Để đạt mục tiêu tăng trưởng, DN phải “chịu đau” tái cấu trúc
GS.TS. Hoàng Văn Cường |
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trong đó GDP đạt từ 6-6,5%, theo ông, đâu là cơ sở để nước ta có thể thực hiện những mục tiêu này?
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước sang năm 2024 vẫn được dự báo còn nhiều khó khăn với nhiều yếu tố cản trở sự phát triển và phục hồi. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới nên việc thực hiện những mục tiêu tăng trưởng chắc chắn sẽ gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, vẫn nhiều cơ sở để Việt Nam có thể thực hiện được những mục tiêu đã được Quộc hội thông qua,
Theo đó, chúng ta đều thấy việc thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô năm 2023 khá hiệu quả, khi Việt Nam đã ngược dòng nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất từ đó giúp kiềm chế lạm phát tốt. Đồng thời là chúng ta cũng đã kiểm soát nợ công ở mức thấp, thu chi ngân sách đảm bảo cân đối, đẩy mạnh kích cầu đầu tư công. Với những khó khăn của doanh nghiệp, Chính phủ cũng đã có hàng loạt giải pháp để tháo gỡ về các vấn đề nóng như đất đai, trái phiếu doanh nghiệp… tạo niềm tin kinh doanh. Do vậy, nền kinh tế hiện đang có xu hướng phục hồi, quý sau cao hơn quý trước, đặc biệt là quý 4/2023 đang cho thấy một số tín hiệu tích cực từ thị trường, xuất khẩu tăng hơn.
Mặt khác, nền kinh tế nước ta đang đứng trước những xu thế về phát triển kinh tế, dịch chuyển kinh tế mới, không chỉ Hoa Kỳ tăng cường hợp tác, đầu tư, nâng cấp mối quan hệ mà nhiều quốc gia khác cũng đang tiến hành hợp tác, đẩy mạnh các quan hệ thương mại. Không chỉ trông chờ vào thị trường bên ngoài mà nước ta còn đang khơi thông thị trường trong nước, xuất khẩu dịch vụ, mở rộng cơ chế chính sách cho du lịch nên kỳ vọng năm 2024, thị trường trong nước sẽ càng phát triển mạnh.
Từ tiền đề như trên, Việt Nam cần có những giải pháp gì quyết liệt hơn nhằm nắm bắt cơ hội, thưa ông?
Rõ ràng, với những tác động và tiền đề đã có từ bên trong và bên ngoài, cùng với việc đẩy mạnh cải cách thể chế thì việc đạt được những mục tiêu tăng trưởng cho năm 2024 không quá khó. Nhưng chúng ta phải có giải pháp để hội tụ tất cả và phải nỗ lực rất cao để chớp cơ hội.
Trước hết, chúng ta phải quyết liệt hơn nữa trong vấn đề tháo gỡ “nút thắt” thể chế, qua đó giúp khơi thông nguồn lực, đón bắt cơ hội đầu tư mới. Việc này chúng ta phải thực hiện nhanh và mạnh hơn, bởi trong bối cảnh làn sóng dịch chuyển đầu tư thì nếu cứ chờ đợi thì có thể đánh mất cơ hội. Hơn nữa, thể chế tốt mới khơi thông nguồn lực đầu tư công.
Trong các báo cáo và giải trình của Chính phủ về các giải pháp điều hành kinh tế - xã hội trong thời gian tiếp theo, các giải pháp đưa ra đã khá toàn diện để tháo gỡ về thể chế. Quyết tâm là rất lớn nhưng chuyển động được ở mức độ nào còn là vấn đề, vì có những chính sách trong tầm của Chính phủ có thể thay đổi được như về nghị định, thông tư hay tăng cường phân cấp, phân quyền, nhưng có những chính sách lại thuộc về hệ thống pháp luật, thể chế.
Về tổ chức bộ máy nhà nước, hiện có những vấn đề không được pháp luật quy định, có những văn bản pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, không phù hợp nhưng không thể làm khác được mà vẫn phải tuân thủ, biến người thực thi thi hành công vụ thành máy móc, xơ cứng. Đây là vấn đề còn vướng mắc nhất nên cần nhìn thẳng vào yêu cầu thực tế để thực hiện cải cách, hỗ trợ nền kinh tế.
Điều đáng kỳ vọng là sau 2 năm chuẩn bị, Chính phủ đã có đủ nguồn lực, ngân sách để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương. Chính sách cải cách tiền lương dự kiến sẽ tạo tác động đến các khu vực khác, để cùng hướng vào trả lương theo vị trí việc làm, tương xứng theo mức độ đóng góp. Vì thế, đây sẽ là một trong những động lực để thúc đẩy, khuyến khích tăng năng suất lao động, tăng sáng tạo để tạo giá trị gia tăng cao hơn.
Về phía khu vực doanh nghiệp, xin ông cho biết đâu là những vấn đề cần chú ý để góp sức cho các mục tiêu kinh tế?
Khu vực doanh nghiệp cần được tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác thực thi các chính sách hỗ trợ, chẳng hạn như việc tiếp tục thực hiện chính sách về giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2024, hay các chính sách về giãn hoãn thuế, phí… theo chu kỳ tài khoản ngược để kinh tế tiếp tục phục hồi và tiêu dùng tăng lên. Cùng với đó là những chính sách để tái cấu trúc công nghiệp, đầu tư để tạo điều kiện tổng thể cho doanh nghiệp đón bắt cơ hội.
Về giao thương, các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa, cộng với sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng để nắm bắt nhanh những cơ hội từ các thị trường mới để mở rộng thị trường tiêu thụ. Đặc biệt là cần quan tâm đến vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp, bởi trong thời gian khủng hoảng như vừa qua, việc phân bổ lại chuỗi cung ứng đang tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho doanh nghiệp. Nên để tận dụng những cơ hội này, các doanh nghiệp phải tái cấu trúc, thậm chí phải là chấp nhận “đau một lần” để cắt bỏ những phương thức sản xuất lỗi thời không còn đi theo xu thế, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh mới không dựa vào gia công giá trị thấp như trước đây.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics