Cổ phần hóa vì sao chậm? Điều cốt lõi là hiệu quả quản trị doanh nghiệp
Thưa ông, ông có nhận định khái quát gì về tiến độ, hiệu quả của tiến trình CPH các DNNN?
Kể từ khi bắt đầu chủ trương CPH đến nay đã có 96,5% DNNN được CPH, nhưng tổng số vốn CPH chỉ có 8%. Như vậy là còn tới 92% vốn nhà nước chưa được CPH. Những con số này nói lên điều gì? Chúng ta đã sử dụng một quỹ thời gian rất lớn để bàn về một việc mà ai cũng công nhận về sự cần thiết, song dường như mới chỉ thực hiện một cách miễn cưỡng, chậm chạp. Có phải nhiều nơi, nhiều chỗ vẫn còn mắc bệnh thành tích, chạy theo số lượng DN được CPH hay không? Việc CPH là quá khó khăn hay chúng ta vẫn cố tình trì hoãn việc bán vốn của nhà nước trong những lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm giữ? Và tất nhiên, điều này đồng nghĩa với việc chưa thu hút được mạnh mẽ nguồn vốn của xã hội cho phát triển kinh tế.
Nhưng tôi cho rằng nếu chỉ nhìn vào lượng cổ phần bán được để đánh giá hiệu quả của công tác này thì cũng chưa đủ, thậm chí chưa đi vào bản chất vấn đề.
Vậy theo ông, đâu mới là yếu tố cốt lõi?
Thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước mới là mục tiêu cuối cùng mà chúng ta hướng đến. Hình thức sở hữu có liên quan đến phương thức quản trị, nhưng không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Người điều hành của rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới hiện nay không đồng thời là người sở hữu phần lớn cổ phần tại doanh nghiệp, thậm chí có khi không có cổ phần, mà chỉ là tổng giám đốc được thuê. Nhiều doanh nghiệp, kể cả ở những nước tiên tiến nhất, vẫn có tỷ lệ vốn góp của nhà nước và không vì thế mà hoạt động bết bát. Nhưng kể cả khi doanh nghiệp đã được quản trị tốt rồi thì công tác quản lý kinh tế vĩ mô cũng phải chuyển động đồng bộ nữa.
Nếu chỉ nói riêng khâu bán vốn tại DNNN thì ông có lưu ý gì?
Như tôi đã nói, mấu chốt của vấn đề là hiệu quả. Ở khâu bán vốn, để tạo ra dòng tiền lưu chuyển liên tục thì chúng ta không nên cố “bán lấy được”. Nói cách khác là đồng thời với việc bán vốn, cần sớm chuẩn bị địa chỉ để tiếp tục đầu tư khoản tiền đã thu về một cách hiệu quả nhất, theo đúng mục đích, tiêu chí của Luật Quản lý tài sản công, Luật Quản lý vốn nhà nước tại các DNNN.
Muốn kinh doanh hiệu quả, phải tách bạch chức năng làm kinh tế và công tác xã hội. Ảnh: S.T. |
Nhưng có thực tế là mặc dù nhà nước có nhu cầu sử dụng vốn cao, việc bán cổ phần để thu vốn về cũng rất chật vật. Nhiều lãnh đạo DNNN cho rằng nguyên tắc “bảo toàn vốn” là một quy định quá “cứng” đang làm khó họ?
Khâu định giá doanh nghiệp đúng là có những vấn đề cần chấn chỉnh. Lúc thì bỏ qua hoặc tính toán không đầy đủ giá trị của doanh nghiệp, nhất là giá trị sử dụng đất. Lúc thì lại định giá cao quá, không hấp dẫn được nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, tôi cho rằng yêu cầu “bảo toàn vốn” cần được hiểu một cách linh hoạt hơn và có tính đến yếu tố cơ hội. Hiểu nôm na là thế này, nếu bán được vốn ngày hôm nay với giá X đồng, sau đó đầu tư và thu lợi Y đồng thì nên bán, thay vì chờ đợi để bán với giá Z đồng, mà Z tuy lớn hơn X nhưng lại nhỏ hơn X+Y. Ở đây đã loại trừ khả năng tiêu cực, thông đồng để “dìm” giá, gây thất thoát tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
Còn việc nhà nước giữ lại một tỷ lệ vốn áp đảo trong DN do vẫn muốn giữ lại quyền kiểm soát doanh nghiệp có phải là một thực trạng khiến các nhà đầu tư không mặn mà mua cổ phần, thưa ông?
Đúng là cũng có tình trạng đó, xuất phát từ việc chưa rũ bỏ được tư duy bao cấp, muốn can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế vi mô. Không phải chúng ta không nhìn thấy điều này. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tách bạch công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành ra khỏi việc quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước, nhưng nguyên tắc này chưa phải bao giờ cũng được quán triệt và thực thi. Về căn bản, trừ một số lĩnh vực đặc biệt mà nhà nước vẫn phải kiểm soát, ở các lĩnh vực còn lại, nhà nước chỉ nên đóng vai trò là người đặt ra luật chơi sao cho hài hoà lợi ích của tất cả các bên và đảm bảo luật chơi đó được tuân thủ đúng.
Lý giải cho tỷ suất lợi nhuận thấp, lãnh đạo các DNNN hiện nay cũng thường kêu là họ còn phải đảm đương trách nhiệm xã hội… Với những doanh nghiệp mà nhà nước vẫn giữ lại một tỷ lệ vốn nhất định, điều này có khiến cho các nhà đầu tư ngần ngại, khi mà “đồng tiền liền khúc ruột”?
Để đảm bảo tính công bằng, không làm sai lệch bài toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì phải tách bạch chức năng làm kinh tế với chức năng làm công tác xã hội. Nhà nước có thể điều tiết bằng cơ chế “đặt hàng” doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần tuân thủ nghiêm túc kỷ luật tài chính, nghĩa là chỉ chi tiêu trong khoản ngân sách mình có. Kể cả tiền bán cổ phần tại các DNNN cũng chỉ được chi đúng mục đích chứ tuyệt đối không được đem bù đắp chi thường xuyên.
Xin cảm ơn ông!
Cổ phần hóa (CPH), thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được xác định là vấn đề quan trọng của Chính phủ trong những năm gần đây và thời gian tới. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các DNNN tập trung thực hiện đẩy mạnh CPH, cơ cấu lại DNNN. Hàng loạt chỉ thị, chỉ đạo, văn bản để thúc đẩy nhiệm vụ này được hoàn thành; nhiều cơ chế chính sách, trong đó một số cơ chế, chính sách quan trọng đã được ban hành phục vụ quá trình sắp xếp, CPH, cơ cấu lại DNNN, tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, với nhiều lý do khác nhau, việc thực hiện CPH, thoái vốn còn chậm, chưa đạt được tiến độ, kế hoạch đề ra. Xung quanh vấn đề này Báo Hải quan đã có loạt bài (12 bài, đăng tải từ số 83, phát hành ngày 13/7) để tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi: CPH vì sao chậm? Quá trình triển khai tìm hiểu thông tin viết bài tại các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty, DNNN cho thấy có rất nhiều lý do để “chậm” như: Đối tượng CPH, thoái vốn trong giai đoạn này chủ yếu là các DN có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp, cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt nên cần có nhiều thời gian chuẩn bị, xử lý, kiểm toán nhà nước trước khi công bố giá trị DN…; Trong đó có cả nguyên nhân chủ quan là một số lãnh đạo DNNN vẫn còn tư tưởng e ngại, chưa quyết liệt, sợ trách nhiệm trong triển khai công tác CPH, thoái vốn. Tuy chưa đề cập hết, song, thực trạng, nguyên nhân CPH chậm đã phần nào được phản ánh trong loạt bài của Báo Hải quan. Báo Hải quan tạm đóng lại vấn đề này bằng các ý kiến của các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý với mong muốn có thêm một góc nhìn cũng như đưa ra được các giải pháp để hoạt động CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN được thực hiện đúng như kế hoạch đặt ra. |
Tin liên quan
Samsung Việt Nam ủng hộ 10 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ
14:52 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm 4 khách hàng trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh
11:00 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hãng bay đầu tiên mở bán vé máy bay Tết
08:53 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trà Dr Thanh trao món quà “khủng” cho một người bán hủ tiếu tại Bình Dương
16:19 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:43 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SuperPort™ Việt Nam: Kết nối chuỗi cung ứng giữa Trung Quốc và Đông Nam Á
15:02 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều ngân hàng giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3
14:35 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 73% doanh nghiệp gián đoạn chuỗi cung ứng sau bão Yagi
14:34 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công nhận địa điểm kiểm tra tại Công ty TNHH chế tạo cơ khí Foxconn (Việt Nam)
13:45 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội có một không hai của DN ngành công nghiệp hỗ trợ
08:38 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tăng lượng hàng hóa, bán hàng không lợi nhuận hỗ trợ vùng bão lũ
09:44 | 15/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản trị doanh nghiệp theo ESG như thế nào để thành công?
06:42 | 15/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
21:57 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Samsung Việt Nam ủng hộ 10 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
Công tác kiểm định góp phần phòng ngừa gian lận
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách đạt gần 73% chỉ tiêu năm
"Soi" giá tính thuế , Hải quan TP Hồ Chí Minh tăng thu gần 100 tỷ đồng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform