Cuộc chiến bảo vệ tiền tệ ở châu Á
Triển vọng lạc quan cho các nền kinh tế châu Á trong năm 2024 Châu Á ngấp nghé bờ vực "chiến tranh tiền tệ"? Đằng sau sự suy yếu của các đồng tiền châu Á |
Đồng yen của Nhật Bản và đồng USD. |
Theo chuyên gia Vương Hữu Hâm tại Viện Nghiên cứu Ngân hàng Trung Quốc, nguyên nhân khiến các đồng nội tệ ở châu Á mất giá là do dữ liệu lạm phát và việc làm của Mỹ trong tháng 3 vượt quá kỳ vọng của thị trường đã tạo không gian cho Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn cắt giảm lãi suất và có khả năng sẽ giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn. Điều này tạo cơ sở cho đồng USD tăng giá, làm tăng áp lực lên dòng vốn chảy ra khỏi những nền kinh tế mới nổi, dẫn đến một sự thay đổi làm trầm trọng thêm nguy cơ mất giá tiền tệ tại các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Một yếu tố khác là tăng trưởng kinh tế giảm của một số nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng khiến cho việc hỗ trợ ổn định đồng nội tệ trở nên khó khăn hơn.
Tiền tệ và nền kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vào thời điểm nhiều đồng tiền châu Á bị tác động mạnh, cũng bắt đầu xuất hiện những lo ngại về nền kinh tế châu Á. Chuyên gia Vương Hữu Hâm nhận định: “Tỷ giá hối đoái giảm và dòng vốn chảy ra sẽ không chỉ làm tăng giá nhập khẩu mà còn gây áp lực lên thanh khoản trong nước, huy động tín dụng..., cũng như làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia có đầu vào sản xuất phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu như Nhật Bản. Do đó, các nước không nên đánh giá thấp tác động tiêu cực của việc mất giá tiền tệ”.
Lo ngại những tác động kinh tế từ việc đồng nội tệ mất giá, một số quốc gia châu Á đã ý thức được tính nghiêm trọng của tình hình và bắt đầu “giải cứu” đồng nội tệ.
Chính phủ Hàn Quốc bày tỏ họ rất cảnh giác với thị trường tỷ giá hối đoái. Ngân hàng trung ương Indonesia trực tiếp “ra tay” bằng cách nhanh chóng tăng lãi suất và mua vào đồng nội tệ để can thiệp vào tỷ giá hối đoái. Chính phủ Nhật Bản dù không tuyên bố rõ ràng rằng sẽ hành động, nhưng theo một số phương tiện truyền thông nước này, các nhà chức trách đã liên tục can thiệp vào thị trường với tổng số tiền khoảng 8.000 tỷ yen vào ngày 29/4 và 2/5.
Sau sự can thiệp của các Chính phủ, các loại tiền tệ như đồng yen, đồng won và đồng baht đã có dấu hiệu tăng trở lại, mặc dù tỷ giá của hầu hết các đồng tiền này vẫn ở mức thấp so với đồng USD. Cụ thể, sau khi chạm mức thấp mới là 160 yen/USD, đồng yen đã tăng trở lại khoảng tỷ giá 153 yen/USD vào ngày 6/5; đồng won tăng lên khoảng 1.359 won/USD, và đồng baht cũng điều chỉnh trong khoảng 37 baht/USD.
Nỗi sợ đồng USD tăng cao và lãi suất kéo dài hơn là "gót chân Achilles" của thị trường ngoại hối châu Á. Sự phục hồi hiện tại của một số đồng tiền chủ chốt ở châu Á có thể giúp tạm thời ổn định thị trường ngoại hối khu vực. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn chưa biết tác động cuối cùng của việc "giải cứu đồng nội tệ" của các nước châu Á sẽ ra sao và các đồng tiền châu Á có tiếp tục xu hướng mất giá hay không.
Tin liên quan
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Áp lực lên tỷ giá đã giảm đáng kể
14:35 | 29/08/2024 Kinh tế
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
Hải quan Nội Bài phát hiện vụ vận chuyển lậu 3kg vàng qua đường hàng không
Vì sao Công ty TNHH Western City bị dừng làm thủ tục hải quan?
Kiểm tra, rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics