Đề nghị hạn chế đối tượng hưởng nhà công vụ
Chế tài đủ mạnh
Tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật lần này quy định rõ đối tượng và điều kiện được thuê nhà công vụ, quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà công vụ. Đặc biệt dự thảo Luật cũng quy định việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ khi người thuê không còn thuộc đối tượng được thuê và không tự nguyện trả lại nhà ở công vụ.
Việc quy định thời hạn cho thuê nhà ở tương ứng với thời hạn đảm nhận chức vụ, công tác để người thuê yên tâm làm việc cũng được quy định cụ thể.
Cho ý kiến về vấn đề này, nhiều ĐBQH đề nghị cần hạn chế đối tượng nhà ở công vụ và cần giao cho một cơ quan đứng ra quản lý đối với nhà ở công vụ.
ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) đặt câu hỏi liệu có nên phát triển nhà công vụ hay không.
Theo ĐB Lê Nam, hiện nay cần phát triển nhà ở xã hội, còn nhà ở công vụ thì nên cân nhắc. “Phát triển nhà cho dân thì tốt nhưng phát triển nhà cho quan thì nên tính toán”, ĐB Lê Nam nói.
Ông cũng cho rằng, dự thảo Luật nhà ở lần này mở rộng đối tượng nhà công vụ quá lớn. Do vậy, cần tính toán đối tượng được sử dụng nhà công vụ, bởi nếu cứ cho phép các đối tượng hưởng nhà ở công vụ như trong dự thảo Luật, trong điều kiện ngân sách như hiện nay thì khó đáp ứng được.
Theo ĐB Trần Ngọc Vinh, dự án Luật lần này đối tượng hưởng nhà công vụ lại tương đối rộng, do đó ĐB đề nghị quy định hẹp lại vì làm nhà công vụ lấy nguồn ngân sách. Nhà công vụ chỉ phục vụ cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để đảm bảo vấn đề an ninh, hay nhà công vụ cho miền núi, hải đảo… Còn các đối tượng khác thì làm nhà xã hội với giá rẻ để cho thuê.
Cùng đồng tình với quan điểm trên, ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) cũng đề nghị quan tâm nhà ở công vụ cho các đội ngũ cán bộ phục vụ ở vùng sâu, vùng xa.
Quan điểm này nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH.
Nhà cho người nước ngoài: Lo ngại trục lợi đầu tư
Về quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài, qua thảo luận tại QH trước đó, hầu hết ý kiến ĐBQH thống nhất với quy định của dự thảo Luật về việc mở rộng đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Có ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ hơn về thời hạn cư trú tại Việt Nam cũng như các điều kiện hạn chế cụ thể khác để tránh đầu cơ, gây lũng đoạn thị trường nhà ở tại Việt Nam.
Chỉnh lý, tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, dự thảo Luật lần quy định chặt chẽ về điều kiện được mua nhà ở như hạn chế về số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư cũng như số lượng nhà ở riêng lẻ trong một khu vực dân cư, không mua nhà ở những khu vực cần bảo đảm quốc phòng an ninh...
Theo Ủy ban Thường vụ QH, quy định này không làm ảnh hưởng đến chính sách về nhà ở trong nước và vấn đề quốc phòng, an ninh vẫn được bảo đảm. Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ hơn, trên cơ sở ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ quy định cụ thể về số lượng được mua bán căn hộ chung cư trong trường hợp một khu vực dân cư có nhiều tòa nhà chung cư, quy định chặt chẽ phương thức thanh toán để phòng, chống việc đầu cơ, rửa tiền, cụ thể là việc thanh toán tiền mua nhà ở phải được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề nghị chỉ quy định theo nguyên tắc chung, sau khi người nước ngoài được sở hữu hợp pháp, thì không nên hạn chế quyền cho thuê lại, nếu như vậy thì không bình đẳng với công dân Việt Nam.
Bên hành lang QH, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM cho rằng, chúng ta mà mở bung cho người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam thì sẽ bán nhà được, sẽ giải quyết được “cục máu đông”, phá được “băng” thị trường bất động sản. Nhưng ĐB Tâm cũng lo ngại về hậu quả của chính sách này.
Bởi theo ĐB Tâm, nếu chúng ta mở ra, có thể sẽ tạo kẽ hở pháp luật để đầu cơ, trục lợi chứ không phải vì nhu cầu thực tế. Giải quyết vấn đề này như thế nào thì chúng ta phải tính, cân nhắc cho kỹ lưỡng.
Cùng ngày, các ĐBQH làm việc ở hội trường, cho ý kiến vào dự thảo Luật Bất động sản (sửa đổi).
Góp ý về tổng thể dự án Luật, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng tư tưởng xuyên suốt chức năng của nhà ở là phục vụ cho việc ở, cho tái sản xuất sức lao động, các quốc gia phát triển đều đi theo hướng này. Cũng theo ĐB, dự án Luật này còn nhiệm vụ quan trọng là làm nóng lên thị trường bất động sản hiện nay. Tuy nhiên, ĐB Trương Trọng Nghĩa phân vân liệu dự án Luật này có nên chờ Bộ Luật Dân sự hay không vì Luật con không được trái với Bộ Luật chung. Đây cũng là băn khoăn mà ĐB Trần Du Lịch (TP. HCM) và một số ĐBQH chia sẻ trước đó. |
Tin liên quan
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
09:01 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
07:29 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
05:37 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
05:35 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
20:01 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kéo dài thêm thời gian tạm đóng cửa 3 sân bay do bão số 3
19:48 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 mạnh nhất trong 30 năm qua, Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề
19:46 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro thiên tai
16:26 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Tạm dừng hoạt động hai tuyến đường sắt đô thị để tránh bão số 3
16:02 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics