Covid-19 gợi lại “bóng ma" năm 1918
Trong một phòng bệnh viện năm 1918 |
Sơn La, bóng đá và “bóng ma" Covid-19 | |
Bài học từ dịch cúm 1918 cho việc thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 | |
Chống “giặc” Covid -19: Vì sao dân tín nhiệm Chính phủ? |
Trong khoảng thời gian giữa 2 đại dịch này, thế giới đã biết về virus, chữa được nhiều bệnh, bào chế các vaccine có hiệu quả… và tạo ra mạng lưới y tế cộng đồng hoàn thiện. Tuy nhiên, một lần nữa chúng ta lại phải sử dụng khẩu trang đến mức tối đa, và vẫn không thể đè bẹp một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh được trước khi hàng trăm nghìn người chết vì nó.
Năm 1918, không ai được tiêm vaccine phòng bệnh, điều trị hay chữa khỏi bệnh cúm, khiến căn bệnh này trở thành đại dịch, tàn phá thế giới và cướp đi sinh mạng của hơn 50 triệu người. Tại thời điểm này, không một ai có bất cứ khái niệm gì về virus corona. Trong khi đó, khoa học hiện đại ngày nay đã nhanh chóng xác định được chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2), lập bản đồ mã di truyền, phát triển các bộ xét nghiệm chẩn đoán, khai thác kiến thức mà không ai có được vào năm 1918... Điều đó đã mang lại cho loài người nhiều cơ hội chiến đấu với dịch bệnh tốt hơn, tránh những rủi ro và giảm thiểu thiệt hại về người.
Nhưng những cách để tránh bị nhiễm bệnh và phải làm gì khi bị bệnh thì ít thay đổi.
Ông John M.Barry - tác giả của cuốn sách "Đại dịch cúm" (The Great Influenza) - cho rằng giống như Covid-19, đại dịch năm 1918 bắt nguồn từ một loại virus gây viêm đường hô hấp lây truyền từ động vật sang người theo cách tương tự và có bệnh lý tương tự. Giãn cách xã hội, rửa tay và đeo khẩu trang là biện pháp phòng chống dịch bệnh tại thời điểm đó và cả trong dịch Covid-19 hiện tại.
Những chỉ dẫn y tế trong đại dịch 1918 vẫn hiệu lực cho đến ngày nay: đó là khi mắc bệnh, bạn hãy ở yên trong nhà, nghỉ ngơi trên giường, giữ ấm, uống nước nóng và giữ im lặng cho đến khi các triệu chứng qua đi. Đây là khuyến nghị của bác sĩ John Dill Robertson - chuyên gia y tế tại Chicago (Mỹ) vào năm 1918. Ông cũng đưa ra lời khuyên người bệnh cần tiếp tục cẩn trọng trước nguy cơ biến chứng do viêm phổi và một số loại bệnh khác sau khi hết cúm.
Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa chủng virus năm 1918 và chủng virus 2020. Cúm Tây Ban Nha đặc biệt nguy hiểm đối với những người khỏe mạnh từ 20 đến 40 tuổi. Theo mô tả của ông Barry, khi bị virus xâm nhập cơ thể, các kháng thể của người bệnh sẽ sản sinh, bám đuổi virus và hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ "tung mọi vũ khí" để đối phó với chúng. "Chiến trường" của trận chiến này là hai lá phổi.
Trong khi đó, đối tượng tấn công của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 phần lớn là người lớn tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền. Và hầu hết các nước sau khi dịch bệnh bùng phát cũng đã nhanh chóng công bố các quy định giãn cách xã hội, phong tỏa biên giới, đóng cửa trường học, cơ sở kinh doanh và tạm dừng các hoạt động kinh tế để khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Ước tính có khoảng 675.000 người Mỹ đã chết trong đại dịch cúm Tây Ban Nha - căn bệnh được cho là đã lây nhiễm tới gần 35% dân số toàn cầu. Trong số những người tử vong do đại dịch cúm Tây Ban Nha có Friedrich Trump - ông nội của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump. Trong số những người nhiễm cúm và phục hồi có các nhà lãnh đạo thời chiến của Anh và Đức cũng như của các vị vua của Mỹ, Anh và Tây Ban Nha và Tổng thống Mỹ sau này Franklin Roosevelt - khi đó ông là Thứ trưởng Hải quân Mỹ.
Trong khi đó, sau khi dịch Covid-19 khởi phát tại thủ phủ Vũ Hán (Wuhan) của tỉnh Hồ Bắc (Hubei), miền Trung Trung Quốc vào tháng 12/2019, đến nay đại dịch này đã cướp đi sinh mạng của hơn 250.000 người và khiến khoảng 3,6 triệu người nhiễm bệnh.
Tin liên quan
Tính cấp thiết của việc đạt được Hiệp ước toàn cầu về đại dịch
08:27 | 03/06/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất nhập khẩu hàng hóa qua Móng Cái khởi sắc sau đại dịch
15:13 | 05/04/2023 Hải quan
Thị trường bán lẻ của Central Pharmacy tăng tính cạnh tranh sau đại dịch
15:33 | 06/01/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Dấu ấn Obama trong chiến dịch của Kamala Harris
08:19 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua
09:16 | 30/08/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài đảm bảo thủ tục hải quan thông suốt sau bão số 3
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics