Cơ cấu lại ngân sách nhà nước đang là yêu cầu cấp bách
Đây là một trong những nguyên nhân làm bội chi ngân sách và nợ công tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh tài chính công. Báo Hải Quan đã có cuộc trao đổi với ông Trương Bá Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính để ghi nhận một số giải pháp nhằm đảm bảo bền vững tài chính công ở Việt Nam, hướng đến một chiến lược tổng thể.
Quá trình cải cách thể chế tài chính công thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính ngân sách, tuy nhiên diễn biến bức tranh ngân sách và một số chỉ số tài khóa những năm gần đây đang đặt ra không ít quan ngại cho Việt Nam đối với yêu cầu đảm bảo bền vững tài khóa. Ông có quan điểm gì về vấn đề này?
Như chúng ta đã biết, quá trình cải cách thể chế tài chính công đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ về tài chính – NSNN đặt ra trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Quy mô NSNN đã có sự mở rộng so với những năm đầu đổi mới, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu chi NSNN.
Cơ cấu thu NSNN dịch chuyển theo hướng bền vững hơn, có sự gắn kết nhiều hơn với sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tỷ trọng nội địa (không kể dầu thô) trong tổng thu NSNN đã tăng từ mức 50,7% (2001) lên hơn 64% (năm 2010) và năm đến 2016, tỷ lệ này ước đạt 79,8%.
Tổng chi NSNN giai đoạn 2011 – 2015 đạt mức bình quân 29,4% GDP, giai đoạn 2006 – 2010 ở mức 29,7%, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội. Dư nợ công, dư nợ chính phủ được đảm bảo trong phạm vi cho phép và đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nợ đúng hạn theo cam kết.
Tuy nhiên, diễn biến bức tranh NSNN và một số chỉ số tài khóa những năm gần đây cũng đang đặt ra một số quan ngại cho Việt Nam đối với yêu cầu đảm bảo bền vững tài khóa. Những rủi ro này sẽ là hiệu hữu hơn khi nhìn nhận từ giác độ bền vững tài khóa trong trung hạn và dài hạn.
Do vậy, cơ cấu lại NSNN đã trở thành một yêu cầu cấp bách nhằm bảo đảm bền vững tài khóa trong dài hạn, củng cố niềm tin của thị trường, mở rộng không gian tài khóa và hỗ trợ hiệu quả hơn cho tăng trưởng kinh tế.
Cơ cấu lại NSNN nhằm bảo đảm bền vững tài khóa trong dài hạn, củng cố niềm tin của thị trường. Ảnh: S.T. |
Để đảm bảo bền vững tài khóa ở Việt Nam cần triển khai thế nào, thưa ông?
Sự giảm về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm gần đây cho thấy mô hình của nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến không còn phù hợp. Theo đó, để đảm bảo bền vững tài khóa, chúng ta cần cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả chi tiêu công, đảm bảo chi NSNN được gắn với các định hướng chiến lược của Chính phủ (khuôn khổ trung hạn). Tiếp tục thực hiện các biện pháp đồng bộ để kiểm soát và cắt giảm chi thường xuyên.
Bên cạnh đó, cần cải cách đồng bộ hệ thống thuế, đảm bảo hình thành một hệ thống vừa hỗ trợ cho tăng trưởng, vừa tạo nguồn thu cho NSNN.
Chúng ta cần xây dựng lộ trình cụ thể để giảm dần thâm hụt ngân sách, qua đó hạn chế sự gia tăng của nợ công. Cần có sự đồng thuận và thực hiện quyết liệt trên cả hai mặt: tăng cường hiệu quả chi NSNN và củng cố tiềm lực NSNN qua cải cách thuế.
Chúng ta cũng phải quản lý chặt chẽ nợ công và nghĩa vụ trả nợ. Tiếp tục duy trì các giới hạn nợ như hiện hành, ưu tiên trước hết cho việc hoàn thiện thể chế về quản lý nợ công. Việc vay nợ cần phải được đặt trong mối tương quan chung với kế hoạch và khả năng trả nợ, không thể mặc định cho tư duy “nợ cũ có thể được thanh toán bằng các khoản vay mới” do thực tế có thể những khoản vay mới sẽ có lãi suất cao hơn và không phải lúc nào cũng có thể huy động được (rủi ro thanh khoản).
Điểm nữa là cần củng cố các khuôn khổ để giám sát hiệu quả nghĩa vụ nợ dự phòng và các rủi ro tài khóa có liên quan.
Cuối cùng, chúng ta cần tăng cường công khai, minh bạch, thúc đẩy trách nhiệm giải trình. Khi minh bạch về tài khóa được đảm bảo, những chính sách không bền vững, gây lãng phí về tài khóa sẽ dễ dàng bị phát hiện và xử lý, qua đó góp phần tăng cường hiệu quả quản lý tài chính công…
Một trong những giải pháp quan trọng là tiếp tục cải cách đồng bộ hệ thống chính sách thuế. Theo ông, cần triển khai cụ thể như thế nào?
Chúng ta cần tiếp tục cải cách đồng bộ hệ thống chính sách thuế, duy trì một hệ thống chính sách thuế có tính cạnh tranh, hỗ trợ tăng trưởng với mức thuế suất hợp lý, cơ sở tính thuế rộng, phù hợp với xu hướng cải cách thuế trong khu vực và trên thế giới.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, giảm thuế TNDN để tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa gia tăng cũng là xu hướng được nhiều nước áp dụng. Thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện cắt giảm mạnh mức thuế suất thuế TNDN. Mức thuế suất thuế TNDN hiện hành của Việt Nam là 20% đã ở mức cạnh tranh so với nhiều nước. Theo đó, việc sửa đổi thuế TNDN trong giai đoạn tới cần tập trung vào việc rà soát để đơn giản hóa các chính sách ưu đãi, đảm bảo việc thực hiện chính sách ưu đãi có tính chọn lọc và gắn với các định hướng phát triển ngành, lĩnh vực.
Một giải pháp cấp bách nữa là rà soát, hợp lý hóa chính sách ưu đãi thuế, đảm bảo ưu đãi thuế được dành cho một số lĩnh vực theo định hướng ưu tiên của Chính phủ.
Cần tăng cường vai trò của các sắc thuế tiêu dùng; Tiếp tục nghiên cứu áp dụng thuế bất động sản, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trên cơ sở tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng rủi ro cũng là những giải pháp quan trọng để cải cách đồng bộ hệ thống chính sách thuế.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
05:37 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
05:35 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
20:01 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kéo dài thêm thời gian tạm đóng cửa 3 sân bay do bão số 3
19:48 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 mạnh nhất trong 30 năm qua, Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề
19:46 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai
16:26 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Tạm dừng hoạt động hai tuyến đường sắt đô thị để tránh bão số 3
16:02 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm nay
13:31 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng: Sẵn sàng ứng phó thời điểm bão mạnh nhất lúc 17 giờ ngày 7/9
13:23 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 cách Quảng Ninh-Thái Bình khoảng 150 km về phía Đông Đông Nam
09:12 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 đi vào Vịnh Bắc Bộ: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó bão và mưa lũ sau bão
08:54 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chủ động phòng chống gió mạnh, vùng hoàn lưu lớn và nguy cơ sạt lở cao trên diện rộng
21:20 | 06/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics