Còn dư địa để cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập khẩu
Bà Nguyễn Thị Minh Thảo |
Bà đánh giá như thế nào về những nỗ lực cải cách của ngành Hải quan trong thời gian qua?
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI): Cơ quan Hải quan đã nhận diện được những vấn đề còn vướng mắc Cuộc khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp với thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu của năm 2018 và 2020 đã cho thấy nhiều chuyển biến tích cực về các thủ tục thông quan, kiểm tra chuyên ngành, cũng như thái độ, trình độ của công chức Hải quan. Tuy nhiên, không gian cải thiện còn rất lớn. Điều tra của doanh nghiệp vẫn cho thấy thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn chưa nhận được sự hài lòng, chưa có tỷ lệ nào liên quan đến thủ tục kiểm tra chuyên ngành vượt quá 50%. Trong các thủ tục hành chính về thông quan hàng hóa, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cho thấy còn sự rủi ro, chưa thống nhất, tốn kém thời gian trong một số thủ tục. Thông qua kết quả khảo sát này, cơ quan Hải quan đã nhận diện được những vấn đề vướng mắc còn tồn tại và cũng đã có tuyên bố sẽ tiếp tục nỗ lực cải cách trong thời gian tới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hương Dịu |
Cộng đồng doanh nghiệp đều nhận định những cải cách của ngành Hải quan đã rất tích cực, đặc biệt là trong các thủ tục hành chính liên quan đến hải quan, xuất nhập khẩu. Tổng cục Hải quan đã tiên phong áp dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện hệ thống hải quan điện tử VNACCS/VCIS, giúp các doanh nghiệp được làm thủ tục và nhận được sự hỗ trợ 24/7 của cơ quan Hải quan. Điều này đã giúp cho việc kê khai và thông quan hàng hóa của doanh nghiệp được thuận lợi hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực hải quan, điểm tích cực đáng ghi nhận đó là những cải cách về tiêu chí cũng như các yêu cầu liên quan đến quản lý rủi ro trong nghiệp vụ của hải quan. Theo đó, các tiêu chí đã được đề ra rất rõ ràng, minh bạch và công khai, theo các thông lệ quốc tế, giúp cho doanh nghiệp nhận diện được cơ hội để có thể được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên, hoặc những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt. Thực hiện được điều này đã giúp tăng tính tuân thủ pháp thuật của doanh nghiệp, đồng thời giảm áp lực hành chính đối với cơ quan quản lý nhà nước.
Một điểm nữa mà các cơ quan nghiên cứu cũng như cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao là nỗ lực của cơ quan Hải quan trong việc phối hợp với các bộ, ngành để tìm kiếm giải pháp khắc phục những bất cập trong lĩnh vực quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK.
Bên cạnh những điểm đã đạt được, theo bà, đâu là những vấn đề mà ngành Hải quan cần phải tiếp tục cải cách hơn nữa?
Từ kết quả khảo sát tại Báo cáo “Mức độ hài lòng của doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu: Kết quả khảo sát năm 2020” cho thấy, cơ quan Hải quan vẫn còn có dư địa để tiếp tục cải cách, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến trị giá hải quan, mã HS hay lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành.
Chẳng hạn, với lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành, cơ quan Hải quan vẫn chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin và dữ liệu với các bộ quản lý chuyên ngành. Chính vì thế, trong thực hiện các thủ tục, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện vừa với cơ quan Hải quan, vừa với các bộ quản lý chuyên ngành. Đây có thể nói là một trong những rào cản gây bất cập, khó khăn không chỉ về thời gian và thậm chí là gây chi phí rất lớn đối với doanh nghiệp.
Do đó, thời gian tới, cơ quan Hải quan cần xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ. Cần có cơ chế chia sẻ dữ liệu của Hải quan với cơ sở dữ liệu của các bộ quản lý chuyên ngành trên hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia. Việc kết nối thống nhất này sẽ giúp giảm thủ tục cho doanh nghiệp, giảm yêu cầu thực hiện thủ tục, hồ sơ đối với doanh nghiệp. Đồng thời, việc này còn giúp doanh nghiệp thực hiện được trên hệ thống điện tử, từ đó cắt giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa còn có rất nhiều lĩnh vực mang tính kỹ thuật. Bởi vậy, ngành Hải quan cần phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành để kịp thời giải quyết những bất cập, khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục thông quan.
Ngoài ra, một số trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định mã HS do mã HS của cơ quan Hải quan và mã HS của bộ quản lý chuyên ngành không thống nhất với nhau. Chính vì thế, các doanh nghiệp rất cần sự phối hợp của các bộ, ngành, với cơ quan Hải quan để áp dụng mã HS thống nhất, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp cũng như tránh gây phiền hà, khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước.
Vấn đề về trị giá hải quan cũng là một khó khăn do không thống nhất giữa Hải quan và doanh nghiệp. Vì thế, đây cũng là dư địa để Hải quan cần xem lại cách thức phù hợp nhất, đảm bảo cái tiêu chí về mặt thị trường nhất, hài hòa mục tiêu về quản lý cũng như đảm bảo được quyền lợi của doanh nghiệp.
Việc đánh giá, khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp với thủ tục xuất nhập khẩu trong thời gian tới cần có cách triển khai như thế nào để hiệu quả hơn, thưa bà?
Để khảo sát doanh nghiệp tốt hơn, thể hiện rõ nỗ lực của các bộ, ngành thì đơn vị thực hiện là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có thể mở rộng bảng hỏi liên quan đến các vấn đề hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Nhưng các câu hỏi cụ thể hơn, không hỏi chung chung mà cần phân ra về chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm dịch, kiểm tra kiểm soát năng lượng hay là các hoạt động kiểm tra theo lĩnh vực… Câu hỏi càng cụ thể càng giúp các bộ, ngành liên quan nhận diện rõ những vấn đề bất cập, để từ đó tìm thấy giải pháp phù hợp và tương ứng cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
19:46 | 07/10/2024 Hải quan
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam
10:33 | 02/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô
11:05 | 30/09/2024 Infographics
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng
09:44 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Tôn vinh 93 doanh nghiệp tiêu biểu
Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh từ ngày 11/10
Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ hiệu quả phòng vệ thương mại
Vốn ngoại đang đảo chiều?
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics