Có cần thiết bấm nút khi kéo phanh tay?
Với những ai đã có thâm niên cầm lái lâu năm, thói quen sử dụng phanh tay là một trong những kỹ năng bắt buộc và cũng thuộc hàng...đơn giản nhất khi chỉ kéo để phanh và bấm-nhả để mở. Tuy nhiên, thực tế nhiều người cho rằng việc kéo phanh tay mà không bấm nút sẽ khiến các bánh răng bị hao mòn sau một thời gian sử dụng - đồng nghĩa với việc bạn nên bấm nút ở đầu cần phanh tay trước khi kéo để đảm bảo độ bền cho cơ cấu này. Bên cạnh đó, hiện tượng phanh tay lỏng hoặc bị "trượt" càng "đổ dầu vào lửa".
Những nghi ngại như thế liệu có đúng hay không?
Bạn liệu có cần bấm nút khi kéo phanh tay để đảm bảo độ bền cho cơ cấu này? |
Để làm rõ vấn đề này, trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chút ít về cấu trúc cơ bản của hệ thống phanh tay trên các loại xe hơi. Nếu đã từng ngồi vào ghế lái của xe, bạn hẳn sẽ để ý rằng mỗi khi kéo phanh tay tiếng bánh răng kim loại cà vào nhau vang lên khá ồn ào. Với nhiều người, đây là âm thanh khá... ghê rợn, không khỏi khiến họ nảy sinh tâm lý lo lắng về độ bền của bộ phận này trên chiếc xe hơi đắt tiền.
Thực tế, hệ thống phanh tay trên các dòng xe hơi từ trước tới nay đều thuần tuý là cơ cấu cơ học. Mỗi khi tài xế kéo cần phanh tay bên trong xe, thao tác này sẽ kéo hai dây cáp kim loại chạy dọc theo chiều dài thân xe tới cùm phanh (thường là bánh sau).
Nguyên tắc cơ bản của hệ thống phanh tay trên xe. |
Khi đó, cùm phanh sau sẽ ép hai má phanh vào đĩa (hoặc ép má phanh vào trục trên phanh tang trống) tương tự như khi bạn đạp phanh chính của xe. Ở góc độ nào đó, nó khá giống với cơ cấu phanh trên xe máy và xe đạp. Dĩ nhiên, do là cơ cấu cáp nối trực tiếp không thông qua hệ thống trợ lực dầu nên lực ép của phanh tay thường chỉ đủ giữ xe đứng yên chứ không có nhiều tác dụng khi xe đang chạy.
Khi bấm nút, lẫy này sẽ được nhả ra - cho phép phanh trả về vị trí mở. |
Về mặt cơ khí, mỗi khi bạn bấm nút ở đầu tay phanh, cơ cấu phanh sẽ mở một lẫy hãm kim loại như hình trên, cho phép tay phanh có thể được hạ về vị trí mở. Cũng chính lẫy này là thứ tạo ra tiếng động khi nhảy qua các bánh răng mỗi khi tay phanh được kéo lên vị trí khoá mà không bấm nút. Về lý thuyết, sự va chạm giữa các chi tiết kim loại như vậy hoàn toàn có thể gây ra hiện tượng hao mòn sau một thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên, thực tế, độ hao mòn lại không đủ lớn để bạn phải lo lắng. Tại sao lại như vậy?
Độ ăn mòn thường là không đáng kể, đủ cho bạn sử dụng hàng chục năm mà không lo lắng gì. |
Trên thực tế, mức độ hao mòn kim loại do xảy ra chủ yếu dưới sự tác động từ nhiệt sinh ra bởi lực ma sát chứ không đơn thuần chỉ là bởi sự tiếp xúc của kim loại. Như thế, nếu nhiệt độ không lên cao (do khoảng hành trình ngắn với lực không lớn) cũng đồng nghĩa với độ hao mòn là không đáng kể. Đó là chưa kể tới các loại mỡ bôi trơn cũng giúp giảm ma sát ở bánh răng đi rất nhiều.
Một ví dụ dễ hiểu hơn giúp bạn hình dung hiện tượng ăn mòn chính là ở hệ thống phanh của xe. Với phanh đĩa thông thường, người dùng có thể sử dụng má phanh trong nhiều năm mà không lo lắng gì nếu chỉ di chuyển trong phố hoặc đường trường. Tuy nhiên, chỉ cần một ngày tham gia các cuộc đua trên đường chạy chuyên dụng, chơi đùa với kĩ thuật drift hoặc chinh phục các cung đường off-road, bạn có thể phải thay ngay má phanh hoặc thậm chí là đĩa phanh. Lý do của điều này là bởi khi xe chạy ở tốc độ cao, đĩa phanh sẽ quay rất nhanh. Một khi bạn đạp phanh, ma sát lớn sẽ sinh ra rất nhiều nhiệt. Hiện tượng này lặp đi lặp lại như một đặc thù của mỗi cuộc chơi sẽ nhanh chóng khiến toàn bộ cơ cấu phanh nóng lên (thậm chí rực đỏ). Khi đó, hiện tượng hao mòn sẽ xảy ra nhanh hơn rất nhiều.
Thực tế, nhiệt độ sinh ra do ma sát mới là xúc tác số một cho hiện tượng mòn kim loại. |
Mặt khác, trên đường đua, những chiếc xe luôn phải di chuyển ở tốc độ cao dẫn đến phanh được sử dụng liên tục mà không có thời gian để nguội trở lại (tương tự như khi bạn đổ đèo phải rà phanh liên tục). Điều này hoàn toàn trái ngược với việc di chuyển hàng ngày trong phố khi phanh thậm chí chẳng mấy khi bị nóng tới mức nguy hiểm (do chỉ phải hãm ở tốc độ thấp đồng thời lại có nhiều thời gian nghỉ giữa chừng để nguội bớt).
Trong tình huống ấy, má phanh thừa đủ bền bỉ để sử dụng hoàn hảo tới vài vạn km (hoặc vài năm) - trong khi tuổi thọ đĩa phanh sẽ còn kéo dài hơn thế rất nhiều. Và dĩ nhiên, nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho bánh răng trong cần phanh tay. Cụ thể, khi bạn kéo phanh tay, sự chênh lệch tốc độ sẽ tạo ra ma sát - điều này đúng. Tuy nhiên sự chênh lệch này quá nhỏ để có thể sinh ra lượng nhiệt đủ để gây mòn kim loại (chưa kể tới việc mỡ bôi trơn sẽ làm giảm đáng kể ma sát giữa các bộ phận).
Nhiều xe hơi hạng sang đã thay thế cần phanh tay bằng cơ cấu điều khiển điện tử - nhưng không đồng nghĩa với việc miễn trừ trách nhiệm bảo dưỡng toàn hệ thống. |
Vậy còn hiện tượng cần phanh tay bị lỏng hoặc phanh không bám thì sao? Thực tế, dù nhiều người dùng rất cẩn thận trong việc bảo dưỡng xe nhưng vẫn có những góc khuất mà họ ít khi để ý tới. Và cơ cấu phanh tay chính là một phần trong đó. Sau một thời gian dài sử dụng với bụi bặm và nước, với tính chất thuần cơ học của mình, việc phanh tay xuống cấp là không thể tránh khỏi.
Những hiện tượng thường gặp chủ yếu có liên quan đến dây phanh như kẹt (thường là một trong hai dây) khiến phanh không ăn hết hoặc không nhả hết; tuột dây hoặc dãn dây khiến phanh không bám tối ưu; mất độ bôi trơn khiến thao tác kéo phanh rất nặng nề; thậm chí là đứt dây phanh bất ngờ do rỉ sét rất nguy hiểm.
Chính vì thế, mỗi chủ xe cũng nên hình thành thói quen kiểm tra dây phanh tay sau mỗi 10.000 km hoặc hai năm để đảm bảo khả năng vận hành hoàn hảo của nó. Việc bôi trơn đường dây cũng như siết lại các ốc hãm cũng giúp cho thao tác với cần phanh chuẩn mực và êm ái hơn. Với những xe đã di chuyển trên 100.000km, bạn cũng nên tính tới chuyện thay thế dây phanh tay để bảo đảm an toàn. Chi phí cho phụ tùng này thường không quá đắt - đặc biệt là khi so với giá trị an toàn mà nó mang lại.
Đoạn dây phanh tay gần bánh xe bị nứt vỏ khiến nước và bụi lọt vào bên trong rất hại cho việc sử dụng cũng như giảm tuổi thọ về lâu dài. |
Nhìn chung, bạn có thể yên tâm rằng kết cấu cơ học của cần phanh tay trên xe luôn có đủ độ bền để "sống chung" với chiếc xe suốt vòng đời của nó. Nói cách khác, nếu thực sự bạn "đủ sức" để làm mòn bộ phận này tới mức hỏng, chắc chắn chiếc xe sẽ còn trong tình trạng tệ hơn nhiều và thậm chí là... chẳng chạy nổi để cần tới phanh tay làm gì cả!
Tin liên quan
Trung Quốc đề xuất đàm phán với EU để giải quyết vấn đề thuế xe điện
08:21 | 11/09/2024 Xe - Công nghệ
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Honda Lead 125cc hoàn toàn mới với giá từ 40,3 triệu đồng
14:53 | 09/09/2024 Xe - Công nghệ
Ôtô bị hư hỏng vì thiên tai, chủ xe cần làm gì để được bồi thường bảo hiểm?
10:20 | 09/09/2024 Xe - Công nghệ
Mercedes-Benz E-class được giảm giá tới 250 triệu đồng
16:33 | 07/09/2024 Xe - Công nghệ
Ford Territory Sport sẽ khuấy đảo phân khúc SUV hạng C?
10:52 | 06/09/2024 Xe - Công nghệ
Xuất khẩu 1.000 ô tô VinFast sang Indonesia
14:48 | 04/09/2024 Xe - Công nghệ
Phát triển loại sơn chống nhiệt trên ô tô
12:15 | 03/09/2024 Xe - Công nghệ
Tổng vốn đầu tư cho trạm sạc xe điện trong 25 năm tới thấp nhất là 31,76 tỷ USD
12:24 | 02/09/2024 Xe - Công nghệ
MG 7 có giá cao nhất 1,018 tỷ đồng
15:36 | 29/08/2024 Xe - Công nghệ
"Tài mới" tự lái ôtô đi chơi lễ 2/9: Cần lưu ý gì để có chuyến đi suôn sẻ?
08:15 | 29/08/2024 Xe - Công nghệ
Chi hơn 2 tỷ USD nhập khẩu gần 100 nghìn ô tô
14:59 | 26/08/2024 Xe - Công nghệ
2 mẫu xe đẳng cấp M8 và GS8 của GAC MOTOR tại thị trường Việt Nam
10:04 | 21/08/2024 Xe - Công nghệ
bawns cas h5
Tin mới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
Trung Quốc đề xuất đàm phán với EU để giải quyết vấn đề thuế xe điện
Thông cáo chung phiên họp của Ủy ban hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Nga
Bổ sung điều kiện được miễn thuế trong dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi
Sau cầu Long Biên, Hà Nội cấm lưu thông qua cầu Đuống
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics