Đại biểu Quốc hội đầy băn khoăn khi cho cấp xã ký kết thỏa thuận quốc tế
Thận trọng khi cho phép cấp huyện, xã ký kết thỏa thuận quốc tế |
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh sửa dự thảo Luật. |
Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) cho rằng, luật quy định theo hướng mở rộng chủ thể được ký thỏa thuận quốc tế phù hợp với xu hướng đa dạng về nội dung, quy mô, cấp độ quản lý trong ký kết hợp tác quốc tế, nghĩa là cơ hội tốt trong việc mở rộng hợp tác quốc tế.
Tuy nhiên, vị này bày tỏ, khi quy định UBND cấp huyện, xã, nhất là UBND cấp xã cũng là chủ thể ký thỏa thuận, lo lắng đặt ra là không biết năng lực và am hiểu trong thỏa thuận quốc tế ở cấp này như thế nào, đặc biệt là các lĩnh vực nhạy cảm.
“Việc ký thỏa thuận chỉ là một phần. Vấn đề triển khai và quản lý thực thi thỏa thuận cũng rất quan trọng, phải có năng lực mới làm tốt được công tác triển khai này. Tôi đề xuất Ban soạn thảo cân nhắc thêm quy định chủ thể này sao cho phù hợp”, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) chia sẻ, cảm thấy khá băn khoăn khi cho phép nhiều chủ thể ký kết, ký quá nhiều, quá rộng có thể gây phát sinh nhiều vấn đề, hệ lụy, đặc biệt là tranh chấp, xung đột, kiện cáo.
“Tôi đề nghị, đối với Nhà nước thì chỉ nên mở rộng đến UBND và đến các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Nếu như huyện và xã có thỏa thuận nào đó thì cũng nên để cho các UBND tỉnh đó ký. Các xã không đủ chuyên gia, cũng có khi có những lợi ích thiết thực, người ta thấy hay quá đã trao đổi..., sau này không làm được, lại phát sinh kiện cáo rất phức tạp”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Liên quan tới vấn đề này, khi trình bày báo cáo thẩm tra về dự án Luật tại phiên họp Quốc hội sáng ngày 22/5, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, các ý kiến tham gia thẩm tra đều nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế theo Tờ trình của Chính phủ.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc mở rộng chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế đến UBND cấp huyện và UBND cấp xã cần được cân nhắc thận trọng, bởi hợp tác quốc tế luôn tiềm ẩn những vấn đề nhạy cảm về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh đòi hỏi cơ quan, tổ chức tham mưu. Chủ thể ký kết phải có năng lực nhất định, do đó không phải cơ quan, tổ chức nào cũng được trao quyền ký kết.
Giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh sửa dự thảo Luật.
Ban soạn thảo nhận thấy, các đại biểu nhất trí cao với sự cần thiết ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế để thay cho Pháp lệnh thỏa thuận quốc tế.
Các trao đổi, đóng góp, ý kiến tập trung vào một số nội dung lớn như: Phạm vi điều chỉnh nội hàm, nội dung cốt lõi của Luật Thỏa thuận quốc tế; làm rõ chủ thể của thỏa thuận quốc tế khi dự thảo Luật đã mở rộng nhiều về chủ thể ký kết các thỏa thuận quốc tế so với Pháp lệnh trước đó.
Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan ký thỏa thuận quốc tế được quy định như thế nào trong dự thảo luật; xem xét, bổ sung thêm một số chủ thể, trong đó có các tổ chức chính trị nghề nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập vào phạm vi điều chỉnh trong dự thảo luật…
Theo Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế: Việc xây dựng Luật Thỏa thuận quốc tế nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về công tác ký kết và thực hiện các văn bản hợp tác quốc tế không là điều ước quốc tế, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong công tác thỏa thuận quốc tế. Về chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế, theo Pháp lệnh 2007, cơ quan nhà nước ở Trung ương bao gồm cơ quan của Quốc hội, cơ quan giúp việc của Quốc hội, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. So với Pháp lệnh 2007, phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật mở rộng thêm quy định về việc ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ; thỏa thuận quốc tế nhân danh tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp huyện, xã; cơ quan cấp tỉnh của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. |
Tin liên quan
Thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), cho thí điểm thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm
10:59 | 28/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không để thất thoát, lãng phí trong bố trí đầu tư công từ nguồn dự phòng
15:38 | 27/06/2024 Tài chính
Rà soát chính sách, khắc phục "5 thiếu" của ngành dược liệu Việt Nam
20:31 | 26/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
09:01 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
07:29 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
05:37 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
05:35 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
20:01 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics