Công bằng không phải là cào bằng
Đó là biểu hiện của sự đồng hành. Chính sách hỗ trợ không chỉ là liều thuốc về tinh thần mà còn là sự biểu hiện của quan điểm và chính sách nhất quán trong điều hành nền kinh tế của Chính phủ, giúp cộng đồng DN tự tin và cảm thấy an toàn hơn trong quá trình khởi nghiệp, phát triển và chuyển mình đi lên. Nhờ hỗ trợ, nhiều DN thoát khỏi tình trạng kiệt quệ và phá sản, giữ lại được nguồn lực để duy trì và phát triển. Chính sách giảm 30% thuế TNDN phải nộp của năm 2020 cho DN nhỏ và vừa được ban hành là một ví dụ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ thế. Chẳng hạn như đề xuất mới đây của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính. Họ đề nghị Chính phủ trình Quốc hội giảm 30% thuế TNDN cho tất cả DN trong năm 2020 chứ không chỉ các DN nhỏ và vừa bởi theo khảo sát của đơn vị này, kể từ khi dịch Covid-19 quay trở lại, chỉ có 2% DN tạm thời chưa bị ảnh hưởng do đại dịch. Còn lại 20% DN dừng hoạt động, 76% không cân đối được thu chi, 2% đã giải thể, 47% DN buộc phải cắt giảm lao động khi đại dịch tái bùng phát.
Nếu có điều kiện làm được thế thì thực quá tốt. Nhưng có cần thiết hay không?!
Thực ra, mỗi chính sách ban hành cần căn cứ vào bối cảnh cụ thể của nền kinh tế. Phải thừa nhận rằng, những khó khăn hiện tại do dịch Covid-19 gây ra đã ảnh hưởng tới tất cả DN chứ không chỉ riêng cộng đồng DN vừa và nhỏ. Nhưng rõ ràng, DN nào có sức đề kháng yếu hơn thì khả năng chịu đựng kém hơn và cần được hỗ trợ trước. DN nào có sức chịu đựng tốt hơn thì nên cố gắng tự lực cánh sinh để Nhà nước có thêm nguồn lực thực hiện các hoạt động điều hành vĩ mô.
Thực chất, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng hỗ trợ cộng đồng DN nhỏ và vừa là hỗ trợ nền kinh tế nên đối tượng hưởng lợi là toàn dân, là cả những DN lớn. Sự công bằng không có nghĩa là cào bằng mà phải đúng mục tiêu, đúng đối tượng, đúng nơi đúng chỗ. Một giải pháp tốt là giải pháp để cả nền kinh tế được hưởng lợi, chứ không nên là giải pháp để tất cả mọi đối tượng thỏa mãn trước mắt nhưng tạo ra một tương lai đi xuống.
Tin liên quan
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tây mà là… của ta
06:12 | 29/09/2024 Người quan sát
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
09:51 | 25/09/2024 Người quan sát
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
13:45 | 20/09/2024 Người quan sát
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Chung tay giúp dân vùng lũ
16:10 | 10/09/2024 Người quan sát
Trái cây Việt thêm ngọt
07:59 | 02/09/2024 Người quan sát
Sách giáo khoa giả
07:40 | 27/08/2024 Người quan sát
Chấn chỉnh công tác đấu giá đất
20:15 | 24/08/2024 Người quan sát
Tin mới
Hướng xử lý đối với doanh nghiệp chế xuất “quên” mở tờ khai nhập khẩu đối ứng
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể là thể chế tiếp theo hạ lãi suất
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 10/2024 (từ ngày 30/9 đến 6/10/2024)
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics