nhà máy vận hành trong 10 - 15 năm thì phải tính toán chuyển đổi ra sao để đảm bảo vừa hài hòa lợi ích kinh tế, vừa cung ứng điện cho phát triển kinh tế-xã hội…

“Muốn chuyển đổi năng lượng, phát triển NLTT thì công nghệ tích trữ là điều bắt buộc đi kèm. Hiện nay, giải pháp cho vấn đề này rất nhiều như: Pin lưu trữ, thủy điện tích năng…, cùng với đó là công nghệ để quản lý phía cầu tiêu thụ điện như điều chỉnh phụ tải hay sử dụng điện trực tiếp từ các nhà máy điện sạch tại các địa phương. Dù vậy, cần nhất vẫn là cơ chế. Đơn cử như hệ thống lưu trữ, cơ chế nào để nhà đầu tư yên tâm rót vốn, để trên cơ sở đó hoạch định và đảm bảo mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững. Đây là bài toán không đơn giản”, PGS. TS Phạm Hoàng Lương nhấn mạnh.

Cho rằng nên nhìn chuyển dịch năng lượng trước tiên từ vấn đề an ninh năng lượng, ông Hà Đăng Sơn phân tích, việc chuyển dịch cần được quan tâm trên 4 lĩnh vực là: Sự sẵn có của các nguồn năng lượng; khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng ở các vùng miền; khả năng chi trả của người dân và cuối cùng là sự chấp nhận các loại năng lượng tại các địa phương, người dân đến đâu…

Hiện nay, xu hướng của thế giới là tăng cường tỷ trọng NLTT. Có thể nhận định điện gió, mặt trời, khí hydro sẽ là các nguồn năng lượng trong tương lai. Tuy nhiên dù muốn hay không, điện than vẫn sẽ đóng vai trò chạy nền quan trọng. Thế giới cũng sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn điện than trong “một sớm một chiều”. “Bởi vậy, để chuyển dịch năng lượng từ sử dụng các năng lượng sơ cấp (than, dầu) sang các dạng năng lượng sạch hơn, Việt Nam phải nghiên cứu trong lộ trình của mình, thay đổi thế nào, quá trình chuyển đổi ra sao, tỷ lệ các nguồn trong từng thời kỳ. Hay chúng ta cứ nhắm mắt thực hiện theo “Net zero” - phát thải bằng không? Tôi cho rằng, cần phải tỉnh táo và cân nhắc trên các nghiên cứu khoa học”, ông Hà Đăng Sơn bày tỏ quan điểm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng

Là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu trong ASEAN, chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng nâng cao tỷ trọng NLTT gắn liền với sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững.

Việt Nam đang xây dựng Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những định hướng cơ cấu nguồn năng lượng của Việt Nam như sau: Đa dạng hóa các nguồn năng lượng, chú trọng phát triển các nguồn năng lượng sạch, NLTT; đối với nguồn năng lượng hóa thạch, có lộ trình chủ động tích cực giảm, theo hướng phát triển bền vững, giảm phát thải carbon, phát triển mạnh nhiệt điện khí; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Trong bối cảnh thế giới đang chịu tác động cộng hưởng của đại dịch Covid-19, biến đối khí hậu và suy giảm tài nguyên thiên nhiên, cần phải có cách tiếp cận toàn cầu một cách bao trùm, tổng thể, bình đẳng và cùng có lợi. Việc tăng cường hợp tác quốc tế giữa các quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển bền vững, giảm thiểu tác động tới môi trường và vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật hỗ trợ phát triển ngành năng lượng; khuyến khích đẩy mạnh cơ chế hợp tác công - tư; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các DN của Liên bang Nga và các nước đầu tư, kinh doanh vào lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam.

(Lược ghi bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Diễn đàn lần thứ IV “Tuần lễ năng lượng Nga” được tổ chức tại Moscow từ ngày 13-15/10/2021)

Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc điều hành của Trung tâm Phát triển sáng tạo Xanh (GreenID): Quy hoạch điện VIII vẫn nên khai thác triệt để nguồn NLTT trong nước

Để chuyển dịch năng lượng thành công cần rất nhiều yếu tố về công nghệ, hệ thống vận hành linh hoạt hơn, cấu trúc của thị trường… Việt Nam trong 2 năm vừa qua đã có sự phát triển đột phá về NLTT. Tuy nhiên, những thách thức cũng đã được nhìn nhận vì chưa có sự chuẩn bị hài hòa giữa chính sách với nhu cầu đầu tư lớn vào ngành.

Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển NLTT như: Phát triển điện mặt trời nổi trên các công trình thủy điện để tận dụng nhà máy, đường dây truyền tải từ các dự án thủy điện; điện gió ngoài khơi cũng cần được xem xét, gắn với phát triển hydro; giải pháp về tích trữ năng lượng, hay phân tán điện mặt trời…

Tôi cho rằng, Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) vẫn nên kiên trì và tiếp tục mục tiêu tạo cơ hội tối đa, khai thác triệt để các nguồn NLTT trong nước. Bởi lẽ đây là các dạng năng lượng không bị phụ thuộc vào nhiên liệu than, khí, biến động giá thị trường. Từ đó, có các chính sách, tạo thị trường để tháo gỡ, thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng này. Còn việc "đỏng đánh" phụ thuộc vào thời tiết của điện gió và điện mặt trời, cần có chính sách để đưa giải pháp tích trữ năng lượng vào chiến lược phát triển.

Thanh Nguyễn (ghi)

Bà Vũ Chi Mai, Trưởng hợp phần dự án 4E - EVEF, Chương trình Năng lượng GIZ.

Bà Vũ Chi Mai
Bà Vũ Chi Mai

Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng nguồn NLTT. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này vốn được nhìn nhận khá “đỏng đảnh”, khó kiểm soát. Bà đánh giá như thế nào về vai trò của NLTT với các nguồn năng lượng khác như than, dầu khí… ở Việt Nam thời gian tới?

An ninh năng lượng nghĩa là an ninh quốc gia và phát triển kinh tế. Một mặt phải đảm bảo những nguồn chạy nền, tuy nhiên vẫn tìm giải pháp dài hơi hơn, chủ động năng lượng thông qua NLTT. Tất nhiên, NLTT “đỏng đảnh” nhưng yếu tố này hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng những hệ thống dự báo tốt. Hoàn toàn có thể biết được công suất NLTT bằng bao nhiêu và điều phối một cách hợp lý bởi Việt Nam vẫn có nền là thuỷ điện và nhiệt điện.

Điện mặt trời có ban ngày, không có ban đêm nhưng gió có ban đêm. Tương lai nữa, điện gió ngoài khơi cũng hoàn toàn có thể đóng vai trò lớn. Điện sinh khối hay (biomass power) cũng có tiềm năng. Điện sinh khối thể kết hợp cùng than trong những nhà máy để đồng phát. Công nghệ có thể đắt hơn nhưng lại có yếu tố cạnh tranh là những dự án đồng phát sử dụng điện sinh khối rơi vào mùa khô khi thuỷ điện không có.

Nếu nhìn vào “bức tranh” tổng thể, những gì có thể đóng vai trò vào thời điểm nào thì tất cả các dạng năng lượng sẽ hỗ trợ nhau rất tốt. Tôi không nghĩ câu chuyện loại trừ là ổn ở Việt Nam. Bên cạnh NLTT vẫn nhìn thấy than, dầu khí có vai trò nhất định.

Thách thức lớn nhất với chuyển dịch năng lượng của Việt Nam hiện nay là gì, thưa bà?

Thách thức với Việt Nam hiện nay là các cơ chế, chính sách. Trước thực tế có thể thiếu điện vì tìm kiếm cơ hội đầu tư vào than gặp rất nhiều thách thức, đầu năm 2020, Chính phủ có yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công Thương phải đảm bảo an ninh năng lượng. Với thời gian ngắn như vậy, nhìn thấy NLTT hoàn toàn có khả năng.

Tuy nhiên, vì NLTT phát triển nhanh và công nghệ mới ở Việt Nam nên những điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật chưa được xây dựng đầy đủ. Bên cạnh đó, các cấp quản lý khác nhau cũng chưa có đủ thời gian để nhìn nhận các vấn đề. Tất cả các yếu tố này dẫn tới hệ luỵ không chỉ cho nhà đầu tư trong việc cắt giảm công suất mà còn cho cả đơn vị vận hành là EVN.

Tôi nhìn thấy động thái khác và cũng rất mong các nhà đầu tư hiểu là với tốc độ phát triển NLTT như vậy phải có những bước để điều chỉnh lại. Chính phủ cần có thời gian để điều chỉnh. Việc những cơ chế hỗ trợ ở thời điểm này chưa được đưa ra cũng là điều dễ hiểu bởi trong quá khứ đã có những cơ chế hỗ trợ mà không lường trước được những bước phát triển của NLTT. Đây là bài học để cùng nhìn lại.

Bà có lưu ý gì cho quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam thời gian tới?

Lộ trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam với việc NLTT vào ngày càng nhiều hơn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Việt Nam phải cân nhắc rất rõ, không chuyển dịch năng lượng bằng mọi giá. Cần nhìn xem hệ thống của Việt Nam đang có gì trong tay.

Dù vậy, tôi cũng cho rằng không nên quá thận trọng bởi quá thận trọng sẽ khiến nhà đầu tư hoặc những tổ chức tài chính quốc tế cân nhắc rất nhiều có tiếp tục hỗ trợ, tiếp tục đầu tư vào Việt Nam hay không khi các cam kết chính trị thấp. Trong khi đó, các thị trường khác lại có những cam kết, yếu tố mở cho thị trường.

Xin cảm ơn bà!

Nguyễn Thị Nhung Trang (Trường Chính trị Thái Bình)

Tin liên quan

Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ

Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị bố trí thêm lực lượng, phương tiện, kể cả sử dụng chó nghiệp vụ, thay đổi phương pháp, tranh thủ thời gian sớm tìm kiếm người mất tích ở Làng Nủ.
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới

Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới

Sau nhiều tháng giữ nguyên, OPEC đã điều chỉnh dự báo lần thứ hai liên tiếp, phản ánh sự bất ổn xung quanh các tác nhân kinh tế chủ chốt trên thị trường năng lượng.
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân dự trữ nhu yếu phẩm đủ dùng

Bộ Công Thương khuyến cáo người dân dự trữ nhu yếu phẩm đủ dùng

(HQ Online) - Bộ Công Thương khuyến cáo người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại và dự trữ nguồn như yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động

Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động

(HQ Online) - Sự biến động mạnh mẽ của giá vàng trên thị trường quốc tế và trong nước đã gây ra không ít lo ngại, nên cử tri kiến nghị sớm có các giải pháp để ổn định thị trường vàng.
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ

Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ

(HQ Online) - Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, ngành Ngân hàng sẽ có chính sách kịp thời để khắc phục ngay những khó khăn do mưa lũ gây ra.
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024

(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024

(HQ Online) - Tháng 8/2024 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì ở mức cao khi đạt 71,53 tỷ USD.
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc

Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc

(HQ Online) - Dự kiến từ ngày 11 đến 12/9/2024, Trung Quốc sẽ kiểm tra trực tuyến mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để hoàn thành việc đăng ký xuất khẩu. Đợt kiểm tra này của Trung Quốc đối với dừa tươi Việt Nam không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội lớn để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và nông dân nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh

Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh

(HQ Online) - Với nhiều hoạt động thực chất tại Đối thoại Hữu nghị TPHCM và Diễn đàn Kinh tế TPHCM năm 2024, đặc biệt xoáy vào trọng tâm chủ đề chuyển đổi công nghiệp. Sự kiện được kỳ vọng sẽ là tiền đề cho ngành công nghiệp TPHCM bước sang giai đoạn mới.
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh

Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh

(HQ Online) - Các kênh đầu tư tại Việt Nam vẫn mang lại nhiều tiềm năng, nhưng chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển thị trường tài chính và bất động sản toàn cầu cho rằng, dòng tiền vào sản xuất, kinh doanh còn khiêm tốn, dẫn đến rủi ro cho nền kinh tế.
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

(HQ Online) - Sự phân bổ dòng tiền giữa các kênh đầu tư chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chính sách tiền tệ, tình hình kinh tế và mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư. Nhưng để nền kinh tế phát triển thì phải hướng dòng tiền vào sản xuất kinh doanh, qua đó đầu tư trở lại nền kinh tế.
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD

8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 512 tỷ USD, theo số liệu thống kê vừa được Tổng cục Hải quan công bố chiều ngày 11/9.
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh

Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh

(HQ Online) - Logistics là một trong những ngành bị tác động mạnh nhất từ xu hướng chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, chuyển đổi xanh là áp lực hay động lực sẽ tùy thuộc vào việc doanh nghiệp đối mặt và ứng dụng như thế nào.
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ

THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ

(HQ Online) - Tại cảng Chu Lai (Quảng Nam), THACO AUTO vừa xuất khẩu lô body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Kia Ấn Độ. Đây là lô hàng đầu tiên theo Hợp đồng hợp tác sản xuất và xuất khẩu được hai bên ký kết trước đó với tổng doanh thu gần 50 triệu USD.
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

(HQ Online) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), những ngày qua nhiều khu vực, tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bị ngập lụt đã khiến cho các phương tiện chở hàng xuất khẩu (XK) di chuyển vào khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị gặp khó khăn và phải xếp hàng dài trên Quốc lộ 1A. Để hạn chế tối đa các phương tiện xếp hàng trên quốc lộ, Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn sẽ thực hiện điều tiết phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào Khu phi thuế quan.
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3

Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3

(HQ Online) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã yêu cầu các ngân hàng đánh giá thiệt hại vốn vay của khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ.
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường

Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường

(HQ Online) - Những tháng qua, xuất khẩu dệt may Việt Nam đang chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ, tuy nhiên, đi đôi với cơ hội, ngành xuất khẩu đứng trong tốp đầu cả nước này đang đứng trước không ít thách thức từ những yêu cầu mới, khắt khe của thị trường.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
td-tan-hiep-phat-tra-ql-dien-dan-hq-dn-1292024-den-2892024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

bawns cas h5

Tin mới

Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024

Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024

(HQ Online) - Tạp chí Hải quan số 74 có nhiều tin bài hấp dẫn, trân trọng mời độc giả tìm đọc…
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan

Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan

Tổng cục Hải quan đã trao học bổng cho 15 sinh viên chuyên ngành về hải quan của Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính).
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới

Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới

Các doanh nghiệp cảng biển tiếp tục khai thác tiềm năng lợi thế từ TPHCM, từ vùng Đông Nam Bộ để phát triển hơn nữa, xứng tầm với khu vực và thế giới.
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt

Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt

Tính đến chiều 12/9/2024, qua con số báo cáo từ doanh nghiệp bảo hiểm, tổng số tiền chi trả thiệt hại về con người và tài sản ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng.
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ

Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị bố trí thêm lực lượng, phương tiện, kể cả sử dụng chó nghiệp vụ, thay đổi phương pháp, tranh thủ thời gian sớm tìm kiếm người mất tích ở Làng Nủ.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

Quyết định số 2098/QĐ-TCHQ ngày 6/9/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phúc Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan kể từ 15/9/2024.
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

Trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập.
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

Hợp tác hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và duy trì Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) trở thành một thị trường đơn nhất, một cơ sở sản xuất và phân phối chung.
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế

(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế

Với 126 km bờ biển và hơn 4.000 km2 diện tích mặt biển nội hải, TP Hải Phòng có nhiều tiềm năng, thế mạnh và giữ vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc và giao thương quốc tế của cả nước.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ

Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm có thời hạn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ

Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị bố trí thêm lực lượng, phương tiện, kể cả sử dụng chó nghiệp ...
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít

Giá các loại xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh giảm từ 688 đồng-1.192 đồng/lít, áp dụng từ 15 giờ ...
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến sáng ngày 12/9, đã khôi phục cung cấp điện ...
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT

Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT với nhiều điểm ...
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa

Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa

Kiểm tra, giám sát hiện trường thi công, tập trung khắc phục ngay các vị trí rào chắn bị nghiêng ...
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro

(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro

Khi xảy ra lũ lụt, người dân cần theo dõi cập nhật các thông tin liên quan đến lũ, lụt ...
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan

Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan

Tổng cục Hải quan đã trao học bổng cho 15 sinh viên chuyên ngành về hải quan của Khoa Thuế ...
Cục Hải quan TPHCM: Trao trên 700 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Cục Hải quan TPHCM: Trao trên 700 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM, chiều 12/9, Cục Hải quan TPHCM đã trao trên ...
Thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp

Thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cũng đánh giá cao sự cầu thị, tiếp thu và sự đổi mới của ngành Hải quan.
Hải quan TPHCM mong doanh nghiệp đồng hành thực hiện phương châm “5 cùng”

Hải quan TPHCM mong doanh nghiệp đồng hành thực hiện phương châm “5 cùng”

Để công tác quan hệ đối tác phát triển, cộng đồng DN nên đồng hành với Hải quan TP Hồ ...
Hải quan TPHCM: Tập trung giải pháp thu NSNN những tháng cuối năm

Hải quan TPHCM: Tập trung giải pháp thu NSNN những tháng cuối năm

Số thu ngân sách nhà nước của Cục Hải quan TPHCM trong những tháng gần đây đã nhích tăng, nhưng ...
Ngành Hải quan: Thu ngân sách khó khăn dần xuất hiện

Ngành Hải quan: Thu ngân sách khó khăn dần xuất hiện

Thu ngân sách tháng 8 giảm mạnh đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN) của ngành Hải ...
Hải quan - Biên phòng Hà Tĩnh: Phối hợp phát huy thế mạnh trong kiểm soát biên giới

Hải quan - Biên phòng Hà Tĩnh: Phối hợp phát huy thế mạnh trong kiểm soát biên giới

Những năm qua, Cục Hải quan Hà Tĩnh và BĐBP Hà Tĩnh đã tổ chức triển khai nghiêm túc, xây ...
Khởi tố nhiều vụ việc liên quan đến sản xuất thực phẩm giả

Khởi tố nhiều vụ việc liên quan đến sản xuất thực phẩm giả

Hoạt động sản xuất hàng giả là thực phẩm có diễn biến phức tạp. Lực lượng Cảnh sát Phòng chống ...
Hải quan xử lý 11.555 vụ vi phạm trong 8 tháng

Hải quan xử lý 11.555 vụ vi phạm trong 8 tháng

8 tháng, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 11.555 vụ việc vi phạm pháp luật ...
Thu hồi lô thuốc do Codupha nhập khẩu

Thu hồi lô thuốc do Codupha nhập khẩu

Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế vừa có thông báo thu hồi toàn quốc của công ty Coduapha
Lạng Sơn: Phạt chủ phương tiện vận chuyển gần 5.500 sản phẩm hàng hóa nhập lậu

Lạng Sơn: Phạt chủ phương tiện vận chuyển gần 5.500 sản phẩm hàng hóa nhập lậu

Ngày 9/9, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn thông tin về việc xử phạt một chủ hàng vận chuyển ...
Hải quan- Biên phòng Hà Tĩnh: Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa 2 lực lượng

Hải quan- Biên phòng Hà Tĩnh: Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa 2 lực lượng

Những năm qua, Hải quan - Biên phòng Hà Tĩnh đã xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, ...
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới

Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới

Các doanh nghiệp cảng biển tiếp tục khai thác tiềm năng lợi thế từ TPHCM, từ vùng Đông Nam Bộ ...
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm

TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm

Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, lực lượng chức năng TPHCM ...
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc

Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc

Tổng cục Hải quan đã ký nhiều biên bản ghi nhớ hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp để ...
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc

Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc

Cơn bão số 3 (Yagi) đã gây ảnh hưởng đến một số tỉnh thành miền Bắc dẫn đến gián đoạn ...
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3

Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3

Hiện đã có 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ghi nhận các vụ tổn thất về người là khách ...
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ

Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ

Gần 3.000 chuyến xe chở hơn 7.500 tấn hàng hoá và nhu yếu phẩm đã được Tổng Công ty Cổ ...
Bổ sung điều kiện được miễn thuế trong dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi

Bổ sung điều kiện được miễn thuế trong dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi

Thực tiễn đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ...
Sử dụng tiền ký quỹ đối với hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào?

Sử dụng tiền ký quỹ đối với hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào?

Tiền ký quỹ và tiền lãi phát sinh từ ký quỹ bảo vệ môi trường được bên nhận ký quỹ ...
Tăng chế tài xử phạt để hạn chế vi phạm trong kiểm toán độc lập

Tăng chế tài xử phạt để hạn chế vi phạm trong kiểm toán độc lập

Qua 12 năm thi hành, Luật Kiểm toán độc lập (KTĐL) đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để ...
Sửa Luật để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhà nước

Sửa Luật để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhà nước

Đến nay đã có hơn chục hội thảo và toạ đàm được tổ chức để lấy ý kiến về dự ...
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ

Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ

Theo Bộ Tài chính, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu liên quan đến hàng hóa gửi qua dịch vụ ...
Tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với phòng, chống buôn lậu, trốn thuế

Tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với phòng, chống buôn lậu, trốn thuế

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Nhập khẩu hơn 100.000 ô tô trong 8 tháng, tăng mạnh so với 2023

Nhập khẩu hơn 100.000 ô tô trong 8 tháng, tăng mạnh so với 2023

Hết tháng 8 cả nước nhập khẩu 106.627 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch đạt gần 2,2 tỷ USD, ...
Mitsubishi Triton 2024 – Mới hoàn toàn, giá chốt từ 655 triệu đồng

Mitsubishi Triton 2024 – Mới hoàn toàn, giá chốt từ 655 triệu đồng

Hãng xe Nhật Bản Mitsubishi ra mắt Triton thế hệ thứ 6 tại thị trường Việt Nam. Xe nhập khẩu ...
Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các dự án sản xuất pin xe điện trong nước

Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các dự án sản xuất pin xe điện trong nước

Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết nước này sẽ hỗ trợ 12 ...
Trung Quốc đề xuất đàm phán với EU để giải quyết vấn đề thuế xe điện

Trung Quốc đề xuất đàm phán với EU để giải quyết vấn đề thuế xe điện

Tuần trước, Trung Quốc đã đánh đi tín hiệu sẵn sàng giảm căng thẳng bằng cách không áp dụng các ...
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ

THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ

Tại cảng Chu Lai (Quảng Nam), THACO AUTO vừa xuất khẩu lô body sơn màu và linh kiện xe Kia ...
Honda Lead 125cc hoàn toàn mới với giá từ 40,3 triệu đồng

Honda Lead 125cc hoàn toàn mới với giá từ 40,3 triệu đồng

Honda Việt Nam vừa chính thức tung ra thị trường phiên bản hoàn toàn mới mẫu xe LEAD 125cc với ...
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới

Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới

Sau nhiều tháng giữ nguyên, OPEC đã điều chỉnh dự báo lần thứ hai liên tiếp, phản ánh sự bất ...
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Lạm phát ở Mỹ và các nước Eurozone gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút ...
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ

EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ

Cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhấn mạnh EU cần phải thực hiện các bước mạnh ...
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga

Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga

Các công ty Trung Quốc đang đầu tư vào ngành sản xuất của Nga như ôtô, điện thoại thông minh, ...
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài

Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo danh sách hạn chế cập nhật mới được công bố ngày 8/9, Trung Quốc sẽ giảm các lĩnh vực ...
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024

Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã lên tiếng phản hồi về cáo buộc gần đây của Mỹ rằng ...
Phiên bản di động