Để thương mại điện tử qua biên giới phát triển bền vững
“Kiềng 3 chân” để hàng Việt bước ra toàn cầu qua thương mại điện tử Thương mại điện tử: Cánh cửa đưa hàng Việt Nam ra thế giới Phát triển các công cụ số để quản lý hàng hóa trên thương mại điện tử |
Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp các doanh nghiệp Việt mở ra nhiều cơ hội để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: TTXVN |
Cơ hội lớn xuất khẩu hàng hóa
PGS.TS Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, thương mại điện tử xuyên biên giới đang có những cơ hội phát triển rất lớn, đặc biệt khi Việt Nam gần với thị trường rất lớn là Trung Quốc. Hơn nữa, hiện nay các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã xây dựng các nền tảng thương mại điện tử B2B, kết nối với các nền tảng thương mại điện tử lớn của thế giới như: Amazon, Alibaba, Timo... để hàng hóa khi lên sàn thương mại điện tử của Việt Nam cũng tương ứng xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử lớn của thế giới, kết nối người mua trực tiếp với người bán cũng như nhà sản xuất.
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội lớn để doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hiệu quả kênh xuất khẩu này cần có nhiều giải pháp từ cơ chế chính sách đến thích ứng với yêu cầu của thị trường. Chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành cũng cho rằng, xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, kể cả thương mại điện tử Việt Nam vẫn cơ bản chịu sự chi phối của thương hiệu và kênh phân phối nước ngoài. Cũng giống như xuất nhập khẩu nói chung, ông Võ Trí Thành cho rằng, doanh nghiệp phải vươn lên xây dựng được thương hiệu Việt Nam, có được nền tảng kết nối với những nền tảng lớn hơn, quốc tế hơn.
Một khía cạnh nữa là hiện nay Việt Nam có khoảng 5.000 – 6.000 mặt hàng OCOP, nhưng số hàng có thể xuất khẩu được 5 sao thì rất ít. Do đó để xuất khẩu trực tuyến phải đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc, mức độ quy mô, hàng hoá đáp ứng xu thế tiêu dùng xanh, an toàn. Đặc biệt, “Hàng hoá phải gắn với những câu chuyện của Việt Nam, đó là con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam, truyền thống Việt Nam, cách làm Việt Nam”, ông Võ Trí Thành nêu và cho biết thêm, tại các hội thảo quốc tế đã bàn nhiều hơn về thương mại số, kinh tế. Trong đó, đề cập nhiều hơn về những câu chuyện mặt hàng lớn, quy mô lớn. Do đó, bên cạnh hoàn thiện cái đang làm, cần làm cho tốt hơn để bắt kịp xu thế phát triển của thị trường, đồng thời phải chuẩn bị cho xu thế phát triển mạnh mẽ hơn của hoạt động thương mại điện tử toàn cầu.
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam cho biết, qua những cuộc đi khảo sát thị trường cho thấy có một số thử thách đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đầu tiên là các doanh nghiệp phải hiểu thương mại điện tử và cách tiếp cận thương mại điện tử qua các kênh. Bên cạnh đó là việc doanh nghiệp phải hiểu người tiêu dùng sẽ biến đổi như thế nào để bắt kịp và đi theo trào lưu.
“Cách tiếp cận của chúng tôi là hợp tác chặt chẽ với các bộ, ngành để có sự liên kết với doanh nghiệp, hiệp hội, các cơ sở sản xuất từ lớn đến nhỏ. Qua đó hướng dẫn và cập nhật hiệu quả các phương pháp kinh doanh, tiếp thị, các công cụ vận hành... Đồng thời, tạo được sự liên kết với các chuỗi cung ứng, đến các nhà sản xuất, các nhà phân phối, kho bãi… “, ông Trần Tuấn Anh chia sẻ.
Xuất khẩu gắn với phát triển bền vững
Theo bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), để tối ưu hoá tiềm năng thương mại điện tử của Việt Nam là bài toán đường dài. Định hướng của kế hoạch tổng thể thương mại điện tử cho giai đoạn 5 năm tới mà Bộ Công Thương đang tham mưu trình Chính phủ, đó là thương mại điện tử hướng tới xuất khẩu để đưa sản phẩm “Made in Vietnam” ra thị trường quốc tế và có tính cạnh tranh trên thị trường đó, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các nhà sản xuất có thể bán hàng ra thị trường toàn cầu.
Theo bà Lại Việt Anh, để phát triển bền vững phải cân bằng tất cả các yếu tố tham gia thị trường, từ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp quốc tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp nội địa; đồng thời giữa nhà sản xuất với doanh nghiệp thương mại; giữa người bán hàng và người tiêu dùng…
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, hoạt động thương mại điện tử xuất hiện từ năm 2006, từ khi ở mức sơ khai, đến năm 2013, có nghị định khá toàn diện, là nhân tố để thương mại điện tử Việt Nam đạt được sự phát triển nhanh như thời gian qua. Đến năm 2021, có Nghị định số 85/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5 /2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, tích hợp các yếu tố mới để đáp ứng mục tiêu phát triển thị trường lành mạnh. “Hiện nay, chúng ta đang nói tới câu chuyện tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ thị trường thương mại điện tử. Trong đó, dữ liệu không chỉ là sức sống của kinh tế số, của thương mại điện tử mà cũng sẽ là một trong số những chìa khoá cho việc triển khai thực thi pháp luật về thương mại điện tử thời gian tới”, bà Lại Việt Anh nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, bà Lại Việt Anh cho rằng, những nỗ lực của Chính phủ trong việc kết nối dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể độc lập được điều chỉnh bởi pháp luật, giữa cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương và những nền tảng thương mại điện tử lớn là đầu vào để giải quyết được rất nhiều bài toán về thực thi pháp luật, về thể chế trong tương lai, bảo vệ người tiêu dùng, xử lý hành vi không lành mạnh trên môi trường điện tử.
Tin liên quan
Hơn 73% doanh nghiệp gián đoạn chuỗi cung ứng sau bão Yagi
14:34 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công nhận địa điểm kiểm tra tại Công ty TNHH chế tạo cơ khí Foxconn (Việt Nam)
13:45 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
Nhóm Truyền cảm hứng ủng hộ, tặng quà học sinh vùng bão lũ
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
Nợ thuế, Dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan 1 năm
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform