Cơ chế giá trần năng lượng của châu Âu có hiệu quả?
Chuyên gia châu Âu đánh giá cao sự phát triển của Việt Nam | |
Nga nêu quan điểm về cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu | |
Châu Âu chật vật trong cơn bão giá năng lượng |
Đường ống dẫn khí đốt tại Lubmin, Đức. |
Các Giáo sư Charles Cuvelliez và Patrick Claessens của trường Đại học Tự do Brussels (ULB) nhận định có sự liên quan giữa can thiệp của chính phủ và giá khí đốt.
Theo hai chuyên gia này, mức giới hạn giá khí đốt, được quyết định ở cấp độ châu Âu, có thể triển khai nếu có một cơ chế hiệu quả. Nếu không, các nước sản xuất khí đốt sẽ tiếp tục bán cho quốc gia nào trả giá cao nhất.
Đối với vấn đề năng lượng, châu Âu có thể cân nhắc áp dụng những biện pháp giống như họ từng áp dụng để mua vắc xin ngừa Covid-19. Chẳng hạn, các nước xuất khẩu khí đốt có thể đảm bảo doanh số bán hàng thông qua các hợp đồng dài hạn. Giáo sư Charles Cuvelliez nhấn mạnh việc từng quốc gia đàm phán trực tiếp với các nước sản xuất khí đốt sẽ khiến các nước châu Âu cạnh tranh với nhau. Do đó, cần ngăn chặn tình trạng này.
Liên quan đến việc liệu áp mức trần chung, đối với khí đốt của Nga và không phải của Nga, có dẫn đến nguy cơ gián đoạn nguồn cung không, các chuyên gia cho rằng miễn là sản xuất khí đốt có thể đáp ứng nhu cầu thì sẽ không có rủi ro. Tuy nhiên, nếu không có đủ khí đốt, mức trần sẽ bị phá bỏ. Các Giáo sư Đại học ULB cho rằng việc đặt mức trần của châu Âu cao hơn giá châu Á là cách đúng đắn để tiếp tục thu hút khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào châu Âu. Bởi các nước châu Á không có đường ống dẫn khí đốt. Do đó, sự cạnh tranh giữa châu Âu và châu Á có thể khiến giá tăng và phá bỏ mức trần, nếu nó được ấn định.
Tuy nhiên, trong bối cảnh quyền lực mềm của châu Âu, việc tước bỏ khí đốt của các nước châu Á cũng đặt ra vấn đề. Australia đang ở trong tình huống nghịch lý khi trở thành nhà sản xuất khí đốt lớn thứ 7 thế giới và lo ngại sự thiếu hụt trong nước. Các nhà sản xuất Australia chuyển hướng sản xuất thặng dư của họ vì giá cao ngất ngưởng trên thị trường "giao ngay".
Do đó, các Giáo sư Charles Cuvelliez và Patrick Claessens cho rằng châu Âu sẽ phải đa dạng hóa các nguồn của mình để không xảy ra va chạm trực diện với các khu vực khác và tạo ra căng thẳng địa chính trị.
Về vấn đề điện, hai Giáo sư của ULB cho rằng nên xem xét việc phân biệt mức giá trần 180 euro/MWh theo công nghệ sản xuất (điện hạt nhân, điện gió hay điện mặt trời...). Tuy nhiên, vì sự kết hợp năng lượng là trách nhiệm của các nước, nên mỗi nước có thể đặt ra một mức trần khác nhau cho mỗi công nghệ.
Một mức trần khác nhau cho mỗi nước và mỗi công nghệ là để tạo ra sự cạnh tranh. Hơn nữa, cách thức này khuyến khích các nhà sản xuất luôn đưa vào mạng lưới các trạm phát điện với chi phí vận hành thấp nhất (năng lượng tái tạo). Hệ thống này cũng khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo. Khi năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng không hóa thạch khác thu được lợi nhuận do giá khí đốt cao, lợi nhuận sau đó sẽ được thu hồi và phân phối lại cho người dân và có thể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tin liên quan
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
19:52 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Nhật Bản và Trung Quốc thúc đẩy toàn diện quan hệ chiến lược cùng có lợi
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng số
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
11:50 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
RCEP - Cơ hội vàng để nâng cao vị thế ASEAN
08:00 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Đông bên bờ vực của cuộc chiến dầu mỏ
10:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc ngừng mua vàng dự trữ tháng thứ năm liên tiếp
08:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể là thể chế tiếp theo hạ lãi suất
08:36 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
09:20 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Kiên Giang có tân nữ Phó Cục trưởng
Công an TPHCM điều tra vụ tàng trữ thuốc lá lậu quy mô lớn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 82 phát hành ngày 11/10/2024
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics