“Độ vênh” pháp luật kinh doanh trước thay đổi từ Covid-19
"Dòng chảy" pháp luật kinh doanh khai thông nhiều điểm nghẽn cho doanh nghiệp | |
Doanh nghiệp trước những cơ hội kinh doanh mới | |
Doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh ra sao dưới tác động Covid? |
Các doanh nghiệp vẫn còn lo ngại về quy định pháp lý gây cản trở hoạt động kinh doanh. Ảnh: ST |
Còn “vênh” và “thiếu”
Dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhiều chính sách hỗ trợ về tài chính như miễn giảm thuế, phí; miễn giảm nghĩa vụ tài chính đổi với một số ngành chịu ảnh hưởng nặng… đã được ban hành, được các doanh nghiệp đánh giá là các chính sách đã nhìn “trúng” và “đúng” các đối tượng cần hỗ trợ.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa có tiền lệ nên theo đánh giá của các chuyên gia, cơ quan nhà nước đã phải áp dụng, điều chỉnh, thay đổi rất nhiều chính sách phòng chống dịch để phù hợp ở từng thời điểm. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy giảm và độ phủ vắc xin đang tăng lên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 chuyển hướng chính sách phòng chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Tuy nhiên, muốn phục hồi lại kinh tế, doanh nghiệp rất cần Nhà nước tháo gỡ những “điểm nghẽn” đang cản trở hoạt động kinh doanh.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), dịch bệnh khiến các hoạt động kinh tế của nước ta vận hành theo cách thức trước nay chưa có tiền lệ. Dịch bệnh cũng thúc đẩy doanh nghiệp chuyển dịch sang các phương thức kinh doanh khác truyền thống. Về cơ bản, hệ thống pháp luật kinh doanh điều chỉnh cho các hoạt động kinh tế ở trạng thái bình thường. Do đó khi áp dụng cho trường hợp đặc biệt như dịch bệnh sẽ có độ “vênh” nhất định, nhiều trường hợp không có quy định, tạo ra khoảng trống pháp lý, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn, với quy đinh về giờ làm thêm trong doanh nghiệp. Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, giới hạn làm thêm giờ không quá 200 giờ/năm, đối với một số ngành, nghề đặc thù là không quá 300 giờ/năm, số giờ làm thêm được khống chế chặt không quá 40 giờ/tháng. Tuy nhiên, trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, doanh nghiệp đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động do người lao động bị cách ly do nhiễm Covid-19, người lao động bỏ việc về quê… Khi trở lại sản xuất, nhu cầu tăng ca, tăng giờ làm việc để hoàn thành đơn hàng, giữ được khách hàng là rất cấp bách. Do vậy, yêu cầu giới hạn về giờ làm thêm như quy định hiện hành khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài ra, với quy định về việc gia hạn giấy chứng nhận lưu hành đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Luật Dược quy định giấy đăng ký lưu hành thuốc có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp. Khi hết hạn, doanh nghiệp phải thực hiện việc gia hạn giấy phép đăng ký lưu hành. Khảo sát của VCCI cho thấy, trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, việc gia hạn giấy chứng nhận lưu hành gặp nhiều khó khăn bởi doanh nghiệp thiếu nhân sự để chuẩn bị hồ sơ, do yêu cầu làm việc giãn cách; nhiều giấy tờ trong hồ sơ phải chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự tại nước sở tại. Ở các nước này cũng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhiều trường hợp không làm việc hoặc làm việc giãn cách. Do đó, doanh nghiệp có được các loại giấy tờ này rất khó khăn.
Trong khi đó, pháp luật về dược không có quy định kéo dài hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Việc không được gia hạn giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, cùng với hiện trạng, nhiều nhà máy sản xuất thuốc bị ngừng trệ sản xuất do biện pháp phong tỏa, giãn cách, làm cho chuỗi cung ứng thuốc bị đứt gãy vì thiếu hụt nguồn thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Ngoài ra, theo các doanh nghiệp, trong bối cảnh dịch bệnh, pháp luật kinh doanh đang thiếu nhiều quy định liên quan. Chẳng hạn, pháp luật chưa quy định giải quyết cho trường hợp người lao động phải làm việc ở nhà. Bởi khi làm việc ở nhà cũng nảy sinh một số vấn đề liên quan đến chính sách cho người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động, giờ làm việc, hiệu suất làm việc; những thỏa thuận khác trong thỏa ước lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động…
Vì thế, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, các nhà làm chính sách cần xem xét lại và xây dựng pháp luật theo hướng: những vấn đề nào chỉ phù hợp trong thời kỳ dịch bệnh thì cần có cơ chế để điều chỉnh quy định trong khoảng thời gian này, những vấn đề nào cần phải điều chỉnh lại ngay cả khi mọi thứ quay trở lại bình thường thì phải sửa đổi bổ sung hoặc thay thế quy định.
Lo ngại tạo thêm gánh nặng chi phí
Cùng với những lo ngại về tình trạng pháp luật kinh doanh chưa theo kịp tình hình và diễn biến kinh tế, dịch bệnh, các doanh nghiệp vẫn còn lo ngại về các quy định pháp lý gây cản trở hoạt động kinh doanh.
Theo bà Trần Hoàng Yến, đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thời gian qua, nhiều nhà máy chế biến thủy sản kêu khó khi gặp vướng mắc sau thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành môi trường khi áp dụng quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 11-MT:2015/BTNMT về nước thải chế biến thủy sản. Các vi phạm chủ yếu ở các nội dung vượt ngưỡng chỉ tiêu phốt-pho (P), ni-tơ (N). Việc đặt ra hàng loạt quy chuẩn quá cao đang khiến các doanh nghiệp thủy sản khó đạt được, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nội địa mà cả vấn đề xuất khẩu của toàn ngành.
Bà Yến cho biết, hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có dự thảo mới sẽ thay thế cả cho QCVN 40 (nước thải công nghiệp) và QCVN 11 (nước thải chế biến thủy sản), đưa nước thải chế biến thủy sản vào chung QCVN nước thải công nghiệp. Các chỉ tiêu trong dự thảo này đang ngặt nghèo hơn QCVN 11-MT:2015 rất nhiều: Phospho chỉ từ 4-6mg/l, Nitơ chỉ từ 20-40 mg/l, Amoni chỉ từ 5-10 mg/l. Điều này đang thực sự gây ra quan ngại rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, bởi mức độ này vừa không phù hợp với thực tiễn, với đặc thù ngành hàng và đặc biệt không phù hợp với khả năng công nghệ xử lý nước thải hiện hành.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong bối cảnh hiện nay, điều đáng mừng là pháp luật kinh doanh đã có khả năng thích ứng tốt, có nhiều chính sách mới nhưng đây cũng là thời cơ để xem lại pháp luật kinh doanh đã ban hành, để thấy còn phù hợp hay không để rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho hợp lý. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luôn có khoảng cách giữa quy định với khả năng thực thi, giữa thời gian thực hiện và năng lực của người đứng ra thực hiện. Do đó, theo bà Phạm Chi Lan, các chính sách, các quy định về kinh doanh khi đưa ra cần thực hiện sớm và nhanh, phải có tính đồng bộ, khả năng tiên liệu cũng như trách nhiệm giải trình để nâng cao chất lượng thực thi.
Tin liên quan
Thiết lập các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp
16:10 | 12/09/2024 Hải quan
Hải quan TPHCM mong doanh nghiệp đồng hành thực hiện phương châm “5 cùng”
16:03 | 12/09/2024 Hải quan
Tuân thủ pháp luật về hải quan là ưu tiên trong hoạt động của doanh nghiệp
11:14 | 12/09/2024 Hải quan
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:44 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bổ sung điều kiện được miễn thuế trong dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi
08:15 | 11/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sử dụng tiền ký quỹ đối với hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào?
07:45 | 11/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng chế tài xử phạt để hạn chế vi phạm trong kiểm toán độc lập
00:00 | 10/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhà nước
08:38 | 09/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
09:41 | 08/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với phòng, chống buôn lậu, trốn thuế
16:41 | 06/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất bổ sung 2 chính sách cho Luật Dự trữ quốc gia
09:14 | 06/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vinamilk khẳng định thương hiệu sữa Việt trên thị trường quốc tế
09:10 | 05/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tranh thủ cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài từ sửa đổi Luật Kế toán
18:04 | 02/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024
08:12 | 02/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thống nhất thực hiện chính sách giảm thuế GTGT đối với mặt hàng ổ bi, gối đỡ
12:29 | 31/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách thuế đối với hàng xuất khẩu bị trả lại
12:25 | 31/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan và VASEP: Cốt lõi niềm tin trong thỏa thuận hợp tác
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics