Cổ đông chiến lược phải giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn
Trên thực tế, nhiều DN khi cổ phần hóa đều có xu hướng lựa chọn những nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực tài chính. Xin cho biết quan điểm của ông về vấn đề này?
Theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ, các DN khi cổ phần hóa (CPH) phải dành một tỷ lệ nhất định cho cổ đông chiến lược với mục tiêu cổ đông đó giúp cho DN đổi mới quản trị, đổi mới công nghệ, mở mang thị trường và những nhà cổ đông chiến lược phải có tiềm lực tài chính để hỗ trợ DN. Như thế, yếu tố tài chính chỉ là một trong bốn yếu tố quan trọng để phát triển DN (4 yếu tố gồm: Am hiểu thị trường, am hiểu công nghệ (ngành nghề), đổi mới quản trị DN và có tiềm lực tài chính).
Nhưng khi CPH, mọi người đã bỏ quên yếu tố thị trường, quản trị, công nghệ (ở đây là ngành nghề), mà chỉ tập trung vào cổ đông chiến lược là những người có tiền, những DN có tiềm lực tài chính, nguồn lực dồi dào. Ở đây tôi nói đến những DN bình thường. Chính vì vậy mới dẫn đến tình trạng sau khi CPH xong thì nhà đầu tư chiến lược không “chung thuyền” nữa mà chuyển sang khai thác những lợi thế của DN, trong đó có lợi thế đất đai. Thậm chí họ xóa bỏ những hoạt động cũ, cũng ngành nghề ấy nhưng đưa một thương hiệu mới vào. Ví dụ như kem đánh răng Dạ Lan, nước giải khát Tribeco…
Còn một số DN kinh doanh lĩnh vực có điều kiện như tư vấn, sản xuất các sản phẩm mang giá trị tinh thần như văn hóa, y tế, giáo dục, phim ảnh…, thì khi CPH, nhà nước không cần thiết phải nắm giữ cổ phần chi phối. Nhưng quan trọng nhất khi cổ phần hóa, cổ đông chiến lược phải giúp các DN hoạt động tốt hơn, phải chú trọng đến yếu tố đặc thù của DN đó.
Ví dụ khi CPH Công ty Luật Investip của Bộ Khoa học & Công nghệ, chúng tôi cũng đưa vấn đề: Cổ đông chiến lược phải am hiểu về sở hữu trí tuệ. Vì giá trị lớn nhất của công ty đó là toàn bộ các luật sư về sở hữu trí tuệ.
Nhưng khi làm mọi người lại không chú ý đến chỉ tiêu đó. Những người có tiền vào mua nhưng không hiểu gì về ĩnh vực này, dẫn đến sau khi cổ phần xong, rất nhiều luật sư của công ty xin nghỉ, kéo theo một lượng lớn khách hàng cũng đi theo. Điều này khiến các cổ đông kiện và đề nghị các bộ, ngành phải can thiệp, yêu cầu các luật sư phải quay lại. Nhưng điều đó trái với bộ luật Lao động…
Việc đó lình xình đến tận bây giờ. Dù rằng đến giờ ở đây vẫn hoạt động được, vì vẫn có những người ở lại làm tiếp, nhưng rõ ràng hiệu quả kinh tế và uy tín không mạnh như trước nữa.
Quay lại vấn đề cơ chế, hiện nay các quy định hiện hành đều có, trong vấn đề chọn cổ đông chiến lược đều có cam kết. Nhưng quan trọng nhất, khi ta xây dựng cam kết, ta phải ràng buộc nó bằng hình thức văn bản, như là hợp đồng kinh tế có giá trị pháp lý.
Thứ hai phải có sự tham gia rất kỹ vào bản hợp đồng này, phải có luật sư để ràng buộc kỹ, tránh thua thiệt cho phía DN Việt Nam, các cổ đông Việt Nam.
Trong Nghị định 59 đã quy định rồi, nhưng quá trình cổ phần hóa chúng ta thực hiện thời gian qua thiếu tính quyết liệt trong việc rà soát nội dung. Ta mới chú ý đến mặt số lượng và kế hoạch, còn chất lượng chưa được quan tâm. Chất lượng thể hiện ở nhiều yếu tố, trong đó yếu tố đầu tiên là giảm tỷ lệ vốn, dẫn tới việc tham gia quản trị ít, có nghĩa các nhà đầu tư chân chính làm thay đổi 3 vấn đề công nghệ, quản trị và thị trường không có, mà đa số là các cổ đông có tiền vào, dẫn đến việc họ chỉ chú trọng lợi ích trước mắt, nếu không có ai giám sát, kiểm tra thì họ không tuân thủ, thậm chí chuyển đổi ngành nghề …
Do vậy, việc định hướng DN, chọn những người am hiểu ngành nghề để đi cùng là vấn đề rất quan trọng.
Cho đến thời điểm này mới có 34 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, tại sao có sự chậm trễ này, thưa ông?
9 tháng đầu năm 2017 đã có 34 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó có 11/44 DN thuộc Danh mục DNNN hoàn thành cổ phần hóa năm 2017 ban hành kèm theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng giá trị thực tế của 34 DN đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa là 80.636 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN là 20.881 tỷ đồng. Theo phương án cổ phần hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì vốn điều lệ của 34 đơn vị là 25.873 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ 12.646 tỷ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược 7.941 tỷ đồng, bán cho người lao động 205 tỷ đồng, tổ chức công đoàn 20 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 5.060 tỷ đồng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn trong 9 tháng đầu năm còn chậm, chưa đạt được tiến độ, kế hoạch đề ra. Theo tôi, sự chậm trễ này có một số nguyên nhân.
Đó là, đối tượng cổ phần hóa trong giai đoạn này chủ yếu là những DN có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp, cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt nên cũng cần nhiều thời gian chuẩn bị, xử lý, kiểm toán nhà nước trước khi công bố giá trị DN.
Đặc biệt, một số lãnh đạo DNNN vẫn còn tư tưởng e ngại, chưa quyết liệt. Những DN tới đây cổ phần hóa đều rất lớn, khi sắp xếp lại chắc chắn có vấn đề trách nhiệm, do đó, nhiều lãnh đạo có tư tưởng “né” cổ phần hóa.
Bên cạnh đó, việc bàn giao các DN đã cổ phần hóa về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) còn chậm (đã có 46 DN các bộ, ngành, địa phương đã thống nhất chuyển giao nhưng chưa chuyển giao, và 176 DN chưa thống nhất chuyển giao về SCIC); các DN đã cổ phần hóa chậm thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán; thị trường chứng khoán đã hồi phục song vẫn chưa thực sự thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần DNNN khi thực hiện CPH…
Theo ông, cần có biện pháp gì để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại DN trong 3 tháng cuối năm?
Có nhiều biện pháp để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại DN trong 3 tháng cuối năm. Và hiện Bộ Tài chính đã triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phục vụ cho quá trình cơ cấu lại DNNN. Cụ thể, cần rà soát các luật có liên quan như Luật DN; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN; Luật Cán bộ, công chức; Luật Phá sản; Bộ luật Lao động và các quy định có liên quan để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quá trình cơ cấu lại và vai trò, vị trí của DNNN thời gian tới.
Cần hoàn thiện phân công, phân cấp việc thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào DN.
Bên cạnh đó cần sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu của các bộ, ngành, địa phương đối với vốn, tài sản nhà nước tại các DN. Đồng thời có cơ chế, chế tài để các tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ được phân công, phân cấp…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics