Chuyển DNNN sang công ty cổ phần để quản lý, sử dụng vốn nhà nước tốt hơn
Theo kết quả tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của các DNNN cho thấy, hầu hết các DNNN, trọng tâm là TĐ kinh tế, TCT nhà nước vẫn tiếp tục duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, các DNNN cũng đóng góp nguồn thu cho NSNN (bao gồm cả phần lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ phải nộp NSNN theo quy định) mặc dù chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và tổng các khoản phát sinh phải nộp NSNN có sự sụt giảm so với năm 2015.
Xin ông cho biết việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các DN hiện có những tồn tại gì?
Có một thực tế là hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của nhiều DN nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư; nợ nần, thua lỗ, thất thoát lớn vẫn còn xảy ra.
Cơ chế quản trị DNNN chậm đổi mới, kém hiệu quả, chưa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; tính công khai, minh bạch còn hạn chế. Trách nhiệm của người quản lý DNNN chưa rõ ràng; công tác cán bộ, chính sách tiền lương, thưởng của DNNN còn bất cập, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa có tác động khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động.
Việc tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNNN thực hiện chậm. Cơ chế quản lý, giám sát và việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan và người đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa thật rõ ràng và phù hợp.
Nhiều DNNN chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, giám sát DN với cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính theo quy định, do đó, việc tổng hợp báo cáo Chính phủ, Quốc hội về tình hình hoạt động của DN trong phạm vi cả nước của Bộ Tài chính còn nhiều khó khăn.
Đặc biệt, cơ chế xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm cũng như việc xử lý các hành vi vi phạm về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với DNNN chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nên hiệu quả triển khai quy định về công khai, minh bạch chưa cao.
Một vấn đề nữa là hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước không cao. Tình trạng thực hiện chưa nghiêm túc chủ trương của Đảng, vi phạm pháp luật, rủi ro, yếu kém, thua lỗ trong DNNN không được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.
Vậy cần có những giải pháp gì để quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các DN được hiệu quả, thưa ông?
Tôi cho rằng, để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại DN hiện nay, trước mắt, Chính phủ cần ban hành sớm Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển DNNN sang Công ty cổ phần, ban hành Nghị định phê duyệt điều lệ hoạt động của các TĐ kinh tế, TCT Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)...
Thực hiện nhất quán mục tiêu của Luật số 69/2014/QH13, Nhà nước chỉ đầu tư vốn cho các DN do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thuộc 4 lĩnh vực: DN cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; DN hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; DN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên; DN ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
Đối với DN hoạt động trong các lĩnh vực khác phải kiên quyết thực hiện sắp xếp, chuyển đổi, Nhà nước không cần thiết phải tham gia nắm giữ cổ phần, phần vốn góp nhằm xóa bỏ hoàn toàn sự can thiệp hành chính của cơ quan quản lý nhà nước vào DN với tư cách là chủ sở hữu vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp.
Đối với DN hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp việc đầu tư vốn chỉ áp dụng cho các DNNN cần tiếp tục duy trì, củng cố phát triển do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kiên quyết thực hiện sắp xếp lại theo các hình thức quy định tại Luật số 69/2014/QH13 (bao gồm cả hình thức phá sản doanh nghiệp).
Để quản lý, sử dụng vốn Nhà nước hiệu quả, ngoài các DNNN thuộc diện nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc diện được nhà nước đầu tư vốn theo quy định, các DNNN còn lại muốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh phải sử dụng nguồn vốn huy động là chủ yếu.
Để an toàn tài chính đối với hoạt động của doanh nghiệp, nhà nước phải đảm bảo duy trì mức lãi suất ổn định. Cần tăng cường hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính (các Quỹ tài chính nhà nước) thông qua việc tăng cường nguồn lực tài chính cho các tổ chức này để hỗ trợ bảo lãnh cho doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn để đầu tư phát triển kinh doanh trong các trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn đầu tư lớn, hoặc triển khai nhiều chính sách tín dụng đặc thù đối với DNNN trong một số ngành, lĩnh vực khuyên khích phát triển theo chủ trương chung của nhà nước như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu nông sản...
Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò giám sát đối với doanh nghiệp; cơ quan giám sát, doanh nghiệp cùng có trách nhiệm thực hiện công khai hóa các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp để các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội, điều kiện thuận lợi để tham gia đầu tư cùng doanh nghiệp.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường; có cơ chế kiểm soát phù hợp nguồn vốn mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp; thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật trong đầu tư, quản lý tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập, công tác cán bộ, cổ phần hóa, thoái vốn; Xử lý nghiêm lãnh đạo DNNN thực hiện không có kết quả.
Đặc biệt, phải xác định trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Bộ trưởng các bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế chịu trách nhiệm hành chính trước Thủ tướng Chính phủ; xử lý nghiêm lãnh đạo DNNN, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện, hoặc thực hiện không có kết quả sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp; trường hợp thực hiện không đúng quy định, sai mục đích, kém hiệu quả, gây thất thoát, thua lỗ vốn và tài sản của nhà nước thì phải bồi thường và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm quản lý hiệu quả từ các nước phát triển?
Để sử dụng hiệu quả vốn nhà nước đang nằm tại các DNNN, chúng ta có thể học tập kinh nghiệm quản lý hiện giờ từ mô hình mà Singapore đã thực hiện thành công, đó là tổ chức đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo hình thức công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước. Tập đoàn Temasek của Singapore tổ chức kinh doanh vốn đầu tư nhà nước hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp, được các tổ chức Standard&Poors và Moody đánh giá đạt mức tín nhiệm AA và Aaa.
Tổng danh mục đầu tư của Temasek tính đến 31/3/2016 là 242 tỷ đô la Singapore, tăng gần 2 lần so với năm 2006. Temasek hoạt động như một doanh nghiệp tư nhân, các quyết định đầu tư dựa trên tính hiệu quả về kinh tế và thương mại, còn việc cấp vốn được thực hiện thông qua Bộ Tài chính Singapore trên cơ sở dự toán đầu tư vốn đã được Quốc hội phê chuẩn.
Xin cảm ơn ông!
Theo số liệu báo cáo của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, kết thúc năm tài chính 2016, có 583 doanh nghiệp (DN) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trong đó có 7 tập đoàn (TĐ) kinh tế; 67 tổng công ty (TCT) nhà nước; 17 Công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con; 492 doanh nghiệp độc lập thuộc các bộ ngành, địa phương. Tổng tài sản của các DN năm 2016 là 3.050.088 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2015. Tỷ trọng tài sản cố định bình quân chiếm 36% tổng tài sản. Trong đó, khối các TĐ, TCT, Công ty mẹ - con có tổng tài sản là 2.818.671 tỷ đồng, chiếm 92% tổng tài sản; các Công ty TNHH MTV độc lập còn lại chiếm 8% tổng tài sản. Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp là 1.394.379 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2015. Trong đó, khối các TĐ,TCT, Công ty mẹ - con là 1.263.203 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2015, chiếm 91% tổng vốn chủ sở hữu (TĐ là 918.647 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2015; khối các TCT là 317.170 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2015; khối công ty mẹ - con là 27.385 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2015). Tổng doanh thu của các DN đạt 1.520.667 tỷ đồng, tương đương với mức thực hiện năm 2015 (xét trong cùng số lượng 583 DNNN hiện có năm 2015). |
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics