Điều hành lãi suất: Từ neo cao đến nới lỏng
Chính phủ yêu cầu điều hành các công cụ chính sách tiền tệ phải hướng đến việc tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Ảnh: ST |
Chủ động, linh hoạt, nới lỏng có kiểm soát
PGS. TS. Phạm Thế Anh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Cần cảnh giác hơn về lạm phát và tỷ giá Mặc dù lạm phát tổng thể đang có xu hướng đảo chiều và tăng trở lại trong những tháng gần đây, nhưng lạm phát cơ bản cũng đang giảm. Do đó, chính sách tiền tệ cần cảnh giác hơn về vấn đề lạm phát cũng như tỷ giá. Về tín dụng, muốn kích thích nguồn tín dụng, trước tiên lãi suất cho vay cần phải hạ thêm, đồng thời phải rà soát các điều kiện ràng buộc về tiêu chuẩn tín dụng chưa phù hợp với thị trường, góp phần tháo gỡ vướng mắc. Trong bối cảnh lãi suất điều hành còn ít dư địa giảm như hiện nay, nên kích thích tài khóa thay vì tín dụng. Hiện có nhiều cơ sở để thực hiện chính sách kích thích tài khóa, như nợ công giảm và ổn định ở mức vừa phải, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp so với ngân sách nhà nước không quá căng thẳng, nợ công nước ngoài thấp (14,7% năm 2021 giảm còn 12% năm 2023), lãi suất vay nợ trái phiếu Chính phủ thấp, kỳ hạn trái phiếu Chính phủ lành mạnh... |
Câu chuyện về chính sách tiền tệ trong năm 2023 chủ yếu xoay quanh lãi suất và tín dụng. Nhìn lại diễn biến trong năm qua có thể thấy, lãi suất neo cao từ cuối năm 2022 đến những tháng đầu năm 2023 đã gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Trong đó việc nhiều quốc gia đẩy mạnh thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát đã ảnh hưởng đến tỷ giá cũng như việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam. Do đó, thời gian này, chính sách tiền tệ phải linh hoạt, thận trọng và chắc chắn để đảm bảo các mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đề ra.
Tuy nhiên, khi tỷ giá và thanh khoản hệ thống ngân hàng ổn định, NHNN đã “ngược dòng” nới lỏng chính sách tiền tệ qua 4 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%/năm. Đến nay, NHNN cho biết đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng có kiểm soát, phối hợp nhịp nhàng với chính sách tài khoá mở rộng.
Việc liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành được các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là phù hợp với điều kiện thị trường để hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế, bởi qua đó hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân. Theo NHNN, đến nay, mặt bằng lãi suất đã có xu hướng giảm, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm khoảng hơn 2%/năm so với cuối năm 2022. Thậm chí đến tháng 12/2023, hệ thống ngân hàng đã liên tiếp thông báo giảm lãi suất huy động, xuống mức thấp kỷ lục trong lịch sử, đồng thời tung ra nhiều chương trình ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp, người dân.
Còn nhớ, trong chuyến làm việc tại Việt Nam hồi tháng 7/2023, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, bà Janet L. Yellen đã đánh giá cao nỗ lực của NHNN trong việc hiện đại hóa và tăng cường tính minh bạch của khung khổ điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam nhằm thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Bộ trưởng Janet Yellen bày tỏ, những giải pháp này sẽ tăng cường khả năng thích ứng của nền kinh tế Việt Nam trước các diễn biến của thị trường tài chính thế giới và các cú sốc từ bên ngoài. Thực tế đến nay, nhận định này đã và đang thực hiện khá thành công.
Dè chừng lạm phát, chính sách cần đồng bộ
Theo cáo cáo về kết quả thực hiện kinh tế - xã hội năm 2023 và dự kiến kế hoạch năm 2024 được Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, trong năm 2023, thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm. Nhiệm vụ giải pháp chủ yếu trong năm 2024 là tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; tập trung tín dụng cho các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), phấn đấu tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng trên 15%. |
Mặc dù vậy, chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành đã nhận định, giảm lãi suất không phải "liều thuốc vạn năng", bởi nguyên tắc nới lỏng sẽ là không để "đồng tiền dễ dãi". Nếu nới lỏng quá mức thì mục tiêu hướng đến thúc đẩy tăng trưởng, sản xuất kinh doanh có thể bị ảnh hưởng khi dòng tiền này không đổ vào sản xuất kinh doanh mà "đi chơi tài sản tài chính".
Hơn nữa, lãi suất giảm thấp nhưng tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 lại mang đến bức tranh nhiều “màu xám”, khi đạt mức tăng trưởng rất thấp trong nhiều năm trở lại đây. Dù nguyên nhân của tín dụng thấp nhiều hơn đến từ phía khách quan với nền kinh tế khó khăn, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng giảm sút, nhưng đây vấn là vấn đề khiến nhà điều hành tiền tệ và những cơ quan liên quan đến hệ thống tài chính phải “trăn trở”, từ đó đã liên tục đưa ra nhiều chỉ đạo, giải pháp, khuyến khích cho tăng trưởng tín dụng.
Mặt khác, chính sách tiền tệ tại Việt Nam là chính sách đa mục tiêu, vừa hỗ trợ kinh tế phục hồi, vừa kiểm soát lạm phát, vừa phải ổn định tỷ giá trong khi phải giữ ổn định mặt bằng lãi suất, đảm bảo nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế và giữ an toàn hệ thống ngân hàng... Theo các chuyên gia, thời gian qua, công cụ chính sách tiền tệ đã sử dụng khá nhiều nên dư địa điều chỉnh, nhất là giảm lãi suất điều hành không còn nhiều. Đặc biệt việc NHNN có giảm thêm lãi suất điều hành hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến lạm phát, tỷ giá hối đoái… Dù lạm phát hiện không quá lo ngại, nhưng cũng không thể chủ quan, lơ là, nhất là khi thị trường quốc tế còn nhiều biến động, giá hàng hóa thế giới còn khó lường.
Vì thế, những “than thở” về khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ cũng là dễ hiểu, và có thể còn tiếp tục trong năm 2024, nên cần phải có sự đồng bộ về chính sách, để tạo thành sức mạnh tổng lực cho kinh tế phục hồi và phát triển.
Cách đây không lâu, Đoàn tham vấn Điều IV của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã khuyến nghị việc nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này hiệu quả không cao mà lại tạo thêm rủi ro. Bởi lãi suất trên toàn cầu sẽ vẫn duy trì ở mức cao trong thời gian dài và các ngân hàng tại Việt Nam đang phải đối mặt với các khoản nợ xấu ngày càng tăng, tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP cao. Các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) khuyến cáo Việt Nam nếu tiếp tục cắt giảm lãi suất sẽ làm gia tăng chênh lệch lãi suất với các thị trường trên toàn cầu, có khả năng gây áp lực đến tỷ giá.
Chính vì thế, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực nhận định, chỉ giảm lãi suất là chưa đủ để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh cầu yếu. Vì thế, các chính sách tài khóa, hỗ trợ an sinh phải vào cuộc đồng bộ với chính sách tiền tệ để kích cầu đầu tư, tiêu dùng tín dụng, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Ngoài ra là cần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, để tháo điểm nghẽn dòng tiền. "Chỉ khi tất cả các mối rối này được gỡ, dòng tiền mới có thể luân chuyển, tín dụng mới có thể lưu thông", vị chuyên gia này nêu rõ.
Ngoài ra, cũng liên quan đến chính sách tiền tệ, năm 2024 và thời gian tới, nhiều doanh nghiệp kiến nghị cần những gói tín dụng, giải pháp tài chính thông thoáng hơn để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, đồng thời giữ ổn định tỷ giá nhằm hỗ trợ xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi hơn về các công cụ tài chính cho hoạt động thương mại quốc tế như thư tín dụng, chuyển tiền, thanh toán quốc tế…
Tin liên quan
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
Kho bạc Nhà nước thông báo mua 150 triệu USD từ ngân hàng thương mại
16:24 | 05/09/2024 Thuế - Kho bạc
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics